Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở NN-PTNT Hà Nội) vừa ban hành công văn hướng tới loại bỏ việc buôn bán thịt và tiêu thụ thịt chó, mèo trên địa bàn.
Bằng cách xây dựng “khu vực an toàn về dại” song hành với việc loại bỏ buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, văn bản mới của thành phố nhằm góp phần xây dựng Hà Nội thành Thành phố văn minh. Ảnh: DL.
Theo đó, công văn đưa ra chiến lược đa phương thức bao gồm thực thi nghiêm ngặt và phối hợp giữa nhiều cơ quan nhà nước. Đồng thời, nhấn mạnh tính cấp bách phòng ngừa sự lan truyền bệnh dại tại Hà Nội, trong đó trọng tâm là nâng tỷ lệ tiêm vacxin dại trên 90% cho đàn chó, mèo nuôi.
Hoạt động giám sát chặt chẽ và xử phạt nghiêm khắc sẽ được áp dụng cho bất kỳ hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ hoặc bán thịt chó mèo trái phép. Các đội kiểm tra lưu động cũng sẽ được triển khai tại các tuyến giao thông chính, để kiểm soát và ngăn chặn việc vận chuyển trái phép chó, mèo sống.
Đặc biệt, công văn đốc thúc, kêu gọi các chiến dịch nâng cao nhận thức sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng, nhằm giáo dục người dân về nguy cơ bệnh dại, nhu cầu nuôi nhốt vật nuôi có trách nhiệm và khuyến khích thay đổi thói quen ăn thịt chó, mèo. Hà Nội hướng tới xây dựng thái độ nhân đạo hơn đối với động vật nói chung.
Bằng cách xây dựng khu vực an toàn về dại cùng với việc loại bỏ buôn bán, tiêu thụ thịt chó, mèo, văn bản mới của thành phố nhằm góp phần xây dựng Hà Nội thành Thành phố văn minh, thân thiện với khách du lịch theo các tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi động vật và an toàn thực phẩm.
Theo ông Rahul Sehgal, Giám đốc Truyền thông Quốc tế của tổ chức Soi Dog International Foundation (Soi Dog) chia sẻ: “Điều này thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hiện đại hóa thủ đô Việt Nam theo các tiêu chuẩn toàn cầu đương đại. Chúng tôi sẽ tiếp tục cung cấp nhiều hỗ trợ khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho bước tiến này trong tương lai”.
Quyết định mạnh mẽ này đóng vai trò then chốt thúc đẩy sự thay đổi tích cực và tạo đà để loại bỏ tình trạng buôn bán và tiêu thụ thịt chó mèo, khẳng định vị thế Hà Nội là thành phố tiên phong trong lĩnh vực này ở Việt Nam.
Công văn đốc thúc, hướng tới loại bỏ việc buôn bán thịt và tiêu thụ thịt chó, mèo được ban hành trong bối cảnh 102 ổ dịch về bệnh dại được phát hiện tại 29 tỉnh, thành phố trên cả nước, gây tử vong và lây nhiễm rộng rãi, nhấn mạnh tính cấp bách phòng ngừa sự lan truyền bệnh dại tại Hà Nội.
Trước đó, UBND TP Hà Nội vừa phát hành công văn về công tác phòng chống bệnh dại, trong bối cảnh thành phố chuẩn bị bước vào mùa hè khắc nghiệt, làm gia tăng nguy cơ bệnh dại ở động vật.
Theo Sở Y tế Hà Nội, để phòng bệnh dại, cộng đồng cần thực hiện các biện pháp: chủ động phòng tránh không để bị chó, mèo tấn công; tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ. Ảnh: DL.
Theo công văn, UBND TP Hà Nội giao Sở NN-PTNT trách nhiệm kiểm tra công tác phòng chống bệnh dại động vật tại các quận, huyện, thị xã. Sở này cũng chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y hướng dẫn các quận xây dựng và duy trì vùng an toàn dịch bệnh dại.
Công văn nêu rõ, Sở Y tế cần chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội kịp thời chia sẻ thông tin về các trường hợp người bị chó, mèo mắc bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại cắn. Đồng thời, phối hợp với Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y (Sở NN-PNT) để điều tra, xác định nguyên nhân và thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh dại trên người theo quy định.
Thành phố cũng yêu cầu Sở Y tế tổ chức tiêm phòng và điều trị dự phòng bệnh dại đầy đủ cho người bị động vật cắn, đảm bảo đủ vắc xin và huyết thanh kháng dại đã được cấp phép sử dụng.
Bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như tử vong 100%, hiện đã có vắc xin chủng ngừa với 2 hình thức là chủng ngừa chủ động trên vật nuôi và chủng ngừa trên người trong những trường hợp bị chó, mèo mắc bệnh dại, nghi mắc bệnh dại cắn.
Hà An
Nguồn: nongnghiep.vn
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất