[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là chia sẻ của ông Hà Văn Minh, Tổng giám đốc Gold Coin Feedmill Việt Nam với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam trong buổi gặp gỡ báo chí, nhân dịp công ty khánh thành nhà máy Gold Coin Feedmill Long An ngày 26/9/2024.
Ông Hà Văn Minh, Tổng giám đốc Công ty Gold Coin Feedmill Việt Nam (đứng) chia sẻ trong buổi gặp gỡ báo chí
Thưa ông, đã có 5 nhà máy trên khắp Việt Nam, vì sao Gold Coin Feedmill tiếp tục xây dựng thêm nhà máy với quy mô lớn nhất tại Việt Nam và cả Đông Nam Á?
Gold Coin Việt Nam đã có 5 nhà máy với công suất gần 1 triệu tấn, trải dài từ Bắc đến Nam. Miền Bắc có 2 nhà máy đó là 1 nhà máy ở Hải Dương sản xuất thức ăn gia súc gia cầm, 1 nhà máy ở Hà Nam sản xuất thức ăn gia súc gia cầm, thuỷ sản và thú cưng. Và 3 nhà máy ở Đồng Nai, Bình Dương, nhà máy Đồng Tháp sản xuất thức ăn thủy sản. Chúng tôi vẫn quyết định đầu tư nhà máy thứ 6 ở Long An, là vì Việt Nam là nước Nông nghiệp, ngành chăn nuôi là ngành trọng điểm của Nông nghiệp, tốc độc tăng trưởng cao hơn khu vực và rất cao trên thế giới; tương lai tiềm năng của ngành chăn nuôi của Việt Nam rất lớn.
Về phía Gold Coin, hiện nay năng suất tiêu thụ vượt 80% công suất thiết kế và tốc độ tăng trưởng trong 10 năm qua là đều trên 2 con số. Theo dự báo trong 10 năm tiếp theo là khoảng 8-10% .
Với mức độ tăng trưởng như vậy, thì công suất tiêu thụ sẽ vượt công suất thiết kế vào năm 2025. Đấy là lý do chính mà chúng tôi quyết định đầu tư nhà máy thức ăn chăn nuôi thứ 6 tại Long An.
Và nhà máy thức ăn chăn nuôi Long An là “mảnh ghép” vô cùng quan trọng của chuỗi giá trị Farm-Feed- Food mà công ty theo đuổi trong chiến lược 10 năm. Sau Long An, Aboitiz Foods dự kiến tiếp tục mở thêm nhiều nhà máy để đa dạng hóa sản phẩm, trước mắt, thị trường đơn vị nhắm đến là Bình Định.
Vì sao, Gold Coin chọn Long An là địa điểm đặt nhà máy và điều này mang đến những thuận lợi gì trong sản xuất, kinh doanh của công ty, thưa ông Hà Văn Minh?
Nhà máy Gold Coin Feedmill Long An nhìn từ trên cao (Ảnh: Gold Coin)
Chúng tôi chọn Long An là vì đó là tỉnh nằm trên đường Hồ Chí Minh và cảng Phú Mỹ, chi phí vận tải nguyên liệu đầu vào rất thấp so với các tỉnh khác, nên giá thành sản phẩm sẽ thấp. Long An cũng là tỉnh trọng điểm chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, bên cạnh là Bến Tre và Tiền Giang, chi phí đi tới các tỉnh rất thuận lợi giúp giảm chi phí.
Long An cũng có điều kiện tự nhiên khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực lao động dồi dào chất lượng cao, chính quyền cởi mở thân thiện, khuyến khích nhà đầu tư. Quan trọng nhất Long An là mảnh ghép trong chiến lược quan trọng rải đều từ Bắc tới Nam của Gold Coin.
Theo đánh giá của ông, thị trường chăn nuôi và thức ăn chăn nuôi có khó khăn gì, và giải pháp của doanh nghiệp?
Ngành nuôi Việt Nam có những khó khăn trong thời gian qua. Cụ thể, Việt Nam là quốc gia có thời tiết nóng ẩm, nên có rất nhiều dịch bệnh. Nguồn thịt nhập khẩu cả chính và tiểu ngạch đều chưa có kiểm soát dẫn đến giá thành chăn nuôi biến động thất thường và bà con chăn nuôi thua lỗ rất nhiều. Đây là vấn đề rất lớn của ngành chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay chúng ta vẫn chưa giải quyết triệt để được, mặc dù Chính phủ và các Hiệp hội đã rất nỗ lực, cố gắng.
Cùng với đó, ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam cũng phụ thuộc 70-80% nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài (Mỹ, Brazil, Argentina, Ấn Độ…) dẫn đến giá thành sản phẩm phụ thuộc vào nước ngoài và biến động.
Cùng với đó, Việt Nam hiện có gần 300 nhà máy thức ăn chăn nuôi, trong đó có rất nhiều nhà máy quy mô nhỏ, lạc hậu và chất lượng sản phẩm không đảm bảo.
Vì vậy, giải pháp của doanh nghiệp đó là chúng tôi đa dạng hoá nguyên liệu trong tổ hợp khẩu phần thức ăn chăn nuôi, tránh phụ thuộc hoàn toàn nguyên liệu nước ngoài, đảm bảo giá thành sản xuất ổn định.
Chúng tôi cũng áp dụng công nghệ hiện đại để giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm. Trong vấn đề phân phối, chúng tôi có chiến lược theo vùng miền, để đưa thức ăn chăn nuôi tới bà con chăn nuôi với chi phí nhỏ nhất.
Và quan trọng nhất, là chúng tôi liên tục học hỏi những kiến thức, công nghệ mới, nâng cao năng suất lao động.
Nhà máy Gold Coin Feedmill Long An sử dụng thiết bị tự động trong sản xuất thức ăn chăn nuôi
Thị trường thức ăn chăn nuôi Việt Nam với gần 300 doanh nghiệp, vậy đâu là lợi thế cạnh tranh của Gold Coin Feedmill Việt Nam?
Gold Coin Feedmill có nền tảng rất vững chắc của công ty mẹ; có nguồn tài chính dồi dào; nhà máy áp dụng thiết bị hiện đại, tiên tiến. Quy mô phân bổ nhà máy rải từ Bắc chí Nam, là chiến lược rất hợp lý giúp giảm chi phí logistic, giảm chi phí cho bà con chăn nuôi. Mạng lưới tiêu thụ hơn 2.000 đại lý chăn nuôi tại Việt Nam từ Cao Bằng tới Cà Mau. Đội ngũ nhân lực của công ty có chất lượng cao, gắn bó lâu năm với nhiều kinh nghiệm và liên tục học hỏi những kiến thức, khoa học công nghệ mới.
Chân thành cảm ơn Ông!
Hà Ngân thực hiện
- Năm 1995: Gold Coin đã gia nhập thị trường Việt Nam, với nhà máy đầu tiên là Nhà máy Thức ăn Chăn nuôi Hoa Kỳ (AFC) tại Hải Dương, mở đầu cho sự phát triển của Gold Coin Việt Nam.
- Năm 2004: Nhà máy Gold Coin Feed Mill Đồng Nai thành lập, đánh dấu sự hiện diện của Gold Coin tại thị trường Miền Nam.
- Năm 2014: Nhà máy thứ 2 tại Hải Dương được hoàn thành, có vốn đầu tư 350 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh tại thị trường Miền Bắc.
- Cũng trong năm 2014: Nhà máy thức ăn thuỷ sản Pilmico Đồng Tháp chính thức vận hành, hướng đến chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng thị trường thuỷ sản đầy tiềm năng của Việt Nam.
- Năm 2024, Gold Coin khánh thành nhà máy thức ăn chăn nuôi mới nhất tại Long An, nâng tổng công suất thiết kế lên đến 1,1 triệu tấn/ năm.
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
Tin mới nhất
T2,16/12/2024
- EU: Sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 147 triệu tấn năm 2024
- Nghiên cứu tìm ra nguyên nhân ‘vô hình’ gây ra tình trạng thiếu thức ăn chăn nuôi
- Chủ động tăng đàn bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm
- Nga cung cấp hơn 100 triệu USD thịt heo cho Trung Quốc
- Việt Nam xuất khẩu thịt sang thị trường nào nhiều nhất?
- Mỗi tháng, Đồng Nai cung cấp ra thị trường gần 60 ngàn tấn thịt các loại
- Tháo gỡ điểm nghẽn trong quy định của Luật tiêu chuẩn, kỹ thuật
- Trại chim công đẹp trên đất B’Lao
- Gần 2.000 cơ sở ở ‘thủ phủ chăn nuôi’ Đồng Nai ngừng hoạt động
- Trung Quốc cấm nhập khẩu một số động vật do lo ngại lây lan dịch lưỡi xanh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất