Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội, toàn thành phố đã tái đàn được 576.349 con lợn, trong đó số lợn tái đàn tại các hộ chăn nuôi trong dân là 108.332 con và tại các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã là 468.017 con.
Quang cảnh hội nghị.
Ngày 2-1-2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội tổ chức hội nghị đại biểu công chức, viên chức – người lao động năm 2020 và tổng kết công tác năm 2019.
Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết, hiện trên địa bàn thành phố có tổng đàn gia súc, gia cầm đứng tốp đầu cả nước với 153.217 con trâu bò; 1,8 triệu con lợn; 31,7 triệu con gia cầm…
Về bệnh Dịch tả lợn châu Phi, tính đến thời điểm này, trên địa bàn thành phố bệnh đã xảy ra tại 32.991 hộ (chiếm 40,9%)/2.389 thôn, tổ dân phố/449 xã, phường thuộc 24 quận, huyện; làm mắc bệnh và tiêu hủy 543.793 con lợn. 12 quận, huyện, thị xã đã qua 30 ngày không phát sinh thêm bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
Để bảo đảm nguồn cung thực phẩm, Chi cục đã phối hợp với các địa phương hướng dẫn người dân tái đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học. Đến nay, toàn thành phố đã tái đàn được 576.349 con lợn, trong đó số lợn tái đàn tại các hộ chăn nuôi trong dân là 108.332 con và tại các công ty, xí nghiệp, hợp tác xã là 468.017 con. Kết quả cho thấy, lượng lớn lợn đã được tái đàn phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý.
Đặc biệt, Chi cục đã chỉ đạo hệ thống thú y cơ sở giám sát dịch bệnh chặt chẽ đến tận hộ chăn nuôi trên địa bàn; thông tin báo cáo, điều tra, xác minh và xử lý kịp thời khi xuất hiện ổ dịch. Chi cục đã hướng dẫn đôn đốc các đơn vị trực thuộc lấy mẫu giám sát sau tiêm phòng với hơn 4,7 nghìn mẫu.
Mặc dù đạt nhiều kết quả và nỗ lực trong công tác phòng chống dịch bệnh và bảo đảm chăn nuôi, nhưng do đặc điểm của bệnh Dịch tả lợn châu Phi khó kiểm soát do chưa có vắc xin phòng bệnh và thuốc điều trị nên nguy cơ bùng phát dịch bệnh rất cao. Mặt khác, một số đơn vị tập trung chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi nên đã ảnh hưởng tới tiến độ tiêm phòng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm, công tác lấy mẫu sau tiêm phòng…
Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Huy Đăng yêu cầu trong năm 2020, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cần nâng cao chất lượng hệ thống, cơ sở vật chất mạng lưới thú y cơ sở; mở rộng đào tạo, tập huấn cho cán bộ chuyên môn. Đặc biệt, trong năm 2020, cần lên kế hoạch tập trung cho việc phòng chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi, do không có vắc xin nên Hà Nội cần triển khai, hướng dẫn, đầu tư cho chăn nuôi sinh học, bảo đảm an toàn thực phẩm…
NGỌC QUỲNH
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
Tin mới nhất
T4,02/04/2025
- Thịt và trứng gia cầm của Việt Nam chính thức bước vào thị trường Singapore
- Nông sản Việt nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Halal
- Cải thiện hiệu quả sử dụng thức ăn của vật nuôi bằng chọn và nhân giống (Kỳ I)
- Nghị định 73/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi
- Anh nông dân miền núi để dành được 30 triệu đồng mỗi tháng nhờ nuôi lợn
- Vĩnh Phúc đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật Chăn nuôi
- Thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Achentina tăng 182%
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất