[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Viêm tử cung là bệnh khá phổ biến trên thú nuôi sinh sản, đặc biệt bệnh thường xảy ra trên bò sữa. Bò sữa bị viêm tử cung sau khi sinh gây thiệt hại rất lớn về kinh tế vì sản lượng sữa giảm và chất lượng sữa không đạt nên có nguy cơ phải loại thải sớm.
Triệu chứng bệnh Viêm tử cung trên bò
Bò bị bệnh này có tử cung sưng to bất thường và nhiều dịch tiết ra màu nâu đỏ trong vòng 21 ngày (thông thường 10 ngày) sau sinh. Xuất hiện các dấu hiệu thân nhiệt sốt cao từ 39,5˚C trở lên, kém ăn và giảm sản lượng sữa.
Viêm tử cung gây ra các tổn thương trong nội mạc tử cung, phá vỡ chức năng nội mạc tử cung và làm suy giảm sự phát triển của phôi. Bệnh viêm tử cung làm giảm hormone hoàng thể, kích thước, sự phát triển của nang trứng chiếm ưu thế và khả năng tiết estradiol của nang. Do đó ảnh hưởng đến khả năng phóng noãn. Sau khi rụng trứng, bò bị viêm tử cung có giai đoạn hoàng thể kéo dài, có thể làm giảm khả năng thụ tinh và tỉ lệ thụ thai.
Tác nhân gây viêm tử cung trên bò
Bò cái sinh sản bị bệnh viêm tử cung do nhiều nguyên nhân, như sinh non, sinh khó, sinh đôi, thai chết lưu, phá thai, sa tử cung, sót nhau, nhiễm Ketosis và hạ canxi huyết… Có 04 loại vi khuẩn thường gây bệnh viêm tử cung là Escherichia coli (E. coli), Trueperella pyogenes (T. pyogenes), Fusobacterium seprophorum (F. eprophorum) và Prevotella melaninogenica (P. melaninogenica). Trên thực tế, E. Coli làm tăng tính nhạy cảm của nội mạc tử cung.
Nhằm đảm bảo sức khỏe động vật và mang lại tính hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, công ty TNHH SX-TM MEBIPHA đã nghiên cứu và sản xuất thành công chế phẩm KETOCEF LA. Chế phẩm độc đáo 2 trong 1 này có chứa Ceftiofur HCl sterile và Ketoprofen, được bào chế trong dung môi đặc biệt giúp hoạt chất thuốc được phóng thích dần dần và duy trì nồng độ tác dụng trong máu kéo dài suốt 72 giờ với 01 lần tiêm. Nhờ đó, nhà chăn nuôi giảm số lần tiêm thuốc, bò không bị stress do bị tiêm chích nhiều lần và hiệu quả điều trị gia tăng hơn rõ rệt.
Ceftiofur HCl sterile là một Cephalosporin thế hệ thứ ba phổ rộng, chống lại nhiều loại vi khuẩn gram âm và gram dương bao gồm nhiều loại sản xuất β-lactamase. Hoạt tính kháng khuẩn của Ceftiofur là kết quả của việc ức chế tổng hợp mucopeptide trong thành tế bào vi khuẩn tương tự như các cephalosporin khác. Ceftiofur thường không thể phát hiện được trong huyết tương vì nó được chuyển hóa nhanh chóng thành desfuroyceftiofur (DFC) và acid furoic trong cơ thể sau khi tiêm. DFC tự do (chứa vòng β-lactam) là chất chuyển hóa có hoạt tính của Ceftiofur.
Các tác nhân gây bệnh viêm tử cung rất đa dạng và phức tạp, cho nên các kháng sinh có hoạt tính phổ rộng thường được khuyến nghị trong các phác đồ điều trị bệnh này. Do Ceftiofur an toàn tuyệt đối và thời gian ngưng dùng thuốc là 0 ngày đối với thú lấy sữa. Vì vậy, kháng sinh này thường được khuyến nghị dùng trong phác đồ điều trị viêm tử cung trên bò sữa. Điều này mang lại lợi ích kinh tế rất lớn cho người chăn nuôi, vì nếu dùng các loại kháng sinh khác để chữa bệnh viêm tử cung trên bò sữa thì phải hủy các lô sữa được khai thác trong thời gian bò được điều trị.
Ketoprofen là một dẫn xuất của acid propionic, thuộc nhóm thuốc kháng viêm không có cấu trúc steroid trong phân tử thuốc (non-steroid). Đây được xem là giải pháp hỗ trợ điều trị viêm tử cung hiệu quả tốt. Thuốc kháng viêm có tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt và chống nội độc tố. Ketoprofen là một nonsteroid có thời gian ngưng sử dụng thuốc đối với thú lấy sữa là 0 ngày. Ở châu Âu, Ketoprofen được chấp thuận để sử dụng cho bò sữa đang cho con bú.
Hiện nay các phương pháp điều trị bệnh viêm tử cung được khuyến nghị chủ yếu sử dụng kháng sinh toàn thân, đặc biệt là sự kết hợp nhóm Cephalosporin và thuốc kháng viêm. Giải pháp được đánh giá hiệu quả tối ưu là tiêm thuốc ngay sau khi bò đẻ sẽ làm giảm số trường hợp bò viêm tử cung.
Theo một số nghiên cứu, bò sữa được điều trị bằng kháng viêm kết hợp với kháng sinh đã cho hiệu quả giảm sốt, cải thiện lâm sàng, tử cung phục hồi nhanh hơn, động dục sớm hơn với những bò chỉ được điều trị bằng kháng sinh. Đặc biệt khi kết hợp Ketoprofen với kháng sinh Ceftiofur để chữa bệnh viêm tử cung bò sữa, kết quả ghi nhận triệu chứng lâm sàng sẽ khỏi nhanh hơn so với khi chữa bằng kháng sinh đơn lẻ.
KETOCEF LA được Mebipha khuyến nghị để điều trị dứt điểm bệnh viêm tử cung trên bò sữa, thú sinh sản khác và các bệnh như viêm màng phổi, viêm phổi cấp tính.v.v. Tùy theo tình trạng bệnh mà thuốc KETOCEF LA sẽ được cân nhắc liều dùng phù hợp theo chỉ định của cán bộ thú y.
Tham khảo thêm tại www.mebipha.com và hotline 0948810808
Bộ phận nghiên cứu phát triển
Công ty TNHH SX TM Mebipha
- KETOCEF LA li>
- Ceftiofur HCl sterile và Ketoprofen li>
- Ceftiofur HCl sterile li>
- Ketoprofen li>
- bò sữa li>
- bệnh viêm tử cung bò sữa li> ul>
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất