[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Các bệnh hô hấp như Cúm, Viêm phế quản truyền nhiễm, Newcastle…ngày càng có nhiều biến chủng gây thiệt hại nặng về kinh tế cho ngành chăn nuôi gia cầm. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện tốt an toàn sinh học, quản lý và nuôi dưỡng, thì sử dụng vắc xin là cách hiệu quả để bảo vệ vật nuôi. Kemin Biologies với lợi thế công nghệ vượt trội đã liên tục nghiên cứu và cập nhật các vắc xin chứa các chủng vi rút phù hợp với chủng thực địa, tạo phản ứng miễn dịch nhanh, bảo hộ rộng, giảm tỷ lệ chết và cải thiện năng suất của đàn gia cầm.
Đó là thông tin được chia sẻ tại chương trình ra mắt giải pháp kiểm soát bệnh hô hấp từ Kemin Biologics do Công ty MEVAC và Công ty TNHH Thuốc Thú y Đông Phương tổ chức ngày 21/10/2022, tại Hà Nội.
Theo đó, chương trình đã cung cấp nhiều thông tin chuyên sâu về các bệnh hô hấp trên gia cầm, cũng như ra mắt bộ sản phẩm vắc xin phòng các bệnh hô hấp cho gia cầm bao gồm: KEMIN MEFLUVAC H9-16, MEFLUVAC ™ H9ND-16, MEFLUVAC H9 + ND7 0.3, MEVAC IB VAR2, MEVAC™ELI-VAR2 đến đông đảo khách mời.
Hội thảo có sự giam gia của đại diện lãnh đạo Công ty TNHH Thú y Đông Phương (bà Nguyễn Mai Tố Uyên – Giám đốc, ông Phạm Hữu Nhơn – Giám đốc Kỹ thuật), Công ty MEVAC, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Hiệp hội Chăn nuôi Gia cầm Việt Nam, Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh; cùng các doanh nghiệp và nhiều trang trại chăn nuôi gia cầm tại miền Bắc.
Ông Nguyễn Hữu Nhơn – Giám đốc Kỹ thuật Công ty TNHH Thú y Đông Phương (bên phải, ngoài cùng) chụp ảnh lưu niệm với khách mời
Cúm H9N2 và IB: Hai căn bệnh gây thiệt hại nặng trên gia cầm
ThS Nguyễn Thị Thu Năm, Giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Tại hội thảo, ThS Nguyễn Thị Thu Năm, Giảng viên Khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã có 02 bài trình bày về các chủ đề: Cúm H9N2 và viêm phế quản truyền nhiễm trên gà và bệnh phế quản truyền nhiễm (IB).
Trong bài trình bày “Cúm H9N2 và viêm phế quản truyền nhiễm trên gà”, ThS Thu Năm cho biết, tại Việt Nam đã phát hiện bệnh cúm H9N2. Cụ thể, khi nhiễm bệnh này trừ quạ; gà đẻ, gà thịt, chim sẻ, gà rừng, chim cút đều có triệu chứng lâm sàng như: ủ rũ, hắt hơi, thở có âm rale, chảy nước mắt, mũi, viêm kết mạc mắt, sưng đầu, xù lông, mệt mỏi. Cút có biểu hiện hầu hết các triệu chứng bệnh. Tất cả các loài thí nghiệm đều bài thải virus qua đường miệng và hậu môn. Cút có mức độ bài thải virus cao nhất, quạ được gây bệnh trực tiếp bài thải virus ở mức độ rất thấp.
Thí nghiệm gây bệnh cho gà sau đó cho chim sẻ tiếp xúc và ngược lại, cho thấy có sự lây truyền virus H9N2 qua lại ở trên hai loài này. Chim sẻ là loài có nguy cơ cao trong việc lây truyền virus H9N2. Cơ quan đích của H9N2 là tế bào biểu mô và mô lympho của đường hô hấp (Palya, 2017), làm tăng mẫn cảm của vật chủ với các mầm bệnh hô hấp khác như: NDV, IBV, E.coli, MG, ORT…
Khi vi rút H9N2 nhân lên trên lớp tế bào biểu mô của đường sinh sản làm giảm sản lượng và chất lượng trứng. Nếu không có phụ nhiễm, bệnh có thể hồi phục và không có triệu chứng lâm sàng (gà thịt 2-3%); nếu có các yếu tố phụ nhiễm gây ảnh hưởng xấu, tăng tỷ lệ chết và loại thải (gà thịt có thể đến 50%).
Bệnh tích của cúm H9N2 đó là viêm nhày, sung huyết khí quản và phổi, có thể có phù phổi; xuất huyết điểm trên tim, mô liên kết; viêm, xuất huyết buồng trứng, ống dẫn trứng; thận sưng, tích urate; viêm nhẹ tuỵ tạng.
Cúm gia cầm độc lực thấp H9N2 hiện diện phổ biến trên thế giới, đồng nhiễm với các mầm bệnh khác như IBV, MG, E.Coli, ORT… làm bệnh nặng hơn, tỷ lệ chết cao hơn, ảnh hưởng năng suất và hiệu quả kinh tế. Vì vậy, theo ThS Thu Năm, biện pháp là sử dụng an toàn sinh học, giúp cho gà khoẻ để chống chọi lại mầm bệnh và sử dụng vắc xin để phòng bệnh.
Chủ đề trình bày của ThS Thu Năm nhận được sự quan tâm của đông đảo khách mời
Tiếp theo ThS Thu Năm cũng có bài trình bày về bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (IB). Theo đó, đây là đặc biệt là bệnh gây truyền nhiễm cấp tính, lây lan nhanh, gây: rối loạn nghiêm trọng đường hô hấp; viêm thận; giảm sản lượng và chất lượng trứng.
Đặc điểm của virus IB là bị bất hoạt ở 56ºC/15 phút, 45ºC/90 phút; sống sót ngoài chuồng nuôi vào mùa xuân 12 ngày, mùa đông 56 ngày; tại pH=3/nhiệt độ phòng/ 4 giờ giảm 1-2 log 1 số chủng IBV có thể sống sót ở 20%/4ºC/18 giờ; mất tính gây nhiễm ở chloroform 50% ở 4°C trong 18 giờ. Cùng với đó, virus này cũng nhạy cảm với các thuốc sát trùng như: propiolactone 0,05-0,1%, formalin 0,1%…
Triệu chứng của bệnh IB đó là thời gian nung bệnh ngắn 24–48 giờ; gây bệnh qua đường khí quản: 18 giờ, nhỏ mắt: 36 giờ; virus tồn tại trong cơ thể và có thể phục hồi sau 2–7tháng (Alexander, 1978; Chong, 1982; Naqi, 2003); tế bào T suy giảm chức năng, bệnh sẽ tái phát (Bhattacharjee, 1995; Dhinaker Raj, 1997) hoặc gây ngừng đẻ (Jones, 1987).
Trên gà đẻ, gà sẽ giảm đẻ có thể có triệu chứng hô hấp. Nhiều đàn giảm đẻ rất sâu có thể đến 70%, vỏ trứng mỏng mất màu (Box, 1985) phụ thuộc vào chủng virus, mức miễn dịch và thời gian nhiễm (Van Eck, 1983), đồng nhiễm EDS, Adenovirus (Van Eck, 1983). Chủng D388 phân lập từ gà giống 19 ngày tuổi có biểu hiện hô hấp và viêm thận, sau đó tỷ lệ đẻ đỉnh chỉ khoảng 36%.
Gây bệnh cho gà 1 ngày tuổi sẽ làm chết 30% do viêm thận. Số còn lại: 81% làm nang nước hóa buồng trứng và teo ống dẫn trứng (Wit, 2011). Đồng nhiễm Mycoplasma synoviae làm tăng tỷ lệ vỏ trứng bất thường (Feberwee, 2009). Mức độ nhẹ phục hồi trong 1-2 tuần và mức độ nặng đó là phục hồi trong 6–8 tuần, có thể không hoàn toàn.
ThS Thu Năm khẳng định, đây là bệnh đa dạng chủng, lây lan nhanh; biểu hiện lâm sàng đa mức độ, đa cơ quan. Vì vậy, người chăn nuôi phải thực hiện an toàn sinh học, quản lý và nuôi dưỡng tốt; sử dụng vắc xin theo dịch tễ (chủng lưu hành, kết hợp vắc xin và thời điểm chủng phù hợp).
Giải pháp từ Kemin Biologics
PGS.TS Wael Elfeil – Giám đốc kĩ thuật Công ty MEVAC trình bày về các giải pháp vắc xin của Kemin Biologics
Cũng tại buổi hội thảo, PGS.TS Wael Elfeil – Giám đốc kĩ thuật Công ty MEVAC đã có hai bài trình bày về giải pháp chủ động phòng bệnh hô hấp từ Kemin Biologics.
Theo đó, Kemin Biologics đã ra mắt các dòng sản phẩm vắc xin phòng bệnh IB và các bệnh Cúm.
MEVAC IB VAR2: Bảo hộ gà tốt hơn trước bệnh viêm phế quản truyền nhiễm -IB biến chủng VAR 2
Cụ thể, với vắc xin MEVAC IB VAR2, PGS.TS Wael Elfeil khẳng định là một trong những vắc xin đầu tiên bảo hộ gà tốt hơn trước bệnh viêm phế quản truyền nhiễm -IB biến chủng VAR 2. Đây là vắc xin sống nhược độc, sẽ làm giảm thiểu sự phát tán virus và các dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm phế quản truyền nhiễm – IB chủng thực địa lưu hành ở Trung Đông, Đông Nam Á và châu Phi nhằm giúp nâng cao nâng suất và sức khỏe đàn gia cầm. Dòng vắc xin này đáp ứng miễn dịch nhanh để bảo hộ tối đa và phòng tránh nhiễm sớm cũng như các tác động tiêu cực của bệnh IB đối với đàn gia cầm.
Cùng với đó, MEVAC IB VAR2 an toàn sử dụng khi khi gà con một ngày tuổi, gà đẻ và gà giống và dễ dàng sử dụng với đa dạng phương pháp chủng ngừa như phun sương, nhỏ mắt hoặc pha nước uống. Đây cũng là dòng vắc xin hoàn toàn tương thích với các vắc xin sống và bất hoạt khác phòng bệnh Newcastle.
Thử nghiệm thực địa ở Ai Cập đã chứng minh độ an toàn và hiệu quả của vắc xin MEVAC IB VAR2 trên gà thịt thương phẩm từ một ngày tuổi ở những khu vực có sự lưu hành bệnh IB cao. Sự kết hợp giữa MEVAC IB VAR2 và vắc xin IB chủng cổ điển tạo ra phản ứng miễn dịch bảo hộ rộng, bao gồm biến chủng QX, giảm tỷ lệ chết và cải thiện năng suất của đàn gia cầm. Sản phẩm được trao giải “ Giải thưởng Đổi mới Công nghiệp – 2019” từ Bộ Thương mại và Công nghiệp Ai Cập khi hợp tác với Quỹ Hợp tác quốc tế Đức.
MEFLUVAC ™ H9ND-16: Hiệu quả đã được chứng minh trong các điều kiện áp lực thực tế từ môi trường
PGS.TS Wael Elfeil chia sẻ, việc nhiễm virus cúm gia cầm độc lực thấp H9N2 vẫn còn phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á, Trung Đông và châu Phi. Bệnh này gây thiệt hại kinh tế cao ở cả gà đẻ và gà giống do làm giảm sản lượng trứng.
Virus H9N2 cũng có thể gây ra tổn thất nghiêm trọng trên gà thịt khi đồng nhiễm với các mầm bệnh khác như virus gây bệnh Newcastle (NDV). Và bệnh Newcastle (ND) là một vấn đề trên toàn thế giới, không chỉ có tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 100% mà còn làm giảm khả năng tăng trọng và tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn, đồng thời giảm sản lượng trứng, giảm khả năng sinh sản và tỷ lệ ấp mở thấp.
MEFLUVAC ™ H9ND-16 của Kemin Biologis là sản phẩm chứa hàm lượng kháng nguyên cao, sẽ tạo đáp ứng miễn dịch nhanh, cao hơn đáng kể so với so với các nhóm sản phẩm tương tự. Khi chủng ngừa vắc xin này cho gà 7 ngày tuổi sẽ cho đáp ứng miễn dịch cao hơn so khi chủng ngừa cùng loại vắc xin lúc 1 ngày tuổi.
MEFLUVAC ™ H9ND-16 có ưu điểm vượt trội đó là liên tục nghiên cứu và cập nhật các chủng cúm phù hợp, độ tương đồng cao so với các chủng thực địa từ môi trường; hiệu quả đã được chứng minh trong các điều kiện áp lực thực tế từ môi trường; chứa hàm lượng kháng nguyên cao và giúp giảm đáng kể sự bài thải virus.
MEVAC™Eli-Var2: Bảo vệ kép vượt trội
Tiếp theo, PGS.TS Wael Elfeil cũng chia sẻ về vắc xin MEVAC™Eli-Var2, một vắc xin sống nhược độc, có sự kết hợp được cải tiến từ virus Newcastle chủng độc lực thấp (ME/NDV2,VG/GA) và virus gây bệnh viêm phế quản truyền nhiễm – IB biến chủng – variant 2 (Eg/1212B).
MEVAC™Eli-Var2 giúp bảo vệ kép vượt trội giúp đàn gà tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh Newcastle và bệnh viêm phế quản truyền nhiễm – IB biến chủng Variant 2. Vắc xin này có tính an toàn và khả năng tương thích giữa các chủng virus Newcastle (ME/NDV2) và virus viêm phế quản truyền nhiễm – IB variant 2 (EG/1212B) đã được chứng minh.
MEVAC™Eli-Var2 tạo phản ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu đối với virus ND và IB biến chủng một cách nhanh chóng thông qua cơ chế nhân lên đồng thời trên đường hô hấp, tiêu hóa và thận. Đặc biệt, loại vắc xin này an toàn và tiện lợi khi sử dụng cho gà tại trạm ấp và tại trại, với chương trình đơn giản với đa dạng phương pháp chủng ngừa như nhỏ mắt, phun sương hoặc pha nước uống.
TS Nguyễn Xuân Dương – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam phát biểu tại Gala diner trong khuôn khổ hội thảo
Mefluvac™H5 Plus 8: Chứa hàm lượng kháng nguyên cao
Cũng theo PGS.TS Wael Elfeil, Cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) là bệnh toàn thân, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên gia cầm, dễ lây lan và dẫn đến tử vong cao. Bệnh gây ra bởi một số phân nhóm H5 và H7 của virus cúm A, họ Orthomyxoviriade.
Virus cúm gia cầm độc lực cao có thể gây chết lên đến 90-100% đàn và lây lan nhanh chóng nhanh chóng tạo thành dịch bệnh hủy hoại nghành gia cầm công nghiệp và dẫn đến thiệt hại kinh tế trầm trọng. Vì vậy, dòng vắc xin Mefluvac™H5 Plus 8 có ưu điểm nổi trội đó là: Liên tục nghiên cứu và cập nhật các chủng cúm phù hợp (bao gồm H5N1 và H5N8); độ tương đồng cao so với các chủng thực địa từ môi trường; độ bảo hộ rộng, ngay cả bảo hộ chéo đối với H5N6. Hiệu quả của Mefluvac™H5 Plus 8 đã được chứng minh trong các điều kiện áp lực thực tế từ môi trường. Ngoài ra, vắc xin Mefluvac™H5 Plus 8 cũng chứa hàm lượng kháng nguyên cao, phù hợp với cả gà thịt, gà đẻ và gà giống.
HÀ NGÂN
Quý độc giả có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin, vui lòng liên hệ với nhà phân phối của Kemin Biologics là:
CÔNG TY TNHH THÚ Y ĐÔNG PHƯƠNG
Địa chỉ: 7 – 9 Đường số 7, khu phố 4, phường An Phú, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0286 6 850 901
VĂN PHÒNG MIỀN BẮC
Địa chỉ: 57 Thủy Nguyên, khu đô thị EcoPark, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên
Hotline: 0221 6 503 555
EMAIL: [email protected]
Websites: eastvet.vn
- kemin li>
- Đông Phương li>
- Thuốc thú y Đông Phương li>
- IB li>
- hô hấp li>
- cúm gia cầm độc lực cao li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất