[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Dịp trước, trong và sau tết Dương lịch, Tết Nguyên đán, mùa Lễ hội người tiêu dùng sử dụng hàng hóa có nguồn gốc động vật tăng mạnh khoảng trên 20% so với bình thường, nên việc vận chuyển lưu thông động vật, sản phầm động vật ra, vào Hà Nội là rất lớn.
- Hà Nội: Giá thịt lợn thấp nhưng tiểu thương vẫn than thở vì ‘ế’ hàng
- Hà Nội: Phấn đấu 80% sản phẩm chăn nuôi sản xuất theo chuỗi liên kết, khép kín
- Hà Nội sẽ chấm dứt hoàn toàn hoạt động chăn nuôi trong khu vực cấm
Hà Nội hiện có đàn gia súc gia cầm lớn, đàn gia cầm khoảng 37 triệu con, đàn lợn 1,5 triệu con, đàn trâu bò 170 ngàn con, đàn chó mèo 430 ngàn con, đàn dê khoảng 14 ngàn con. Số trang trại chăn nuôi có 6.515 (trong đó có 91 trang trại quy mô lớn; 1.387 trang trại quy mô vừa; 5.037 trang trại quy mô nhỏ) với 190.608 hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Mặt khác Hà Nội hiện có nhiều cơ sở giết mổ lớn như cơ sở giết mổ gia cầm của Công ty C.P Việt Nam (đặt tại huyện Chương Mỹ) hàng ngày giết mổ khoảng trên 30 ngàn con gia cầm/ngày; cơ sở chăn nuôi, giết mổ trâu bò của công ty Đông Thành (Đông Anh) giết mổ khoảng trên 50 – 70 con/ngày; cơ sở giết mổ lợn Vạn Phúc (huyện Thanh Trì) hàng ngày giết mổ khoảng 1.300 -1.500 con/ngày; cơ sở giết mổ lợn Minh Hiền (Thanh Oai) 800 – 1000 con/ngày; chợ buôn bán gia cầm sống Hà Vĩ (Thường Tín) có có số lượng khoảng 25 – 30 ngàn con gia cầm ra, vào chợ/ngày; khu vực chợ Hải Bối (Đông Anh) có số lượng gia cầm sống hàng ngày 3 – 5 ngàn con. Bên cạnh đó thời tiết khí hậu dịp cuối năm biến động thất thường, mưa phùn, rét đậm, rét hại hay xảy ra, môi trường còn nhiều nơi ô nhiễm nặng đây là những tác động lớn làm nguy cơ phát sinh dịch bệnh đàn gia súc gia cầm.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nguồn thực phẩm cho người dân Thủ đô, thời gian qua ngành Chăn nuôi đã tham mưu để Thành phố có các văn bản chỉ đạo các sở, ngành liên quan, các quận, huyện, thị xã tập trung triển khai các kế hoạch về phát triển chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh trên địa bàn Thành phố. Đặc biệt chú ý các giải pháp về tái cầu trúc ngành chăn nuôi và chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2022 – 2030 tầm nhìn đến 2045 trong đó có giải pháp rất cụ thể về chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.
Phát triển chăn nuôi an toàn sinh học và giám sát dịch bệnh
Về chuyên môn, tập trung các giải pháp thực hiện công tác phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm vừa để chăn nuôi phát triển hiệu quả bền vững vừa bảo về người tiêu dùng có sản phẩm động vật và sản phẩm động vật an toàn.
Giải pháp cụ thể là thực hiện tốt công tác giám sát dịch bệnh, duy trì tiếp nhận và xử lý thông tin báo cáo hàng ngày qua đường dây nóng của Thành phố để kịp thời xử lý những ổ dịch phát sinh ngay từ cơ sở. Hướng dẫn, đôn đốc thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn. Thông tin báo cáo, điều tra, xác minh kịp thời khi có ổ dịch xảy ra.
Triển khai tổ chức lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng, đến nay đã lấy 5.500 mẫu huyết thanh để kiểm tra hiệu giá kháng thể sau tiêm phòng, kết quả tỷ lệ mẫu bảo hộ chung đạt từ 70% trở lên. Thực hiện công tác tiêm phòng đạt tỷ lệ cao để tạo miễ dịch chủ động cho đàn gia súc gia cầm. Đây là một trong những giải pháp căn cơ, quan trọng để phòng chống dịch bệnh.
Đến nay, trên địa bàn toàn Thành phố đã tiêm phòng vắc xin Lở mồm long móng trâu bò đạt 96,4% kế hoạch năm; Viêm da nổi cục trâu bò đạt 99,3%, Lở mồm long móng lợn đạt 85%, Dịch tả lợn đạt 90,5%, Tai xanh lợn đạt 93,3%, Cúm gia cầm đạt 89,2%; Dại chó mèo đạt 98,3% kế hoạch năm.
Từ kết quả này đã khẳng định đàn gia súc gia cầm đã có miễn dịch cao để chủ động phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Công tác xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh đang đẩy mạnh thực hiện đến nay đã có 37 cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh. Đặc biệt có 07 quận (Thanh Xuân, Tây Hồ, Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Long Biên) được Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và PTNT) cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh Dại động vật.
Công tác kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, thời điểm này mọi hoạt động đều tăng mạnh, đến thời điểm hiện tại tổng lượng động vật nhập về tăng khoảng 8,1%; động vật xuất đi các tỉnh giảm 20,89%. Tổng sản phẩm nhập về giảm 18,23%; sản phẩm xuất đi các tỉnh thành phố giảm 22,74% so với cùng kỳ.
Tập trung cao độ kiểm soát động vật, sản phẩm động vật
Về công tác quản lý giết mổ, ngành Thú y đang tập trung cao độ việc kiểm tra kiểm soát động vật, sản phẩm động vật ra vào các cơ sở giết mổ nhất là tập trung tại 11 cơ sở giết mổ công nghiệp, 50 cơ sở bán công nghiệp. Đồng thời duy trì hoạt động của các chốt kiểm dịch liên ngành tại các trục giao thông, chợ đầu mối với ba lực lượng Thú y, Quản lý thị trường và Công an giao thông thường trực 24/24 giờ; đồng thời cùng với các lực lượng chức năng của Thành phố, các quận, huyện tăng cường công tác thanh, kiểm tra các hoạt động đến vận chuyển lưu thông, quản lý giết mổ, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm nhất là việc vận chuyển lưu thông động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc.
Hợp tác với các tỉnh, thành trong công tác phòng, chống dịch bệnh, quản lý giết mổ; tiếp tục thực hiện giải pháp đưa các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, điểm, hộ giết mổ nhỏ lẻ, không đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm và môi trường vào giết mổ tại các cơ sở giết mổ tập trung theo quy hoạch. Thông tin kịp thời với các tỉnh, thành về lượng gia súc gia cầm xuất ra, nhập vào thành phố để nắm bắt thông tin, phối hợp xử lý vi phạm.
Thực hiện tốt đợt tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn thành phố, tập trung cao ở các khu chăn nuôi tập trung, nơi có ổ dịch cũ, các khu kinh doanh, buôn bán động vật, sản phẩm động vật, nhất là các cơ sở giết mổ, chợ có bán gia súc gia cầm sống, nơi có nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh cao. Đồng thời tập trung tuyên truyền để người dân, chủ hộ, chủ cơ sở giết mổ chủ động thực hiện tốt hơn giải pháp phun phòng định kỳ tại chuồng nuôi, các khu giết mổ để ngăn chặn mầm bệnh ngay từ các thôn xóm. Trong dịp trước và sau tết Nguyên đán Quý Mão Thành phố sẽ thực hiện 02 đợt tổng tẩy uế môi trường trên địa bàn toàn Thành phố để chủ động khống chế và ngăn chặn mầm bệnh.
Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các cơ chế, chính sách của Trung ương và Thành phố trong lĩnh vực chăn nuôi, phát triển vùng sản xuất chăn nuôi công tác phòng, chống dịch bệnh, giết mổ gia súc, gia cầm và an toàn thực phẩm. Tuyên truyền, vận động các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung theo quy hoạch. Định hướng người tiêu dùng thay đổi thói quen tiêu dùng sử dụng thịt tươi, thậm trí thực phẩm chưa rõ nguồn gốc chuyển sang lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có bao gói, tem nhãn. Tuyên truyền bằng nhiều hình thức để các hộ chăn nuôi, trang trại chăn nuôi chủ động chăn nuôi an toàn sinh học, đây cũng là giải pháp tốt nhất trong công tác phòng chống dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp tục kiểm tra và xử lý vi phạm về sản xuất, buôn thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y
Thực hiện tốt việc quản lý thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y, hiện tại trên địa bàn Thành phố có tới 1.058 cơ sở sản xuất, kinh doanh buôn bán thức ăn chăn nuôi, 646 cơ sở buôn bán thuốc thú y. Dịp cuối năm nhu cầu tiêu thụ thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y của người tiêu dùng tăng cao, đây cũng là cơ hội để người kinh doanh có thể trà trộn tung ra thị trường hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng trôi nổi, hàng lậu.
Ngành Thú y đã phối hợp với các lực lượng chuyên ngành tăng cường kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm đồng thời hướng dẫn các chủ hộ thực hiện tốt việc đăng ký thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến của Thành phố. Thời gian qua đã tổ chức tập huấn cho 350 người hành nghề thú y, buôn bán thuốc thú y trên địa bàn các quận, huyện, thị xã.
Nội dung chủ yếu về phổ biến, hướng dẫn, tuyên truyền các quy định của Pháp luật trong hoạt động buôn bán thuốc thú y, hành nghề thú y, quản lý thuốc thú y có chứa chất ma túy, tiền chất, kê đơn thuốc thú y cho các tổ chức, cá nhân buôn bán thuốc thú y, hành nghề thú y, cán bộ phụ trách quản lý thuốc thú y tại cơ sở. Tiếp tục kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y cho 120 cơ sở buôn bán thuốc thú y trên địa bàn; 420 chứng chỉ hành nghề thú y. Thực hiện thanh, kiểm tra hoạt động buôn bán thuốc thú y tại 29 cơ sở, lấy 65 mẫu/26 cơ sở buôn bán, bảo quản thuốc thú y để kiểm tra chất lượng thuốc thú y lưu thông trên thị trường, các mẫu vi phạm đã được xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Một số vi phạm thông thường như về hàm lượng thuốc thú y không đúng so với hàm lượng tự công bố, người bán hàng không có chứng chỉ hành nghề, buôn bán vắc xin không nằm trong danh mục được phép lưu hành, không có thiết bị bảo quản vắc xin theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Thời gian tới các ngành tiếp tục kiểm tra và xử lý vi phạm để đưa hoạt động này vào nề nếp, hiệu quả hơn để bào vệ người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh.
Cũng trong dịp này, rà soát đánh giá mức độ, khả năng tiêu thụ nguồn động vật và sản phẩm những tháng cuối năm để tiếp tục tạo điều kiện về cơ chế chính sách, hướng dẫn, tuyên truyền các doanh nghiệp xây dựng chuỗi liên kết, gắn các cơ sở giết mổ với các hộ chăn nuôi quy mô lớn, tạo sự đồng bộ từ chăn nuôi, giết mổ, chế biến sâu đến tiêu thụ sản phẩm; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nhất là chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn Thành phố.
Chắc chắn với các giải pháp trên được các cấp các ngành quan tâm chỉ đạo đồng bộ công tác đảm bảo nguồn thực phầm và phòng chống dịch bệnh đàn gia súc gia cầm trên địa bàn Thành phố dịp trước, trong và sau tết Nguyên đán Quý Mão được đảm bảo đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân Thủ đô./.
TS Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội
Ghi chú ảnh: Chăn nuôi bò thịt tại xã Minh Châu – Ba Vì
- phòng chống dịch bệnh li>
- hội chăn nuôi hà nội li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất