Nhóm nghiên cứu trên – gồm các nhà khoa học Julie Wolf, Ghassem R. Asrar và Tristram O. West – mới đây đã công bố trên tạp chí Carbon Balance and Management một nghiên cứu gây chú ý về nguồn phát thải mêtan từ gia súc.
Phát thải mêtan từ gia súc cao bất ngờ
Nhóm nghiên cứu trên – gồm các nhà khoa học Julie Wolf, Ghassem R. Asrar và Tristram O. West – mới đây đã công bố trên tạp chí Carbon Balance and Management một nghiên cứu gây chú ý về nguồn phát thải mêtan từ gia súc.
“Chúng tôi cập nhật thông tin về gia súc, lợn theo khu vực, dựa trên những báo cáo gần đây về sự thay đổi thể trọng động vật, chất lượng và số lượng thức ăn, năng suất sữa cũng như việc quản lý động vật và phân chuồng. Sau đó, chúng tôi sử dụng thông tin cập nhật này để tính toán các yếu tố phát thải mêtan của gia súc” – Julie Wolf – nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ, tác giả chính của nghiên cứu – cho biết.
Nhóm nghiên cứu đã đưa ra những tính toán mới về lượng phát thải mêtan từ động vật và ảnh hưởng của chúng đối với sự nóng lên toàn cầu. Sau khi tính đến những thay đổi trong cách thức con người chăn nuôi gia súc, họ nhận thấy lượng phát thải khí mêtan từ vật nuôi trên toàn thế giới trong năm 2011 cao hơn 11% so với số liệu do Uỷ ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC) công bố trước đó.
Gia súc có thể tác động đến biến đổi khí hậu nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Ảnh: Luke
“Ở nhiều vùng, số lượng gia súc đang thay đổi. Nông dân nuôi chúng với số lượng lớn hơn, lượng thức ăn tiêu thụ cao hơn. Điều này cùng với những thay đổi trong quản lý gia súc có thể làm tăng phát thải khí mêtan” – Julie Wolf nói, đồng thời tuyên bố rằng những số liệu ước tính trước đó đã lỗi thời.
Khí mêtan và sự nóng lên toàn cầu
Có rất nhiều nguồn sinh ra khí mêtan. Ngoài các nguồn tự nhiên như đầm lầy hay các vùng đất ngập nước, phần lớn lượng khí mêtan còn lại – chiếm khoảng hai phần ba – được sinh ra từ hoạt động của con người, với 2 cách chủ yếu: Bị rò rỉ trong quá trình sản xuất và vận chuyển than đá, dầu mỏ; phát thải từ phản ứng “xì hơi” của các loài động vật nhai lại – như bò và cừu – cũng như sự phân hủy chất thải hữu cơ, đặc biệt là ở các bãi chôn lấp.
Khí mêtan – thành phần chính khi động vật “xì hơi”- là một sản phẩm phụ tự nhiên của quá trình tiêu hóa, được tạo ra khi vi khuẩn trong ruột động vật phân hủy và lên men thực phẩm. Chất này là một trong những loại khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính, tạo bẫy nhiệt trong không khí của Trái đất và góp phần làm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Theo IPCC, khí mêtan chiếm khoảng 16% lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu vào năm 2015, trong khi khí carbon dioxide (CO 2) – sản sinh chủ yếu từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch – chiếm hơn 3/4 lượng khí phát thải.
CO2 thường bị đổ lỗi cho sự ấm lên của Trái đất trong khi trên thực tế, khí mêtan thực sự hiệu quả hơn đến 85 lần trong việc tạo bẫy nhiệt. Với tư cách là khí nhà kính, mêtan có tác động nhiều hơn so với CO2. Chất này thu hút nhiều năng lượng bức xạ Mặt trời hơn dù tồn tại trong thời gian ngắn hơn trong khí quyển. Các nhà khoa học tính rằng trong khoảng thời gian 100 năm, tiềm năng gây nóng lên toàn cầu của nó lớn gấp 28 lần CO2.
“Khi chế độ ăn uống của chúng ta trở nên giàu thịt và giàu bơ hơn thì “chi phí khí hậu” ẩn trong thức ăn của chúng ta cũng có xu hướng tăng lên” – Giáo sư Dave Reay thuộc Đại học Edinburgh (Đức) nhận định sau khi biết được kết quả nghiên cứu trên các nhà khoa học Mỹ. “Việc bò thải ra một ít khí mêtan có thể không gây chú ý như là tuabin gió và tấm pin mặt trời, nhưng chúng cũng quan trọng cho việc giải quyết vấn đề thay đổi khí hậu”.
Trong khi đó, Giáo sư Piers Forster thuộc Đại học Leeds (Anh) – người không tham gia nghiên cứu – cho rằng nghiên cứu mới này đã làm “tăng ước tính lượng phát thải mêtan từ tất cả các nguồn liên quan đến con người lên khoảng 4%”. Sự gia tăng ô nhiễm khí mêtan có thể gây nguy hiểm cho mục tiêu hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức dưới 2 độ C – đã được ghi nhận trong Hiệp định khí hậu Paris 196. Đây là điều được một hiệp hội gồm 81 nhà khoa học cảnh báo vào tháng 12 năm ngoái.
“Mục tiêu này sẽ trở nên ngày càng khó đạt nếu vấn đề giảm phát thải khí mêtan không được giải quyết một cách mạnh mẽ và nhanh chóng” – các nhà khoa học viết trong một bức thư ngỏ.
Ngọc Hiển (Theo The Guardian, Straits Times)
Nguồn: khoahocphattrien
Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ lưu ý rằng lượng phát thải khí mêtan từ gia súc tăng mạnh nhất ở các khu vực đang phát triển nhanh chóng của châu Á, khu vực Mỹ Latinh và châu Phi. Ngược lại, mức tăng này giảm mạnh ở Mỹ và Canada. Ở châu Âu, lượng khí thải của khí đốt đã giảm. Theo nhóm nghiên cứu, sau khi tăng chậm ở giai đoạn từ năm 2000 đến 2006, nồng độ mêtan trong không khí đã tăng gấp 10 lần trong thập niên vừa qua.
- chăn nuôi gia súc li>
- biến đổi khí hậu li>
- chất thải trong chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất