Hơn một tháng sau khi bệnh Dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Hà Nội, đến thời điểm này, sức tiêu thụ thịt lợn tại các chợ đã được cải thiện, giá thịt lợn hơi cũng tăng trở lại.
Tiêu thụ thịt lợn cải thiện
Khảo sát tại một số chợ dân sinh, chợ truyền thống trên địa bàn các quận: Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Nam Từ Liêm… vào sáng 3-4 cho thấy, sức tiêu thụ thịt lợn đã được cải thiện. Người tiêu dùng không còn hạn chế mua và sử dụng các sản phẩm từ thịt lợn.
Người tiêu dùng đã lựa chọn mặt hàng thịt lợn nhiều hơn (Ảnh: Hương Thủy)
Bà Nguyễn Thị Hướng, tiểu thương tại chợ dân sinh ở phường Mai Động (quận Hoàng Mai) cho biết, những ngày qua, mặt hàng thịt lợn đã được người dân mua nhiều hơn, sức tiêu thụ tăng khoảng 40%.
Còn tại chợ Hôm – Đức Viên (quận Hai Bà Trưng), bà Dương Thúy Liễu, tiểu thương chia sẻ, bà rất vui khi đến thời điểm này, người tiêu dùng đã mua thịt nhiều hơn. Mặc dù sức tiêu thụ chưa thực sự trở về mức như bình thường, nhưng so với thời điểm đầu tháng 3, đã cải thiện rõ. “Không chỉ các hộ gia đình mà nhà hàng, bếp ăn tập thể cũng đã sử dụng thịt lợn trở lại”, bà Liễu nói.
Sở dĩ sức tiêu thụ thịt lợn được cải thiện, bởi thành phố đã triển khai quyết liệt các biện pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi. Cùng với đó, qua truyền thông, người dân cũng hiểu được bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Chị Hồng Vân (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm) cho biết, thời gian đầu, gia đình chị giảm thịt lợn trong các bữa ăn. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu, chị không còn tâm lý e dè, bởi loại thực phẩm này được kiểm soát chặt chẽ. Vì vậy, thịt lợn đã trở lại trong bữa cơm gia đình chị thường xuyên hơn.
Theo ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, nhằm ngăn chặn bệnh và bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, hiện nay, các cơ sở giết mổ trên địa bàn thành phố tiếp tục được kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là cơ sở giết mổ tập trung tại các huyện: Thanh Trì, Chương Mỹ, Thường Tín, Mê Linh.
Giá lợn hơi tăng nhẹ
Sức cầu cải thiện khiến giá thịt lợn hơi trong những ngày gần đây tăng nhẹ. Còn nhớ, tháng 1 và 2 vừa qua, giá thịt lợn tăng do rơi vào dịp Tết Nguyên đán, nhưng trong tháng 3, giá mặt hàng này đã giảm 5,3% do tiêu dùng giảm sau Tết và ảnh hưởng của bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Giá thịt lợn móc (lợn đã được giết và làm sạch) hiện là 52.000-54.000 đồng/kg, trong khi cách đây khoảng nửa tháng chỉ ở mức 42.000-44.000 đồng/kg; thịt lợn hơi (cân khi lợn còn sống) tăng từ 31.000 đồng lên 39.000 đồng/kg. Giá thịt lợn hơi và lợn móc tăng nhưng giá thịt lợn tại các chợ hầu như giữ nguyên hoặc chỉ nhích nhẹ. Hiện nay, thịt thăn, ba chỉ, nạc vai được bán phổ biến là 80.000-90.000 đồng/kg, xương sườn: 100.000 đồng/kg, xương cục: 50.000 đồng/kg, dạ dày: 130.000-140.000 đồng/kg…
Người dân mua thịt lợn tại chợ Hôm Đức Viên sáng 3-4 (Ảnh: Hương Thủy)
Lý giải cho việc giá thịt lợn tại chợ hầu như không biến động dù cho giá thịt lợn hơi tăng nhẹ, bà Dương Thúy Liễu cho biết: “Người dân mới quay trở lại với thịt lợn, nếu tăng giá họ sẽ không mua nữa. “Giá lợn hơi biến động theo ngày, hôm nay một giá, mai một giá, chứ không ổn định như trước. Dù nhập vào ở mức giá cao nhưng chúng tôi chưa thể nâng giá bán lẻ, kể cả giá bán cho bếp ăn tập thể, nhà hàng, bởi sợ mất khách. Vì thế, những ngày này, các tiểu thương chỉ “lấy công làm lãi”.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thế Trung, quản lý cơ sở giết mổ Vạn Phúc (huyện Thanh Trì), lò mổ lớn nhất tại Hà Nội, cho biết, bình quân mỗi ngày cơ sở này giết mổ 1.800-2.000 con lợn (thời điểm không có bệnh dịch) thì những ngày gần đây, số lợn giết mổ chỉ là 800-1.000 con. Nguồn cung khan hiếm, bởi bệnh dịch xuất hiện đã khiến nhiều gia súc bị tiêu hủy; giá lợn hơi tăng là những nguyên nhân chính khiến số lợn giết mổ giảm sút.
Với diễn biến trên, có thể thấy, việc ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn châu Phi và có biện pháp tái đàn là vô cùng cần thiết nhằm bảo đảm nguồn cung khi bệnh dịch được kiểm soát.
Thanh Hương
Nguồn: Hà Nội Mới
- giá lợn tăng li>
- thị trường thịt lợn li>
- giá thịt lợn hơi li> ul>
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
Tin mới nhất
T4,13/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Đồng vốn sinh lời từ mô hình kinh tế trang trại
- Hypor: Chăn nuôi heo bền vững từ con giống tốt
- Hà Tĩnh: Gần 80% trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn thiếu giấy phép môi trường
- Đồng Nai: Mô hình nuôi gà tre thảo mộc đạt OCOP đầu tiên
- Hiệu quả từ nghị quyết hỗ trợ tiêm phòng vắc-xin bảo vệ đàn vật nuôi
- Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành
- Mô hình Nuôi heo đen sinh sản – cánh cửa mới cho người nghèo
- Áp dụng kỹ thuật mới cho mô hình chăn nuôi bò thịt vỗ béo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất