Nhằm giới thiệu sự đa dạng sinh học, góp phần tuyên truyền bảo tồn một số loài gà thuần chủng của Việt Nam, phục vụ việc phát triển kinh tế vùng miền, Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ phát hành bộ tem “Gà bản địa Việt Nam” vào ngày 25/8.
Bộ Thông tin và Truyền thông dự kiến sẽ phát hành bộ tem “Gà bản địa Việt Nam” vào ngày 25/8. Ảnh: vnpost.vn
Bộ tem “Gà bản địa Việt Nam” do Họa sỹ Nguyễn Du, làm việc tại Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) thiết kế theo phong cách đồ họa trên khuôn khổ tem 37 x 37 mm. Bộ tem có 4 mẫu, giới thiệu về 4 loại già là: gà Nhiều ngón, gà Đông Tảo, gà H’Mông, gà Lạc Thủy. Mẫu tem gà Lạc Thủy có giá mặt 12.000 đồng; 3 mẫu tem còn loại cùng có giá mặt 4.000 đồng.
Nội dung trên mỗi tem thể hiện nét đặc trưng của từng loại gà gắn với môi trường sinh sống của chúng. Tư liệu để thiết kế bộ tem “Gà bản địa Việt Nam” được Viện Chăn nuôi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cung cấp, cho phép sử dụng.
Mẫu tem 4-1 giới thiệu về gà Nhiều ngón. Đây là giống gà thuần chủng quý hiếm có từ lâu đời, gắn liền với sinh kế và văn hóa của dân tộc thiểu số tại tỉnh Phú Thọ (miền Bắc Việt Nam). Ngoài giá trị kinh tế, văn hóa, gà Nhiều ngón còn là nguồn gen quý, có ý nghĩa quan trọng cho đa dạng sinh học, đa dạng di truyền, phát triển chăn nuôi. Đặc trưng đặc biệt của giống gà này là có nhiều ngón, thường từ 6 đến 8 ngón, một số ít có 5 hoặc 9 ngón.
Mẫu tem 4-2 giới thiệu gà Đông Tảo, còn được gọi là gà Đông Cảo. Đây cũng là một giống gà đặc hữu và quý hiếm của Việt Nam, được người dân xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên nuôi. Gà có đặc điểm nổi bật là đôi chân to và thô. Khi gà trưởng thành, con trống có thể nặng trên 4,5kg, con mái có trọng lượng hơn 3,5 kg. Gà Đông Tảo thuộc danh sách các giống gia cầm quý hiếm của Việt Nam đang được bảo tồn nguồn gen.
Mẫu tem 4-3 thể hiện hình ảnh loài gà H’Mông (còn gọi là gà Mông, gà Mông đen, gà Mèo hay gà xương đen). Đây là giống gà bản địa quý hiếm của Việt Nam, có nguồn gốc ở miền núi phía Bắc, được dân tộc H’Mông nuôi thả quảng canh. Trung bình mỗi con gà H’Mông trưởng thành nặng từ 2kg đến 3kg.
Mẫu tem 4-4 giới thiệu về gà Lạc Thủy. Đây là giống gà đặc hữu và quý hiếm có nguồn gốc từ huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình. Sau khi phát hiện giống gà ri bản địa lâu đời tại xã Phú Thành huyện Lạc Thủy và xã An Phú huyện Mỹ Đức, Hà Nội là giống gà quý, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu và Chăn nuôi Việt Nam đã quyết định đặt tên cho giống gà này theo địa danh Lạc Thủy và đề xuất đề tài khoa học bảo tồn, chọn lọc nhân giống. Hiện gà Lạc Thủy cũng là loài đang được bảo tồn nguồn gen.
Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành một số bộ tem về chủ đề gà như: bộ tem “Gà nhà” gồm 8 mẫu (phát hành ngày 29/2/1968); bộ tem “Gia cầm (gà)” gồm 8 mẫu (phát hành ngày 15/9/1986); bộ tem “Chọi gà” 4 mẫ (phát hành ngày 8/2/2000); bộ tem “Một số loài gà hoang dã” gồm 5 mẫu và 1 blốc tem (phát hành ngày 1/4/2006). Ngày 12/9/2013, Bưu chính Việt Nam đã phát hành tem chung Việt Nam – Singapore: Kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1/8/1973 -1/8/2013) gồm hai mẫu tem giới thiệu hai loài gà tiêu biểu của hai nước đã được phát hành.
Bộ tem “Gà bản địa Việt Nam” sẽ được cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ ngày 25/8/2021 đến ngày 30/6/2023.
Ngọc Bích (TTXVN)
- giống gà quý hiếm li>
- Gà bản địa Việt Nam li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất