[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chương trình Bữa ăn trọn vẹn do Công ty Cổ phần GREENFEED Việt Nam thực hiện vừa chính thức kỷ niệm 1,5 triệu bữa ăn được trao đến hơn 3.000 trẻ em tại mái ấm và người có hoàn cảnh khó khăn trên cả nước.
Đây là cột mốc quan trọng, đánh dấu nỗ lực của GREENFEED trên hành trình hiện thực hóa cam kết nâng cao chất lượng bữa ăn vì sự phát triển của trẻ em Việt Nam. Bên cạnh đó, cũng trong dịp Quốc tế Thiếu nhi (1/6) vừa qua, chương trình đã mở rộng quy mô ra 02 tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk, nâng tổng số mái ấm hỗ trợ lên 38 mái ấm.
Nụ cười hồn nhiên của những em nhỏ trong chuỗi hoạt động của GREENFEED tại mái ấm nhân dịp 1/6 vừa qua.
Dinh dưỡng trẻ em luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở mỗi quốc gia, trong đó có Việt Nam. Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), trong những thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc trong việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng, tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận trẻ em đang phải sống trong tình trạng khó khăn cùng chế độ dinh dưỡng chưa được đảm bảo. Theo thống kê, tính đến tháng 04/2022, có khoảng 5,5 triệu trẻ em bị thiếu thốn ít nhất 2 trong các lĩnh vực liên quan đến giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước và vệ sinh môi trường, hoặc hòa nhập xã hội.
Với thế mạnh là doanh nghiệp sở hữu chuỗi thực phẩm sạch tích hợp từ trang trại đến bàn ăn cùng nhiều thương hiệu thực phẩm lành ngon, chất lượng như G Kitchen, MAMACHOICE, Wyn, G•LALA, LeBoucher, GREENFEED luôn mong muốn tận dụng nguồn lực của mình để hỗ trợ nâng cao dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam, góp phần thúc đẩy hai mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc là “Không còn nạn đói” và “Giảm bất bình đẳng”.
Được khởi xướng từ năm 2019, tính đến thời điểm hiện tại, chương trình Bữa ăn trọn vẹn đã và đang cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hằng ngày của 38 mái ấm tại 07 tỉnh thành trên cả nước, gồm TP.Hồ Chí Minh (19 mái ấm), Long An (3 mái ấm), Đồng Nai (5 mái ấm), Bình Dương (1 mái ấm), Kon Tum (6 mái ấm), Gia Lai (3 mái ấm), Đắk Lắk (1 mái ấm) với tổng số trẻ em nhận hỗ trợ thường xuyên là 3.080 em.
Đặc biệt, trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, GREENFEED vẫn đảm bảo nguồn thực phẩm định kỳ, liền mạch cho toàn bộ mái ấm trong hệ thống dù gặp không ít khó khăn do quy định giãn cách. Không những vậy, chương trình còn mở rộng hỗ trợ cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, lực lượng tuyến đầu chống dịch, mang giá trị lành lan toả trong cộng đồng.
Chia sẻ về chương trình Bữa ăn trọn vẹn, đại diện GREENFEED Việt Nam cho biết: “Tại GREENFEED, chúng tôi luôn đặt giá trị cộng đồng làm trọng tâm trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các hoạt động hướng đến phụ nữ và trẻ em. Hơn 3 năm vừa qua, chúng tôi không ngừng nỗ lực duy trì và cam kết mở rộng quy mô của Bữa ăn trọn vẹn vì một mục tiêu duy nhất là giúp những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với nguồn thực phẩm sạch, an toàn, chất lượng, để mỗi bữa ăn của các em thêm trọn vẹn và tràn ngập tiếng cười”.
Trong thời gian tới, Bữa ăn trọn vẹn sẽ tiếp tục được GREENFEED triển khai với nhiều hoạt động đa dạng, hướng đến mục tiêu trao 02 triệu bữa ăn vào cuối năm 2022 và 03 triệu bữa ăn vào năm 2024. Nụ cười hồn nhiên của những em nhỏ trong chuỗi hoạt động của GREENFEED tại mái ấm nhân dịp 1/6 vừa qua.
P.V
GREENFEED là tập đoàn tích hợp toàn chuỗi thực phẩm FEED – FARM – FOOD với sứ mệnh xây dựng các thương hiệu chất lượng, đáng tin cậy và không ngừng kiến tạo giá trị bền vững cho khách hàng và xã hội.
GREENFEED sở hữu các thương hiệu thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chuẩn ISO 22000, HACCP, GLOBAL G.A.P, BAP, cùng thương hiệu con giống độc quyền đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, các thương hiệu thực phẩm của GREENFEED như G Kitchen, MAMACHOICE, Wyn, G•LALA, LeBoucher cung cấp các sản phẩm thực phẩm ngon, lạ, lành đến hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam.
GREENFEED đứng trong hàng ngũ top 100 công ty thức ăn chăn nuôi toàn cầu (theo tạp chí Feed International), top 50 thương hiệu dẫn đầu 2020 do Forbes Việt Nam xếp hạng, top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500).
- greenfeed li>
- Bữa ăn trọn vẹn li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất