Theo Ban quản lý Dự án Lifsap tỉnh Đồng Nai, mỗi ngày có gần 2.800 con lợn chưa qua kiểm soát của ngành thú y. Trong khi đó, lò mổ lậu vẫn hoành hành, đe dọa quy hoạch giết mổ toàn tỉnh.
Đánh giá về tình hình kiểm dịch và kiểm soát giết mổ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai năm 2018, Ban quản lý Dự án Lifsap cho biết, sản lượng lợn thịt trung bình của tỉnh đạt trên 12.300 con/ngày. Trong đó, gần 2.600 con được giết mổ tại các lò mổ có phép; trên 6.900 con được kiểm dịch.
Như vậy, trung bình mỗi ngày vẫn còn gần 2.800 con lợn chưa qua kiểm soát của ngành thú y (tỷ lệ gần 22,7%).
Trung bình mỗi ngày vẫn còn gần 2.800 con lợn chưa qua kiểm soát của ngành thú y. Ảnh: Nguyên Vỹ
Trong khi đó, các cơ sở giết mổ tập trung chỉ mới hoạt động 50% công suất thiết kế. Không ít cơ sở giết mổ Lifsap đang thua lỗ, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản do không cạnh tranh lại được với lò giết mổ lậu.
Theo Sở NNPTNT Đồng Nai, tính đến tháng 9.2018, trên địa bàn tỉnh còn 44 điểm giết mổ lậu; tăng 14 điểm so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 4 điểm so với tháng 3.2018.
Ông Trương Thúy Thưởng, chủ cơ sở giết mổ tập trung Hoàng Thị Liêm (huyện Nhơn Trạch) cho biết đã đầu tư 12 tỷ đồng làm lò mổ sạch từ năm 2017 nhưng hiện liên tiếp gặp thua lỗ do không thể cạnh tranh được với các lò mổ lậu.
Cơ sở giết mổ lợn lậu vừa bị triệt phá hồi đầu tháng 12.2018 ở xã Gia Tân 3 (huyện Thống Nhất) đã 4 lần bị cơ quan chức lập biên bản xử phạt hành chính. Ảnh: Anh Chiến
Lò mổ này có công suất thiết kế lên đến 500 con/ngày nhưng thực tế hoạt động chưa bao giờ vượt qua số lượng 20 con/ngày. Ông Thưởng nhẩm tính, với 20 con đưa vào giết mổ, mỗi ngày ông chỉ thu về khoảng 1,6 triệu đồng. Bình quân mỗi tháng doanh thu từ 48 – 50 triệu đồng, trừ hết chi phí, ông Thưởng phải bù lỗ thêm 20 triệu đồng.
Tương tự, bà Nguyễn Thị Hương – Giám đốc Công ty TNHH Hương Vĩnh Cửu, đơn vị đầu tư cơ sở giết mổ thuộc dự án Lifsap tại huyện Vĩnh Cửu cũng cho biết cơ sở khó cạnh tranh lại hoạt động giết mổ lậu. Nguyên nhân tiểu thương không muốn đưa lợn vào lò giết mổ tập trung vì những nơi này kiểm soát rất kỹ nguồn gốc lợn; lợn bệnh, lợn chết không được phép giết mổ tại lò.
Hiện công suất của cơ sở bà Hương tăng lên từ 50 – 60 con/ngày nhưng chủ yếu cung cấp vào hệ thống siêu thị, bếp ăn công nghiệp ở thị trường Đồng Nai và TP.HCM; chưa cạnh tranh được với các lò mổ lậu trong việc cung cấp lợn thịt cho các chợ nhỏ, lẻ tại địa phương.
Bà Nguyễn Thị Hương (trái) cho biết cơ sở khó cạnh tranh lại hoạt động giết mổ lậu. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Trần Hữu Trung, chủ hộ chăn nuôi lợn ở huyện Thống Nhất thì cho rằng con số cơ sở giết mổ lậu trong thực tế có khi còn lớn hơn nhiều so với báo cáo của các địa phương.
Mới đây nhất là trường hợp Đội Kiểm tra vệ sinh thú y, kiểm dịch động vật huyện Thống Nhất đột nhập, triệt phá cơ sở giết mổ lợn lậu quy mô lớn của bà Mai Thị Thanh Thúy ở xã Gia Tân 3.
Lò mổ này đã hoạt động nhiều năm nay và đã từng bị cơ quan chức năng nhiều lần kiểm tra xử phạt. Riêng trong năm 2018, lò mổ này đã 4 lần bị cơ quan chức của huyện kiểm tra, phát hiện và lập biên bản xử phạt hành chính.
“Giết mổ lậu hoành hành vì vẫn có thị trường tiêu thụ trong khi các biện pháp xử phạt chưa đủ mạnh để răn đe. Giết mổ lậu mà bị phát hiện tới lần thứ 4 vẫn còn xử phạt hành chính thì họ thu hồi vốn lại mấy hồi”, ông Trung bức xúc.
Việc giết mổ không đảm bảo vệ sinh tìm ẩn nhiều nguy cho sức khỏe người tiêu dùng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo thống kê, từ năm 2017 đến 9 tháng đầu năm 2018, Chi cục Chăn nuôi thú y Đồng Nai và các đơn vị liên quan đã phát hiện, xử phạt hành chính 57 trường hợp giết mổ trái phép. Ngoài ra, Công an tỉnh đã phát hiện, xử lý 4 vụ vi phạm về giết mổ lậu; Sở Công Thương xử lý gần 400 vụ vi phạm về giết mổ, kiểm dịch, thịt không rõ nguồn gốc, vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm…
Theo bà Lê Thị Thu Hoài – Giám đốc Ban Quản lý Lifsap, dự án Lifsap đã hỗ trợ xây dựng 33/49 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm theo quy hoạch. Tuy nhiên, hoạt động thực tế của các cơ sở giết mổ tập trung đạt chưa đến 50% so với công suất thiết kế.
Bà Hoài chia sẻ, hiện không ít cơ sở giết mổ Lifsap đang thua lỗ, thậm chí đối mặt với nguy cơ phá sản do không cạnh tranh lại với lò giết mổ lậu. Các chủ đầu tư mới cũng e ngại nên việc hoàn thành mục tiêu quy hoạch giết mổ hiện đang gặp rất nhiều khó khăn.
Sắp xếp lại việc giết mổ lợn là rất quan trọng để tránh dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi. Ảnh: Nguyên Vỹ
Ông Trần Văn Quang – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi thú y cho biết sắp xếp lại việc giết mổ lợn là rất quan trọng, để tránh dịch bệnh xảy ra trong chăn nuôi. Việc dẹp bỏ các lò mổ lậu phụ thuộc rất nhiều vào quyết tâm của các địa phương.
Hải Nguyên
Nguồn: Dân Việt
Đầu tháng 12.2018, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương tăng cường thực hiện việc quản lý, sắp xếp giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh. Đồng thời kiên quyết xử lý, dẹp bỏ các cơ sở mổ lậu, các điểm không phù hợp quy hoạch; tăng cường xử lý vi phạm về lĩnh vực thú y, ATTP và bảo vệ môi trường đối với hoạt động giết mổ, buôn bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn tỉnh.
- quản lý giết mổ li>
- Thịt lợn li>
- lò mổ lậu li>
- chưa qua kiểm dịch li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất