Theo Tổng cục Thống kê, giá thịt lợn đã tăng 4,29% trong tháng 7 so với tháng trước, làm tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) thêm 0,15 điểm phần trăm.
- Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá thịt lợn
- Giá thịt heo tăng nhanh gây áp lực lạm phát ở Trung Quốc
- FAO: Chỉ số giá thịt thế giới tháng 3/2022 đạt mức cao kỷ lục
Giá thịt lợn tăng cao trong tháng 7
Trong tháng 7, 10/11 nhóm mặt hàng tính CPI tăng giá, chỉ trừ nhóm giao thông giảm giá do tác động của các đợt điều chỉnh giảm mạnh giá xăng dầu.
Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,37% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,46 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,31%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 1,6%, tác động tăng 0,34 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,28%, tác động tăng 0,11 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm lương thực tháng 7/2022 tăng 0,31% so với tháng trước, trong đó chỉ số giá nhóm gạo tăng 0,24% (Gạo tẻ ngon giảm 0,14%; gạo tẻ thường tăng 0,34%). Nguồn cung gạo trong nước dồi dào do các địa phương đã thu hoạch xong vụ lúa hè thu. Giá gạo tăng theo giá gạo xuất khẩu và giá vật tư phân bón, nguyên liệu đầu vào sản xuất ở mức cao.
Trong tháng, giá gạo tẻ thường dao động từ 12.200-15.000 đồng/kg (tăng từ 150-250 đồng/kg so với tháng trước); giá gạo Bắc Hương từ 18.000-21.000 đồng/kg; giá gạo tẻ ngon Nàng Thơm chợ Đào từ 19.000-21.000 đồng/kg; giá gạo nếp từ 25.000-35.500 đồng/kg.
Bên cạnh đó, giá nguyên liệu đầu vào, giá cước vận chuyển tăng tác động đến giá các mặt hàng lương thực chế biến khác như giá bánh mì tăng 0,96%; mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,9%; bột mỳ tăng 0,67%; miến tăng 0,45%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,43%.
Với nhóm thực phẩm, CPI tăng 1,6% so với tháng trước. Trong đó, riêng giá thịt lợn tăng 4,29% so với tháng trước do giá thức ăn chăn nuôi tăng cao, làm CPI chung tăng 0,15 điểm phần trăm.
Tính đến ngày 25/7/2022, giá thịt lợn hơi cả nước dao động khoảng 65.000-72.000 đồng/kg, tăng 3.000-10.000 đồng/kg so với tháng trước. Theo đó, giá thịt chế biến tăng 1,73% so với tháng trước, trong đó thịt quay, giò chả tăng 1,81%; thịt hộp tăng 1,02%; thịt chế biến khác tăng 0,49%.
Ngoài ra, do giá thức ăn chăn nuôi, giá vận chuyển tăng làm cho giá thịt gia cầm, thủy hải sản tươi sống, dầu mỡ ăn và chất béo, giá rau tươi, khô và chế biến đều tăng lên.
Trong tháng, các nhóm hàng đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giày dép; nhà ở và vật liệu xây dựng; Thiết bị và đồ dùng gia đình; Văn hóa, giải trí và du lịch; và nhóm hàng hóa khác đều tăng giá.
Duy nhất chỉ có nhóm giao thông giảm giá 2,85%do các đợt điều chỉnh giá xăng dầu trong nước vào ngày 01/7/2022, 11/7/2022 và 21/7/2022 làm cho giá xăng giảm 8,68% so với tháng trước; giá dầu diezen giảm 4,03%.
Tuy vậy, cơ quan thống kê cho biết, trong tháng 7, giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 2,16% so với tháng trước do đang mùa cao điểm du lịch.
Trong đó, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 2,64%; đường bộ tăng 2,73%; taxi tăng 1,22%; đường sắt tăng 0,32%; xe buýt tăng 2,29%; Giá xe máy, xe đạp, xe ô tô mới tăng lần lượt là 0,98%, 0,47% và 0,36% do thiếu nguồn cung linh kiện, phụ tùng chủ yếu từ Trung Quốc.
So với tháng trước, CPI tháng 7 tăng 0,4%. Còn so với tháng 12/2021, CPI tháng 7 tăng 3,59% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,14%. Bình quân 7 tháng năm 2022, CPI tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,44%.
Tại cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành bàn về những giải pháp, đối sách phù hợp cả trước mắt và lâu dài để tiếp tục kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hộI diễn ra sáng 28-7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vừa qua giá xăng, dầu đã giảm.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, cơ quan chức năng rà soát, có chính sách, giải pháp phù hợp để giảm giá các hàng hóa, dịch vụ liên quan, góp phần giảm sức ép lạm phát.
Nguồn: Báo An ninh Thủ đô
- Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay các biện pháp bình ổn giá thịt lợn
- Giá thịt heo tăng nhanh gây áp lực lạm phát ở Trung Quốc
- FAO: Chỉ số giá thịt thế giới tháng 3/2022 đạt mức cao kỷ lục
- giá thịt lợn tăng li> ul>
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất