Chiều 21/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chủ trì cuộc họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn TP. Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Nguyễn Văn Sửu, đại diện các sở ngành và 16 DN.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu tại cuộc làm việc.
Thông tin tại cuộc họp, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, số lượng DN sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi trên địa bàn TP đã giảm khá nhiều. Tính đến tháng 3/2020, TP có 31 cơ sở sản xuất và 1.096 cơ sở kinh doanh thức ăn chăn nuôi, giảm tương ứng 20,5% và 5,5% so với cùng kỳ 2019.
Chia sẻ tại cuộc họp, Phó Tổng giám đốc Công ty CP Chăn nuôi C.P Việt Nam Vũ Anh Tuấn cho biết, công ty có nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi với công suất 720.000 tấn/năm, nhưng hiện công suất chỉ giữ được 600.000 tấn/năm. Ở quy mô nhỏ hơn, Công ty TNHH Tân Phương Đông có công suất 75.000 tấn/năm, nhưng hiện cũng chỉ chạy được 40 – 50% công suất.
Rất nhiều khó khăn đã được các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi nêu ra tại cuộc họp. Trong đó, nổi cộm là dịch tả lợn châu Phi kéo dài khiến tổng đàn lợn giảm gần 32% so với cùng kỳ 2019, trong khi sản xuất thức ăn cho lợn chiếm đến 60%. Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch Covid-19 bùng phát dẫn đến khan hiếm nguồn nguyên liệu nhập; trong khi giá lại tăng 15 – 30%…
Chia sẻ với những khó khăn của các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi đang phải đối diện, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, TP luôn đồng hành với các DN, nhất là sau những tác động lớn của dịch Covid-19 thời gian qua. Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung chỉ đạo các sở ngành tham mưu, sớm soạn thảo văn bản kiến nghị giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu (ngô, đậu tương) để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét. Đồng thời, đẩy mạnh làm việc với các bộ ngành có liên quan trong việc kết nối thu mua nguyên liệu từ các quốc gia Đông Âu (Nga, Ukraine…), nhằm mở rộng thị trường nguyên liệu.
Liên quan đến điều kiện sản xuất, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung giao Sở Y tế Hà Nội sớm làm việc với các DN nhằm hướng dẫn tổ chức cách ly phòng dịch Covid-19. Dù vậy, lãnh đạo TP cũng khuyến cáo các DN cần tiếp tục thực hiện nghiêm bảo hộ lao động, chủ động trong phòng chống nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại các nhà máy, xí nghiệp sản xuất…
Để hỗ trợ các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, sẽ tạo điều kiện để các DN tổ chức vận chuyển nguyên liệu từ cảng đến nhà máy, từ nhà máy sản xuất đến các đại lý. Cụ thể, sẽ xem xét để cho phép vận chuyển 24/24h nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi. Cùng với đó, TP sẽ làm việc với các ngân hàng để mở rộng nguồn vốn vay không cần thế chấp.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 chưa được khống chế và còn rất phức tạp tại nhiều quốc gia, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung kêu gọi các DN sản xuất thức ăn chăn nuôi “bắt tay nhau” để cùng thu mua, chia sẻ nguồn nguyên liệu, cũng như hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, tiếp tục mở rộng hạ tầng để bảo đảm lưu trữ nguồn nguyên liệu. “Chỉ cần DN có nguồn lực, TP sẽ cho phép mở rộng kho chứa ngay lập tức” – Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nói.
Trọng Tùng
Nguồn: Hà Nội Mới
- nguyên liệu thức ăn chăn nuôi li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T2,25/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất