Việc hỗ trợ cho ngành chăn nuôi sẽ tập trung vào việc phân tích và nắm bắt tín hiệu thị trường, tăng cường liên kết chuỗi chứ không can thiệp bằng biện pháp cơ học, Chính phủ sẽ không làm thay mà sẽ hướng tới các biện pháp căn cơ hơn.
Ông Lê Mạnh Hà – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chia sẻ, với bất kỳ mặt hàng nào của thị trường cũng không nên dùng các biện pháp hành chính mà nên quản lý thị trường bằng các công cụ của thị trường.
“Không riêng với trường hợp rớt giá thịt lợn, “được mùa – mất giá” là một tồn tại, khó khăn của thực tế, là quy luật cung – cầu của thị trường. Khi mà cung nhiều thì giá xuống, đó là bài học kinh tế rất bình thường, không phải là cái xấu”- Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định.
Theo ông Hà nếu muốn giảm được tình trạng mất cân bằng dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực chỉ có cách làm sao để cơ chế thị trường vận hành tốt nhất. Khi các doanh nghiệp đánh giá đúng tín hiệu thị trường cùng với những chính sách cụ thể của Nhà nước sẽ tránh được biến động thị trường, hoạt động sẽ đi vào quỹ đạo bình thường và phát triển tốt.
Trường hợp cụ thể với thịt lợn năm nay, tác động bất thường từ thị trường Trung Quốc mà cụ thể là việc xuất khẩu tiểu ngạch giảm 90% đã dẫn tới mất cân bằng cung- cầu ngành chăn nuôi lợn.
“Tiến tới chúng ta phải có các biện pháp dài hơi, lâu dài, không thể bằng các biện pháp hành chính hoặc tác động bằng một cách rất cơ học để “giải cứu” được” – ông Hà nhấn mạnh.
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cho biết thêm, trong quá trình thảo luận của Hội nghị Thủ tướng với Doanh nghiệp năm 2017 tới đây, có thể vấn đề “giải cứu” nông sản, thịt lợn sẽ được đưa ra và các Bộ, ngành sẽ cùng thảo luận giải đáp.
Đồng quan điểm như trên, ông Hồ Sỹ Hùng- Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vẫn phải có các giải pháp ngắn hạn để hỗ trợ ngành chăn nuôi, còn các giải pháp căn cơ mới là mấu chốt.
“Chúng tôi khẳng định nguyên tắc là tất cả các hoạt động thúc đẩy, hỗ trợ thị trường thông qua hình thức đấu thầu chứ không để các cơ quan Nhà nước thực hiện điều này”- ông Hồ Sỹ Hùng.
Theo đại diện Bộ KH-ĐT, chúng ta trong quá trình triển khai đúng cái quy định của thị trường, từ đó phát triển dịch vụ kinh doanh. Đó mới là biện pháp căn cơ để hỗ trợ lại các ngành như ngành chăn nuôi.
Cái căn cơ hơn, lâu dài hơn mà ông Hùng nói tới là yêu cầu người đầu tư, kinh doanh phải dựa trên tín hiệu thị trường để tự đưa ra quyết định kinh doanh, quyết định đầu tư chứ không đưa ra những con số, hạn chế hoặc quy hoạch các ngành, chỉ đưa ra thông tin chỉ dẫn để các nhà kinh doanh tự quyết định.
Cùng khẳng định câu chuyện “được mùa – mất giá” là câu chuyện của nền kinh tế thị trường ở mọi nước trên thế giới, không riêng Việt Nam TS Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI khẳng định: Để giải quyết vấn đề này Chính phủ sẽ không làm thay mà sẽ hướng tới các biện pháp căn cơ.
Đưa ra kiến nghị để giải quyết tình trạng này, Chủ tịch VCCI cho rằng cần sự chung tay của hai chủ thể quan trọng là các Hiệp hội doanh nghiệp và các doanh nghiệp lớn.
“Chăn nuôi hay các sản phẩm chăn nuôi của chúng ta hiện nay còn manh mún, chưa liên kết thành chuỗi, không liên kết các doanh nghiệp lớn, không liên kết trong phạm vi các Hiệp hội, các hộ dân đang sản xuất theo phong trào” – TS Vũ Tiến Lộc chia sẻ.
Bởi theo TS Vũ Tiến Lộc, nếu có sự phối hợp của Hiệp hội chăn nuôi hay các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp có thể gắn kết được các hộ nông dân lại và có thể có thông tin định hướng, biện pháp phối hợp và thành lập các quỹ dự trữ, Chính phủ có thể đóng góp một phần hỗ trợ.
Trong trường hợp cung-cầu mất cân đối như vậy thì tung quỹ dự trữ ra mua thịt vào, phải xây dựng hệ thống kho bảo quản lạnh để đưa vào giết mổ, rồi cho vào bảo quản lạnh rồi tung ra thị trường vào thời điểm khác.
“Quỹ dự trữ và hệ thống dự trữ từng ngành rất quan trọng và người điều hành không phải là Chính phủ mà dứt khoát là Hiệp hội, các doanh nghiệp lớn. Cho nên, việc liên kết các doanh nghiệp lớn, DNVVN theo chuỗi và phát huy vai trò của các Hiệp hội trong việc liên kết các nhà sản xuất nhỏ lẻ để đưa cho họ dự báo, định hướng, phối hợp họ và hỗ trợ bằng quỹ dự trữ hoặc cách tiêu thụ khác, đây sẽ là cách để giải quyết được” – Chủ tịch VCCI nói.
Thy Hằng
Nguồn: Diễn đàn doanh nghiệp
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- cách chăn nuôi li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- giá heo hơi li>
- giá lợn hơi li>
- giải cứu heo li>
- thực phẩm sạch li>
- nhà chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất