Đã đến lúc phải điều chỉnh lại việc nuôi và phát triển bò sữa ở TPHCM nói riêng và cả nước nói chung, không còn có thể phát triển tự phát khi vì sự cạnh tranh với sữa ngoại, doanh nghiệp thu mua đã điều chỉnh các quy định ngày càng khắt khe, cả về chất lượng sữa và số lượng con/hộ.
Mạnh dạn loại thải bò sữa dưới 15kg/con/ngày
Vinamilk, doanh nghiệp gắn bó với quá trình hình thành và phát triển mô hình đàn bò sữa nông hộ ở TPHCM mấy chục năm qua, từ đầu năm nay đã siết chặt chỉ tiêu về chất lượng sữa khi mua, đã khiến nhiều hộ nuôi gặp khó vì bị cắt hợp đồng khi vi phạm quy định, không đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm sữa tươi (thay vì cảnh báo và nương nhẹ như những năm trước). Nhưng Vinamilk còn cho biết trước, từ năm 2017 sẽ chỉ ký lại hợp đồng với những hộ nuôi có từ 5 con bò sữa trở lên và năm 2018 phải từ 8 con trở lên, quy định này đã khiến người nuôi là các nông hộ nhỏ lẻ đứng ngồi không yên khi con bò sữa gắn liền đến cuộc sống của cả gia đình.
Nuôi bò sữa nông hộ ở huyện Củ Chi
Vì vậy, ngành nông nghiệp TP đang ráo riết tìm các giải pháp tháo gỡ cho người chăn nuôi bò sữa. Củ Chi là huyện chịu nhiều tác động và sức ép nhất vì là địa phương có đàn bò sữa nhiều nhất ở TPHCM. Trong số hơn 147.000 con bò sữa ở TP, Củ Chi chiếm trên 70.000 con; số hộ nuôi cũng nhiều nhất, cho nên số hộ nuôi dưới 5 con cũng nhiều nhất. Theo ông Huỳnh Tấn Phát, Phó chi cục trưởng Chi cục Thú y TP, đơn vị này đang khảo sát nắm chắc số hộ cụ thể từng địa phương để cùng với các bộ phận khác của ngành nông nghiệp đưa ra những giải pháp kịp thời, định hướng giúp bà con trong bối cảnh cấp bách hiện nay. Trong số 8.700 hộ nuôi bò sữa có khá nhiều hộ nuôi dưới 5 con, nên giải pháp đưa ra là nếu vẫn muốn tiếp tục nuôi thì vận động bà con vào các tổ, nhóm hợp tác để có người đại diện đứng ra ký hợp đồng với Vinamilk, cũng như hỗ trợ nhau trong việc chăm sóc để đảm bảo chất lượng sữa tươi khi bán. Bởi nếu một hộ vi phạm sẽ ảnh hưởng đến các hộ khác. Bên cạnh đó, ngành khuyến nông, thú y hỗ trợ chuyên môn như cải tạo chuồng trại thoáng mát, sử dụng thức ăn hỗn hợp TMR để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và từng bước nâng chất cũng như năng suất đàn bò sữa hiện nay. Do chủ trương thắt chặt việc ký hợp đồng của các công ty sữa, giá bò sữa giống đã từ 35 – 40 triệu đồng/con trước đây giảm xuống còn hơn 20 triệu đồng/con, nên đây là thời điểm mạnh dạn loại thải những con bò sữa không còn đáp ứng các yêu cầu như phối giống nhiều lần không đậu, năng suất 15kg/con/ngày trở xuống.
Vì vậy, thời gian tới sẽ có 2 chương trình phát triển đàn bò khác nhau ở TPHCM: Loại thải dần những con bò sữa không hoặc kém hiệu quả, từng bước giảm đàn bò sữa hiện nay trên 147.000 con xuống còn khoảng 100.000 con trong những năm tới.
Chuyển sang bò thịt
Cùng với việc loại thải những con bò sữa kém hiệu quả, nông dân nên đồng thời chuyển sang nuôi bò lai hướng thịt từ tinh giống cao sản nhập khẩu. Đó là khuyến cáo của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TPHCM Nguyễn Phước Trung trong buổi họp về chương trình bò thịt của TPHCM giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, người dân tham gia chương trình được TP hỗ trợ 100% giá trị 2 liều tinh và chi phí để phối giống cho 1 bò cái. Các hộ chăn nuôi có nhu cầu cần liên hệ với UBND xã hoặc phường để biết thêm thông tin về chương trình và đăng ký tham gia với Hội Nông dân, có xác nhận của UBND xã, phường. Các mô hình sử dụng dòng tinh bò thịt cao sản (Brahman, Droughmaster, Red Angus, BBB (3B)… phối giống với bò lai sind ở TPHCM và nhiều địa phương khác thời gian qua giúp cải thiện, nâng cao năng suất, chất lượng. Nếu như bò lai sind địa phương nuôi đến 18 tháng tuổi chỉ đạt 210kg – 230kg/con thì bò sử dụng dòng tinh BBB (mẹ lai sind) là 380kg – 400kg/con, chưa kể giá bán khi xuất chuồng hiện nay là 67.000 đồng/kg hơi so với 55.000 đồng/kg hơi của bò lai sind. Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi Nguyễn Văn Chệch, thời gian qua có khoảng 1.200 hộ nuôi bò sữa chuyển sang nuôi bò thịt.
Nghề nuôi và vỗ béo bò thịt đã manh nha tại huyện Củ Chi nhiều năm, nhưng nghề này chưa được đưa vào diện cho vay ưu đãi của TP. Tuy nhiên, từ thực tế và hiệu quả mang lại, lãnh đạo huyện Củ Chi đã kiến nghị bổ sung vào các đối tượng được vay vốn ưu đãi trong việc chuyển đổi vật nuôi hiệu quả. Nay, nuôi bò thịt đã trở thành một chương trình phát triển song hành cùng với chương trình phát triển bò sữa của TP, nhưng có sự cải tiến để nâng cao giá trị hơn. Đó là TP ưu tiên và hỗ trợ phối giống tinh bò cao sản nhập khẩu từ nước ngoài, thay vì chỉ nuôi hay vỗ béo bò nền lai sind tại chỗ như cách làm trước đó của người dân. Cùng với chương trình phát triển đàn bò thịt của TP, các gói ưu đãi của ngành nông nghiệp từ các mô hình điểm đã giúp người dân có thêm ngành nghề để lựa chọn chuyển đổi, nâng cao thu nhập. Có thể nói, đây là một trong nhiều biện pháp để giúp người chăn nuôi bò sữa đang gặp khó khăn đầu ra, khi các công ty chế biến sữa áp dụng nghiêm ngặt các chỉ tiêu kỹ thuật trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt với sữa nguyên liệu nhập khẩu từ các nước.
Một trong những nơi đi đầu trong việc nuôi bò thịt sử dụng tinh giống bò thịt cao sản nước ngoài là ở trang trại Lan Huyền Thoại, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi. Theo chị Lê Thị Thanh Huyền, chủ vườn, từ những năm 2007, gia đình chị đã nuôi bò lai hướng thịt, đã có 2 trại nuôi bò thịt ở xã An Nhơn Tây và xã Nhuận Đức với trên 400 con bò. Chị đã dành hẳn 5ha để trồng cỏ. Điều chị băn khoăn hiện nay là việc nhập khẩu bò ngoại về để vỗ béo và giết mổ ngày càng nhiều, nên giá bò thịt trên thị trường giảm dần chỉ còn khoảng 64.000 đồng/kg. Với giá này, tỷ suất lợi nhuận giảm mạnh, không còn hiệu quả so với trồng lan.
Theo bà Thanh Huyền, với hộ nuôi lấy công làm lời sẽ hiệu quả hơn với trại nuôi công nghiệp. Hơn nữa, đầu ra cũng là vấn đề cần chú ý, hiện nay đang bị khâu trung gian làm giá. Dù giá bán tại trại giảm xuống nhưng giá bán trên thị trường cho người tiêu dùng vẫn không đổi. Đây là những điều cần được lưu ý khi triển khai để có hướng điều chỉnh kịp thời.
Công Phiên
(Theo Chăn nuôi Việt Nam)
- phương pháp chăn nuôi li>
- chăn nuôi làm giàu li>
- chăn nuôi gia cầm li>
- chăn nuôi gia súc li>
- chất cấm li>
- chăn nuôi hiệu quả li>
- chăn nuôi li>
- mô hình chăn nuôi hiệu quả li>
- kháng sinh li>
- mô hình chăn nuôi khép kín li>
- người chăn nuôi li>
- thức ăn chăn nuôi li>
- salbutamo li>
- cách chăn nuôi li>
- thực phẩm sạch li>
- dịch bệnh trong chăn nuôi li>
- nhà chăn nuôi li>
- Khuyến nông li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất