[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Đó là mô hình chăn nuôi trâu theo hướng trang trại gắn với trồng cỏ và ủ chua thức ăn của gia đình anh Hoàng Văn Minh, thôn Nà Vàn, xã Tùng Bá, huyện Vị Xuyên (Hà Giang).
Anh Hoàng Văn Minh (áo xanh) trong chuồng trại nuôi trâu của gia đình
Nhận thấy điều kiện của gia đình có nguồn đất đồi núi rộng có thể trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, từ năm 2015, gia đình anh Minh đã tự khai phá các diện tích vườn đồi của gia đình để trồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi trâu. Đến năm 2017, khi diện tích trồng cỏ đã đạt gần 1,5 ha, gia đình anh Minh đã vay vốn của ngân hàng Chính sách xã hội huyện Vị Xuyên 100 triệu đồng để mua 4 con trâu giống và xây dựng chuồng trại. Sau hơn một năm, nhờ được chăm sóc tốt, 4 con trâu của gia đình anh Minh đã bán được gần 140 triệu đồng. Thấy chăn nuôi trâu có lãi, từ số tiền bán trâu có được, anh Minh trích một phần để trả nợ ngân hàng, số tiền còn lại anh lại tiếp tục đầu tư mua trâu giống về nuôi. Cứ như vậy, mô hình chăn nuôi trâu theo hướng trang trại gắn với trồng cỏ của gia đình anh Minh không ngừng được mở rộng. Từ năm 2018, anh Minh đã trả hết nợ ngân hàng và tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích chuồng trại và qui mô chăn nuôi.
Bắt đầu từ năm 2019 đến nay, trong trang trại của gia đình anh Minh thường duy trì từ 25 đến 30 con trâu nuôi vỗ béo để xuất bán ra thị trường.
Để chủ động về giống, trong trang trại của gia đình anh Minh thường xuyên duy trì 4 – 6 con trâu cái sinh sản. Được biết, ngoài mua trâu giống về nuôi, gia đình anh Minh còn mua các loại trâu gầy yếu trên địa bàn xã và các xã lân cận về nuôi vỗ béo. Bên cạnh đó, để chủ động và nâng cao chất lượng nguồn thức ăn (nhất là vào thời kỹ mùa đông), anh Minh đã sử dụng các túi nilong có thể tích từ 1,5 – 2 m3 dùng để ủ thức ăn lên men cho đàn trâu. Trong quá trình ủ thức ăn, anh Minh đã sử dụng nguồn men vi sinh phối trộn với cỏ tươi đã được thái nhỏ, sau đó cho vào các túi nilong buộc kín và tiến hành ủ lên men. Sau thời gian ủ từ 5 – 7 ngày, khi cỏ lên men có mùi chua nhẹ là có thể cho trâu ăn.
Anh Minh cho biết: Trong quá trình nuôi và vỗ béo trâu thì vấn đề vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng các loại vắc xin cho trâu đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh đó, người chăn nuôi cũng cần không ngừng học hỏi các kiến thức qua các buổi tập huấn của cơ quan chuyên môn, qua sách báo và nhất là tại các trang trại nuôi trâu thành công tại địa phương. Đối với các loại trâu gầy, yếu muốn mua về nuôi vỗ béo cần phải chọn những con trâu còn non, có tuổi dưới 3 năm, không nên chọn mua các loại trâu già trên 4 năm tuổi vì nuôi các loại trâu này lãi không đáng kể. Bên cạnh đó, khi mua trâu gầy yếu về nuôi thì phải tiến hành tẩy giun sán và cho ăn đầy đủ thức ăn thô xanh và thức ăn tinh như bột ngô, cám gạo…Ngoài ra, muốn nuôi trâu vỗ béo cho hiệu quả kinh tế cao thì người nuôi nên chọn mua trâu đực không nên nuôi trâu cái vỗ béo vì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó, gia đình thường sử dụng các túi nilong có thể tích lớn để ủ lên men thức ăn xanh nhằm chủ động nguồn thức ăn cho đàn trâu, nhất là thời kỳ mùa đông.
Ngoài chăn nuôi trâu nhốt chuồng vỗ béo bằng phương pháp ủ lên men thức ăn, trong một tuần, gia đình anh Minh còn cho trâu ra các vườn đồi của gia đình tự kiếm ăn thêm từ 3 đến 4 lần. Đây chính là phương pháp chăn nuôi trâu bán chăn thả để cho trâu được vận động và thay đổi môi trường sống, tăng sức đề kháng và giảm thiểu bệnh tật. Ngoài chăn nuôi trâu theo phương pháp thông thường, trước khi xuất bán từ 3 – 4 tháng, ngoài thức ăn thô xanh như cỏ, thân cây ngô và thức ăn được ủ lên men…, gia đình anh Minh thường cho trâu ăn bổ sung thêm thức ăn tinh (bột ngô, cám gạo…) để trâu nhanh béo và bán được giá cao. Chính vì chăn nuôi và vỗ béo trâu theo phương pháp khoa học nên trâu của gia đình anh Minh thường bán được giá cao, có con đạt gần 55 triệu đồng.
Khi được hỏi về thu nhập, anh Minh cho biết: Trong một năm gia đình thường xuất bán trâu thành nhiều đợt, sau đó thay thế bằng mua trâu giống và trâu gầy, yếu để nuôi bổ sung; bình quân mỗi năm gia đình xuất bán được từ 9 – 11 con trâu. Tổng tiền bán trâu được khoảng 450 triệu đồng.
Ông Trần Ngọc Lanh, Chủ tịch UBND xã Tùng Bá cho biết: Anh Hoàng Văn Minh là một điển hình của xã trong vượt khó, thoát nghèo vươn lên làm giàu từ phát triển chăn nuôi trâu gắn với trồng cỏ và áp dụng công nghệ ủ lên men thức ăn. Trang trại nuôi trâu của gia đình anh Minh không chỉ cho thu nhập cao và ổn định trong nhiều năm qua mà còn là mô hình tham quan học hỏi kinh nghiệm của các đoàn thanh niên, nông dân, phụ nữ…trong và ngoài tỉnh Hà Giang. Trong những năm qua, chúng tôi đã lấy mô hình chăn nuôi trâu theo qui mô trang trại của gia đình anh Minh để tuyên truyền cho mọi người dân trong xã học tập và làm theo.
Từ những thành tích đạt được, gia đình anh Hoàng Văn Minh đã được Hội Nông dân và UBND huyện Vị Xuyên biểu dương và tặng nhiều giấy khen do có thành tích làm kinh tế giỏi từ năm 2019 đến nay.
Phạm Văn Phú
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Giang
- nuôi trâu li> ul>
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Cargill đạt giải thưởng kép tại Vietstock Awards 2024
Tin mới nhất
T4,06/11/2024
- Người nuôi gà ta thả vườn lại gặp khó
- Khánh thành nhà máy ấp trứng gia cầm đầu tiên của Bel Gà tại miền Bắc
- Công ty Việt Nhật (Vinamilk) tuyển dụng nhiều vị trí nhân sự cấp cao
- Đồng Nai: Phát triển công nghiệp giết mổ sản phẩm chăn nuôi hiện đại
- Tập đoàn Hùng Nhơn và Tập đoàn Olmix (Pháp): Hợp tác chiến lược sản xuất sản phẩm chăn nuôi theo tiêu chuẩn Halal để xuất khẩu
- Giảm protein thô trong chăn nuôi lợn: Giải bài toán phát thải khí nhà kính trong chăn nuôi
- Seven Hills tìm kiếm các nhà đầu tư đối tác, đại lý, trang trại khu vực Miền Tây Mekong Delta
- Lý do quy mô chăn nuôi bò thịt giảm?
- Nghiên cứu đầu tiên về vi khuẩn nước bọt lợn cho thấy sự biến đổi cao
- Mỹ phát hiện ca nhiễm virus cúm gia cầm đầu tiên ở lợn
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất