Trận lũ lịch sử vừa qua đã cuốn trôi lượng lớn thức ăn khô và làm nhiều ha ngô, khoai, sắn hư hỏng. Đàn gia súc của nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đang đứng trước nguy cơ thiếu đói.
Trận lũ hồi tháng 10 đã tác động xấu đến tình hình chăn nuôi của xã Tân Lâm Hương (Thạch Hà). Ông Trần Văn Cường – Phó Chủ tịch UBND xã Tân Lâm Hương thông tin: “Hơn 20 ha rau màu, trên 2 ha ngô của nông dân bị hư hỏng hoàn toàn. Ngoài ra, lượng lớn rơm rạ ngâm trong nước bị nát nên hiện nay nông dân đang lo lắng về nguồn thức ăn cho gia súc.
Sau mưa lũ, thức ăn cho đàn gia súc trên địa bàn Hà Tĩnh trở nên khan hiếm.
Toàn xã hiện có trên 1.300 con trâu, bò thì có tới khoảng 1.000 con đang đứng trước nguy cơ thiếu đói. Nông dân đành phơi lại số rơm ít ỏi bị ngâm trong lũ, đi các địa phương khác mua rơm khô; người có điều kiện hơn thì có thể bổ sung cám cho trâu, bò. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến chi phí chăn nuôi tăng cao”.
Ông Lê Văn Thuận – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Thạch Hà cho biết: “Lũ lên quá nhanh, nông dân trở tay không kịp nên toàn bộ thức ăn dự trữ cho trâu, bò bị cuốn trôi. Ngoài ra, nhiều diện tích ngô, khoai bị hư hỏng nên thời điểm này nông dân các xã: Tân Lâm Hương, Thạch Thắng, Tượng Sơn, Thạch Đài… gặp rất nhiều khó khăn trong việc chăm sóc đàn vật nuôi”.
Cẩm Xuyên cũng là địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ và nông dân đang phải chật vật tìm nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi. Gia đình ông Phạm Hữu Canh (thôn Mỹ Sơn, xã Cẩm Mỹ) là một trong số đó.
Ông Canh cho hay: “Nhà tôi có 8 con bò, vừa rồi bị lũ cuốn trôi 1 con. Toàn bộ lúa, gạo bị hư hỏng, thức ăn khô dự trữ cho bò cũng bị cuốn trôi. Đã thế, 1 mẫu ruộng trồng ngô, khoai, sắn cũng bị nước lũ ngâm thối. Thiệt hại sau mưa lũ nặng nề nên việc mua thức ăn cho bò đối với gia đình là rất khó khăn”.
Sắn của gia đình ông Phạm Hữu Canh (xã Cẩm Mỹ , huyện Cẩm Xuyên) bị nước lũ ngâm hư hỏng.
Gia đình ông Phan Văn Thuật (thôn Mỹ Yên, xã Cẩm Mỹ) nuôi 3 con bò thịt và hiện cũng đang đứng trước nguy cơ thiếu nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi.
Ông Thuật cho hay: “Lũ cuốn trôi của gia đình 3 tạ cây lạc khô, 1/2 lượng rơm dự trữ cũng hư hỏng. Ngoài ra, 1 sào ngô phục vụ chăn nuôi cũng hư hại. Để có nguồn thức ăn cho 3 con bò thịt, chúng tôi phải phơi lại số rơm ít ỏi và đi kiếm cỏ. Nhiều thời điểm phải bỏ tiền mua thêm cám cho bò ăn, chi phí đội lên cao”.
Chị Lê Thị Lệ – Phụ trách nông nghiệp xã Cẩm Mỹ cho biết: “Thống kê bước đầu, toàn xã có 533 tấn thức ăn gia súc bị hư hỏng hoàn toàn (chưa kể rơm rạ) do mưa lũ. Do vậy, 3.250 con trâu, bò của địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu đói”.
Không chỉ Cẩm Mỹ, nông dân các xã khác thuộc huyện Cẩm Xuyên cũng đang khó khăn trong việc tìm nguồn thức ăn cho trâu, bò.
Người chăn nuôi phơi lại số rơm ít ỏi còn sót lại sau lũ để làm thức ăn cho đàn gia súc.
Ông Lê Văn Danh – Trưởng phòng NN&PTNT huyện Cẩm Xuyên cho biết: “Hiện nay, tổng đàn trâu, bò toàn huyện là 25.070 con. Trong đó, các xã: Cẩm Mỹ, Cẩm Duệ, Cẩm Thạch, Cẩm Thành, Cẩm Vịnh, Cẩm Bình… là những địa phương có đàn gia súc lớn và nguồn thức ăn phục vụ chăn nuôi sau mưa lũ khan hiếm. Nguyên nhân là do mưa lũ đã cuốn trôi và làm hư hỏng nguồn thức ăn gia súc mà bà con sản xuất. Ngoài ra, đồng ruộng bị ngâm trong nước lũ lâu ngày nên cỏ cũng bị thối chết”.
Cũng theo ông Danh, để giúp nông dân vượt qua giai đoạn khó khăn, khôi phục sản xuất, huyện đã hỗ trợ 2,5 tấn giống ngô phục vụ chăn nuôi. Địa phương cũng đang đẩy mạnh tuyên truyền, vận động bà con tranh thủ thời tiết nắng ráo, tiến hành làm đất, xuống giống để sớm có nguồn thức ăn tại chỗ phục vụ chăn nuôi.
Sau mưa lũ, đàn gia súc của nhiều địa phương đang đứng trước nguy cơ thiếu đói.
Ông Trần Hùng – Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh cho hay: “Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Lộc Hà, Nghi Xuân, Kỳ Anh… là những địa phương bị ảnh hưởng nặng do bão lũ. Nguồn thức ăn cho gia súc ở đây có thể bị lũ cuốn, hư hỏng, đồng cỏ bị ô nhiễm. Ngoài ra, bùn đất và khí hậu ẩm ướt đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn gia súc. Do vậy, vật nuôi cần được chăm sóc chu đáo, không bị bỏ đói, không ăn những loại thức ăn bị mốc, hư hỏng; hạn chế uống nước bẩn…
Ông Hùng còn cho hay: Chuồng trại cho gia súc sau lũ cần tiêu độc khử trùng, vệ sinh sạch sẽ, che chắn kín gió, tôn nền khô ráo hơn và vệ sinh dụng cụ chăn nuôi thật tốt để tránh mầm bệnh. Đặc biệt, những gia đình có đàn gia súc lớn nên có kế hoạch xuất bán hợp lý vì trong thời kỳ này nguồn thức ăn khan hiếm và để hạn chế rủi ro do dịch bệnh có thể xảy ra. Đến khi tình hình sản xuất ổn định trở lại thì có thể gây dựng đàn mới.
Thu Phương – Phan Trâm
Nguồn: Báo Hà Tĩnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T5,21/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất