[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Để đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật thời gian qua, Chi cục Thú y Hà Nội tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Kết quả trong 10 tháng đầu năm 2017, đã có tổng số 3.756 buổi kiểm tra với 14.274 lượt cơ sở kiểm tra.
Với dân số khoảng 10 triệu người, Hà Nội có nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm khoảng 900 tấn/ ngày trong đó lượng thịt gia súc, gia cầm nhập khẩu vào Hà Nội đáp ứng khoảng 15,2% nhu cầu tiêu thụ. Tuy nhiên Hà Nội hiện vẫn quá nhiều cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, theo số liệu thống kê năm 2017, hiện nay trên địa bàn thành phố có 1.070 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Trong đó cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, thủ công 1.047 cơ sở cơ sở giết mổ bán công nghiệp 17 cơ sở, cơ sở giết mổ công nghiệp 6 cơ cở.
Hoạt động kiểm tra sản phẩm động vật của Chi cục Thú y Hà Nội
Những điểm nhấn về các vụ việc được ghi nhận đó là phối hợp cùng Đội Nông nghiệp – An ninh kinh tế (Công an Hà Nội) và Đoàn liên ngành huyện Chương Mỹ kiểm tra, xử lý 03 xe chở lợn không rõ nguồn gốc với số lượng 307 con có biểu hiện của bệnh LMLM. Đã tiến hành lấy mẫu gửi xét nghiệm đều có kết quả dương tính với bệnh LMLM type O giúp UBND huyện Chương Mỹ có căn cứ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các lái xe và tiêu hủy toàn bộ số lợn nhiễm bệnh. Thành lập 03 đoàn Kiểm tra công tác phòng chống Cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm khác tại các địa phương theo.
Đặc biệt là tại các chợ đầu mối buôn bán gia cầm sống tại các trạm, chốt kiểm dịch động vật liên ngành trên địa bàn thành phố (như Bắc Thăng Long – Đông Anh; Chợ Hà Vỹ – Thường Tín). Thành lập đoàn kiểm tra việc chấp hành Pháp luật về hoạt động sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi tại Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Trường Phát Việt Nam. Phối hợp Công an thành phố, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm tại các nhà hàng, hoạt động giết mổ động vật trên địa bàn các huyện Đông Anh và Thường Tín, thành phố Hà Nội. Kiểm tra các kho lạnh bảo quản sản phẩm thịt gia súc, gia cầm đông lạnh nhập khẩu tại khu Công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội, Kho của Công ty An Việt Hà Nội; Kho của Công ty ETC. Bên cạnh đó ngành Thú y cũng đã cử cán bộ thanh tra chuyên ngành, cán bộ chuyên môn tham gia đoàn thanh tra kiểm tra thành phố, tham gia tiểu ban chỉ đạo của cơ quan thường trực Ban chỉ đạo 389/TP Hà Nội kiểm tra liên ngành về việc kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập lậu trên địa bàn TP Hà Nội. Tham gia đoàn liên ngành của Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội về việc kiiểm tra công tác quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp và ATTP nông lâm thủy sản, đoàn kiểm tra tháng cao điểm về ATTP năm 2017. Trên địa bàn 30 quận, huyện, thị xã, các Trạm Thú y đã phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành quận, huyện tăng cường kiểm tra trên 03 lĩnh vực (phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, kinh doanh thuốc thú y), chấn chỉnh và xử lý kịp thời các vi phạm trong công tác thú y.
Kết quả trong 10 tháng đầu năm 2017 đã có tổng số 3.756 buổi kiểm tra với 14.274 lượt cơ sở kiểm tra. So cùng kỳ năm 2016, số lượt kiểm tra giảm 3,1%, nhưng số lượt cơ sở được kiểm tra cao hơn 26,7%; Số trường hợp vi phạm được phát hiện và xử lý tăng 10,7% (số trường hợp xử phạt hành chính cao 45,1%), tập trung chủ yếu trong lĩnh vực thuốc thú y, kiểm dịch, vệ sinh thú y, sản xuất thức ăn chăn nuôi và an toàn thực phẩm. Tổng số các trường hợp xử lý vi phạm 1.182 trường hợp (hình thức xử phạt chủ yếu là phạt tiền và phạt cảnh cáo). Cảnh cáo 280 trường hợp, tiêu huỷ 259 trường hợp đối với động vật và sản phẩm động vật không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường. Tiến hành phạt tiền 562 trường hợp với tổng số tiền: 2.033.633.000 đồng (Hai tỷ không trăm ba mươi ba triệu sáu trăm ba mươi ba nghìn đồng). Trong đó liên ngành các quận huyện xử phạt 643 trường hợp (1.988.008.000 đồng); Chi cục Thú y ra quyết định xử phạt 09 trường hợp (45.625.000 đồng).
Có thể nói từ việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành đã tạo được những điểm nhấn nổi bật về công tác thú y, an toàn thực phẩm đó là không để dịch bệnh xảy ra, không có vụ ngộ độc lớn về sử dụng động vật và sản phẩm động vật trên địa bàn Thành phố. Cũng từ kết quả này mà người dân thành phố yên tâm khi sử dụng động vật và sản phẩm động vật.
Tuy nhiên trong quá trình thực thi nhiệm vụ thanh tra kiểm tra, các cơ quan chức năng và cán bộ thi hành công vụ cũng thấy bộ lộ những hạn chế bất cấp cần được sự quan tâm hơn nữa, sự chỉ đạo đồng bộ của các cấp các ngành. Đó là hoạt động giết mổ nhỏ lẻ còn nhiều, với 1047 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ nằm rải rác ở các khu dân cư nên rất khó kiểm soát của lực lượng cán bộ chuyên môn.
Hiện tại Chi cục Thú y Hà Nội đã ký với 24 tỉnh thành phía Bắc trong việc Hợp tác kiểm soát dịch bệnh, thông tin dịch bệnh. Tiếp tục thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra các cơ sở kinh doanh, giết mổ chế biến tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời làm tốt công tác tuyên truyền, nhất là tuyên truyền Nghị định số 90/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y; Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trong công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch kiểm soát giết mổ; các cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ. Làm tốt việc tuyên truyền để người dân phát giác những vi phạm, để ngăn chặn những vi phạm ngay tư cơ sở.
Hy vọng với những giải pháp trên cùng sự vào cuộc đồng bộ của các cấp các ngành sự đồng thuận của người dân, người chăn nuôi giết mổ, kinh doanh, chế biến tiêu thụ sản phẩm thì chất lượng an toàn thực phẩm đối với động vật và sản phẩm động vật ngày càng được cải thiện, có chuyển biến tích cực./.
Nguyễn Ngọc Sơn
Chi cục trưởng – Chi cục Thú y Hà Nội
Hà Nội hiện có tổng đàn gia súc gia cầm đứng tốp đầu cả nước với đàn trâu 24.237 con, đàn bò 137.978 con, trong đó bò sữa 15.390 con, sản lượng thịt bò hơi xuất chuồng 5.100 tấn, sản lượng sữa tươi 18.800 tấn. Đàn lợn 1.652.588 con, sản lượng 167.085 tấn. Đàn gia cầm 28,789 triệu con, sản lượng thịt hơi xuất chuồng 43.614 tấn, sản lượng trứng gia cầm 624.981.000 quả.
Số lượng trang trại chăn nuôi có 919 trang trại chăn nuôi trong đó 305 trang trại chăn nuôi tổng hợp (33,19%); 398 trang trại gà (33,19%); 216 trang trại lợn (23,5%). Chăn nuôi trang trại chiếm gần 40% tổng đàn, còn trên 60% chăn nuôi nhỏ lẻ, tận dụng tại các hộ gia đình, cung cấp khoảng 70% sản lượng thịt cho thị trường.
Bên cạnh đó trên địa bàn thành phố còn có các cơ sở chăn nuôi trọng điểm của các công ty liên doan, quốc doanh (như Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam, Công ty cổ phần Giống gia cầm Lương Mỹ, RTD, Trung tâm Thực nghiệm và bảo tồn vật nuôi, Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương….)
- thực phẩm sạch li>
- vệ sinh an toàn thực phẩm li>
- kiểm tra sản phẩm động vật li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất