Bên cạnh việc đẩy mạnh hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư, ngành Farm GREENFEED tập trung vào các yếu tố bền vững vì môi trường và cộng đồng, hướng đến mục tiêu trở thành hệ thống trang trại chăn nuôi hiệu quả và bền vững hàng đầu Việt Nam.
Dù gặp nhiều thách thức ban đầu, đội ngũ kỹ thuật GREENFEED đã gặt hái kết quả khả quan, trở thành người tiên phong trong xử lý chất thải chăn nuôi heo với mô hình nuôi trùn quế.
Ngành Farm GREENFEED tập trung phát triển 03 yếu tố bền vững, bao gồm: Công nghệ xử lý thải xanh, hiện đại; tạo lập, phát triển kinh tế vùng dân phụ cận; triển khai các chương trình trách nhiệm xã hội. Trong đó, nâng cao bảo vệ môi trường bằng các công nghệ xử lý thải xanh, hiện đại là ưu tiên chiến lược, đã được nghiên cứu trong một thời gian dài, bước đầu tạo kết quả khả quan, ví dụ như mô hình nuôi trùn quế.
Nuôi trùn quế là mô hình dùng phân vật nuôi làm thức ăn cho trùn quế (một loại giun đất). Sau quá trình tiêu hoá các chất hữu cơ, trùn quế tạo ra phân trùn hữu cơ giàu dinh dưỡng, chứa nhiều acid amin có lợi cho sự phát triển bền vững cây trồng.
Trùn quế thường được nuôi bằng phân bò (động vật ăn cỏ). Trong phân bò có chứa nhiều hạt cỏ, dẫn đến phân trùn quế thu được cũng xuất hiện hạt cỏ này. Dùng phân này để trồng cây, nông dân sẽ tiêu tốn thêm khoản chi phí làm cỏ. Mạnh dạn áp dụng và cải tiến phương pháp nuôi trùn quế bằng phân heo, ban dự án vừa khắc phục được nhược điểm trên, đồng thời nghiên cứu mở rộng mô hình nuôi phù hợp với từng loại điều kiện khí hậu khác nhau của mỗi trang trại.
Những kết quả khả quan của mô hình nuôi trùn quế đó là: nhân giống thành công loại trùn quế phù hợp với vùng đất khí hậu lạnh, mưa nhiều của Tây Nguyên (trại Cư Jut) cũng như vùng đất có khí hậu nóng, mưa ít của Bình Thuận (trại ĐNB2); xử lý chất thải: Dự án nuôi trùn quế tiến tới xử lý triệt để toàn bộ chất thải phân heo trại thải ra; tạo ra giá trị gia tăng với sản phẩm phân hữu cơ GOF cung cấp cho các trang trại, nhà vườn trồng rau sạch, cây ăn trái, cây gia vị, phong lan…
GF
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
Tin mới nhất
T5,14/11/2024
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất