[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Năm 2021, Hà Nội đặt mục tiêu phát triển đàn bò khoảng 150 nghìn con (tăng khoảng 11% so cùng kỳ), sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 13 nghìn tấn; đàn lợn khoảng 1,8 triệu con (tăng 32% so với cùng kỳ), sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 340-360 nghìn tấn; chăn nuôi gia cầm giữ ổn định 40 triệu con (khoảng 30 triệu con gà, 10 triệu con vịt, ngang, ngỗng và gia cầm khác), sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt khoảng 156 nghìn tấn.
Cán bộ Thú y tiêm phòng vịt tại huyện Chương Mỹ
Để đạt được định hướng và mục tiêu trên, ngành Thú y Hà Nội tập trung thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể:
Thứ nhất: Tập huấn, tuyên truyền cho người dân và nâng cao năng lực hệ thống thú y cơ sở
Tăng cường phổ biến kịp thời, có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật mới về chăn nuôi, thú y; cơ chế, chính sách hỗ trợ người chăn nuôi về phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm; thông tin kịp thời chính xác về tình hình, tính chất nguy hiểm của dịch bệnh động vật; những ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sức khỏe, tính mạng của con người; trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân về thực hiện biện pháp phòng, chống dịch; kịp thời phát hiện, biểu dương gương điển hình hoạt động về phòng, chống dịch; phê bình các tổ chức, cá nhân, địa phương còn chủ quan trong thực hiện phòng, chống dịch.
Tổ chức tuyên truyền chuyên sâu, trọng điểm về công tác tiêm phòng vắc xin, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi, các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người; các chế độ chính sách trong lĩnh vực giết mổ; các quy định đối với người sản xuất, kinh doanh về hoạt động giết mổ và định hướng người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng chuyển sang lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm soát về chất lượng.
Xây dựng phóng sự, in ấn tờ rơi, tài liệu, tập huấn tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, đặc biệt tuyên truyền, tập huấn về biện pháp phòng, chống các bệnh mới nổi, bệnh truyền lây giữa người và động vậtđể khôi phục sản xuất sau dịch bệnh và giải pháp quản lý chó nuôi tại các phường để tiến tới xây dựng các quận thành vùng an toàn bệnh dại.
Củng cố hệ thống thú y cơ sở, đặc biệt hệ thống thú y xã phường, đặc biệt tập trung nâng cao trình độ chuyên môn về giám sát dịch bệnh, phát hiện bệnh, kể các các bệnh mới, thực hiện tốt kỹ thuật tiêm phòng, tẩy uế môi trường. Tham mưu để cấp chính quyền địa phương triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh tại cơ sở đảm bảo kịp thời hiệu quả. Cùng cố, đưa Trạm KIểm dịch đầu mối và chẩn đoán xét nghiệm bệnh động vật vào hoạt động có hiệu quả.
Thứ hai, chủ động phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm
Phòng bệnh bắt buộc bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định tại Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ NN&PTNT quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn; Kế hoạch số 30/KH-UBND ngày 26/01/2018 về việc thực hiện Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh Dại trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2018-2021; Kế hoạch số 211/KH-UBND ngày 19/9/2019 về phòng, chống bệnh cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2019 – 2025; Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; Đối với bệnh Dịch tả lợn châu Phi, Viêm da nổi cục ở trâu bò khi có vắc xin sẽ tham mưu để thành phố có chính sách hỗ trợ tiêm phòng ngay.
Ngoài các loại vắc xin bắt buộc phải tiêm phòng theo quy định, tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến cáo người chăn nuôi chủ động phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn vật nuôi ngoài đối tượng được hỗ trợ vắc xin của Thành phố. Xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân không thực hiện tiêm phòng theo quy định.
Thứ ba, giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng
Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, khai báo và thông tin dịch bệnh gia súc, gia cầm ở mỗi cấp, đảm bảo giám sát dịch bệnh tới tận thôn, xóm, hộ chăn nuôi. Công khai các địa chỉ đế tiếp nhận thông tin khai báo dịch bệnh ở cấp xã, huyện để người dân biết, chủ động cung cấp thông tin; tổ chức kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.
Chủ động lấy mẫu giám sát để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm (như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng ở gia súc, Tai xanh, Dịch tả lợn châu Phi, bệnh Dại…) đặc biệt phân tích chuyên sâu để phát hiện sự biến chủng của mầm bệnh giúp định hướng sử dụng vắc xin cho phù hợp, hiệu quả. Lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng để đánh giá hiệu quả bảo hộ của vắc xin đã tiêm phòng và chỉ đạo công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Thứ tư, điều tra ổ dịch, các biện pháp xử lý ổ dịch, chống dịch
Thực hiện đồng bộ các biện pháp xử lý ổ dịch khi mới phát sinh, không để lây lan ra diện rộng như tiêm phòng bao vây, khử trùng, tiêu độc khu vực có dịch, kiểm soát vận chuyển động vật cảm nhiễm. Điều tra nguồn gốc phát sinh đối với các ổ dịch nhằm dự báo chiều hướng phát triển, lây lan để chủ động khoanh vùng khống chế. Khi nghi ngờ có ổ dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm phải thực hiện lấy mẫu gửi cơ quan xét nghiệm có thẩm quyền để xác định nguyên nhân gây bệnh, sự biến chủng, độc lực và tính chất khác của mầm bệnh giúp dự thính, dự báo và xử lý ổ dịch có hiệu quả.
Thứ năm, vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi
Thực hiện tốt vệ sinh, tiêu độc, khử trùng tại các ổ dịch cũ, các cơ sở chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, vậnchuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật trên địa bàn (dự kiến 05 đợt/năm). Đồng thời, thực hiện tốt việc vệ sinh tiêu độc tại các ổ dịch phát sinh; phát động Tháng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã hỗ trợ kinh phí triển khai vệ sinh, tiêu độc, khử trùng phòng, chống dịch trên địa bàn.
Tuyên truyền, vận động người chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia súc, gia cầm thường xuyên làm tốt công tác vệ sinh chuồng trại, vệ sinh môi trường, tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, cơ sở giết mổ, cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật, khu vực buôn bán gia súc, gia cầm.
Thứ sáu, quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Triển khai thực hiện có hiệu quả, theo đúng quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và Quyết định 761/QĐ-UBND ngày 17/02/2020 của UBND Thành phố về việc phê duyệt mạng lưới cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn. Phấn đấu đưa các cơ sở giết mổ đã được Thành phố phê duyệt vào hoạt động, giảm các điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ tại các khu giết mổ tập trung. Tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn quản lý và cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở giết mổphân cấp quản lý; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm. Tạo điều kiện, hỗ trợ các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng các cơ sở giết mổ tập trung công nghiệp sử dụng dây chuyền giết mổ hiện đại, thân thiện với môi trường và gắn với chế biến.
Thứ bảy, quản lý công tác kiểm dịch, kiểm tra vệ sinh thú y và hành nghề thú y và tập trung xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh
Giết mổ lợn tại Công ty Cổ phần Thực phẩm Vinh Anh (Thường Tín – Hà Nội)
Tăng cường kiểm tra vệ sinh thú y đối với động vật, sản phẩm động vật. Kiểm dịch chặt chẽ việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn Thành phố. Tăng cường hiệu quả hoạt động của các trạm, chốt kiểm dịch động vật và Đội Kiểm dịch động vật lưu động. Xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật các trường hợp vận chuyển, buôn bán, giết mổ động vật chưa qua kiểm dịch thú y. Quản lý chặt chẽ hoạt động hành nghề thú y, đảm bảo việc hành nghề đúng quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật các trường hợp vi phạm quy định về hành nghề thú y làm lây lan dịch bệnh hoặc hành nghề trái phép.
Tuyên truyền, hướng dẫn và khuyến khích các cơ sở chăn nuôi xây dựngcơ sở an toàn dịch theo quy định tại Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Từng bước triển khai thí điểm xây dựng một số xã chăn nuôi trọng điểm thành cơ sở an toàn dịch bệnh để tiến tới xây dựng thành vùng an toàn dịch bệnh.
Thứ tám: Tăng cường thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực Thú y
Xây dựng kế hoạch cụ thể công tác thanh, kiểm tra quản lý sử dụng vật tư, vắc xin, hóa chất và kiểm tra, đánh giá các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm và hành nghề thú y theo phân công, phân cấp để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Phối hợp với các đơn vị liên quan, thành lập các đoàn thanh, kiểm tra tiến hành thanh tra, kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y trên địa bàn để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm. Phối hợp với các tỉnh, thành phố trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, đặc biệt kiểm soát việc vận chuyển kinh doanh gia súc, gia cầm lưu thông trên địa bàn. Kiên quyết xử lý những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Với các giải pháp trên được sự quan tâm chỉ đạo đồng bộ của các cấp các ngành, chắc chắn công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Hà Nội có hiệu quả thiết thực góp phần thúc đẩy chăn nuôi phát triển./.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Hà Nội có đàn gia cầm trên 39 triệu con
Năm 2020, chăn nuôi trâu bò nhìn chung ổn định, hiện đàn trâu khoảng 25 ngàn con, đàn bò 130 ngàn con. Riêng với chăn nuôi gia cầm phát triển mạnh hiện có trên 39 triệu con (cao nhất từ trước đến nay), sản phẩm thịt gia cầm tiếp tục là nguồn thực phẩm thay thế quan trọng trong giai đoạn thiếu hụt nguồn cung thịt lợn từ đầu năm đến nay.
Bệnh Cúm gia cầm (cúm A/H5N6) xảy ra cục bộ ở một số huyện đã được tập trung khống chế, ngăn chặn không để lây lan ra diện rộng. Đầu năm 2021, Bệnh Dịch tả lợn Châu Phi vẫn còn xảy ra rải rác tại một số địa phương. Hoạt động tái đàn của các cơ sở chăn nuôi lợn trên địa bàn chậm do nguồn cung con giống hạn chế, giá con giống cao, bệnh chưa có vắc xin phòng nên người chăn nuôi chưa mạnh rạn đầu tư, tái đàn. Đến nay đàn lợn đạt khoảng gần 1,4 triệu con trong đó đàn lợn nái đạt 160 ngàn con (bằng 95 % so với thời điểm trước khi xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi).
Tính đến tháng 2/2021, Hà Nội đã phát triển được 76 xã chăn nuôi sản phẩm chủ lực gồm 15 xã chăn nuôi bò sữa 19 xã chăn nuôi bò thịt; 13 xã chăn nuôi lợn; 29 xã chăn nuôi gia cầm. Tổng số trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Thành phố là 5.351 trại chăn nuôi lớn, vừa, nhỏ (trong đó, số trại nuôi sinh sản 1.879 trại; số trang trại của công ty liên doanh 569 trại).
- vắc xin li>
- tiêu độc khử trùng li>
- Hà Nội li>
- công tác thú y li>
- khử trùng li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất