Ông Lê Đình Huệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3, cho biết: Sau khi lấy 7 mẫu bệnh phẩm của 7 con trâu bò đột tử tại xã Yên Hồ, huyện Đức Thọ từ ngày 13-22/5/2020 gửi ra Viện Thú y Trung ương xét nghiệm, đến ngày 7/9/2020 đã có kết quả.
Ông Lê Đình Huệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3
Theo đó, một trong những nguyên nhân gây ra hàng loạt con trâu bò đột tử là do bệnh clostridium perfringens. Vi khuẩn gây bệnh đã sinh ra độc tố tác dụng lên chức năng cơ tim, làm hạ huyết áp, chậm nhịp tim làm tăng tính hô hấp mạch máu gây choáng và chết.
Cũng theo Chi cục Thú y vùng 3 thì đây là bệnh do vi khuẩn gây ra chứ không phải dịch. Ở nước ta, một vài địa phương đã xuất hiện loại bệnh này như: Đắk Lắk, Nghệ An.
Đối với loại bệnh này thì Mỹ đã có vắc-xin phòng ngừa, nhưng do bệnh không phổ biến ở nước ta nên hiện nay chưa nhập khẩu loại vắc-xin này để tiêm phòng.
Từ cuối tháng 3/2020, nhiều con bò đang ăn cỏ trên đồng tại xã Yên Hồ tự dưng lăn ra chết
Trước đó, tại 2 thôn là Trung Hậu và Quy Vượng thuộc xã Yên Hồ xuất hiện tình trạng trâu bò chết hàng loạt. Bắt đầu từ ngày 26/3/2020, gia đình ông Ngô Đức Nhạ, thôn Quy Vượng phát hiện con bò nái 8 năm tuổi có chửa 4 tháng đang được chăn thả ngoài đồng thì đột nhiên ngã lăn ra chết. Từ đó đến ngày 7/9/2020, trên địa bàn xã Yên Hồ đã có 15 con (2 con trâu, 13 con bò) chết đột ngột, tất cả đều có triệu chứng giống nhau là: sau khi chết, trâu bò có hiện tượng bụng đầy hơi, chảy nước bọt, thè lưỡi ra ngoài.
Ông Lê Đình Huệ, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng 3 khuyến cáo: Hiện mới chỉ tìm ra một trong những nguyên nhân gây hiện tượng trâu bò chết nói trên, Chi cục thú y vùng 3 đang tiếp tục kiểm tra để tìm ra các nguyên nhân khác nếu có, từ đó có phương án để xử lý triệt để.
Chính quyền địa phương phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành chôn lấp những con bò bị chết
Ông Lê Đình Huệ khuyến cáo người chăn nuôi và chính quyền địa phương cần tuân thủ việc tiêm phòng cho đàn gia súc, tiến hành tiêu độc khử trùng tại các khu vực, chuồng trại có trâu bò chết. Về phía Chi cục Thú y vùng 3 sẽ đề xuất Bộ NN&PTNT khuyến khích nhập khẩu nhập vắc-xin clostridium perfringens để tiêm phòng cho gia súc ở những địa phương có bệnh nêu trên.
Đức Phú
Nguồn: Báo Hà Tĩnh
- Hà Tĩnh li>
- clostridium perfringens li>
- Lê Đình Huệ li>
- Chi cục Thú y vùng 3 li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất