Tuy đã nhiều lần thất bại trong quá trình chăn nuôi lợn rừng, nhưng niềm đam mê đã thôi thúc vợ chồng anh Nguyễn Văn Ánh, Tô Khánh Vân ở xã Kỳ Tân, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh mạnh dạn tiếp tục thử sức ở lĩnh vực này. Hiện mô hình kinh tế tổng hợp cùng trên 150 con lợn rừng giúp anh chị có nguồn thu khiến nhiều người mơ ước.
Trong khi nhiều người ở Hà Tĩnh chấp nhận ly hương kiếm sống thì vợ chồng anh Nguyễn Văn Ánh vẫn đau đáu với suy nghĩ làm giàu ngay trên “đất cằn đá sỏi” cha ông để lại. Sau 2 lần đổ vỡ với chăn nuôi lợn thương phẩm, anh chị mất trắng gần 400 triệu đồng. Tuy vậy, vợ chồng trẻ không nản chí và chính suy nghĩ không thể phá bỏ cơ ngơi chuồng trại mà khó khăn lắm mới có thể xây dựng đã thôi thúc họ đổi hướng nuôi lợn rừng.
Sau khi nghiên cứu trên báo, đài và nhiều lần tham quan trực tiếp mô hình, đầu năm 2017, anh chị ra tận trang trại Hoa Viên (Hà Nội) mua giống. Hàng chục con giống Ri pha Thái với kinh phí gần 200 triệu đồng được đưa về Kỳ Tân.
Có giống, anh chị đầu tư thêm kinh phí hoàn thiện hệ thống chuồng trại diện tích trên 700 m2. Ở đó, có khu vực dành riêng cho lợn ăn uống, chuồng ngủ, khu chăn thả…, tạo không gian thoáng đãng, sạch sẽ, tránh dịch bệnh.
Tuy nhiên, nuôi lợn trong điều kiện khí hậu thất thường như Kỳ Anh là một bất lợi lớn. Thời tiết thay đổi đột ngột sẽ kéo theo nhiều dịch bệnh, do đó, anh chị phải ứng dụng nhiều kỹ thuật mới. Ngoài tiêm phòng vắc-xin đầy đủ thì chế độ ăn uống khoa học, sử dụng hệ thống sưởi ấm bằng điện giúp cân bằng và ổn định nhiệt độ chuồng nuôi là điều cần thiết giúp lợn rừng tăng sức đề kháng.
Để thịt lợn thơm ngon, săn chắc, anh chị hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp. Thay vào đó là thức ăn tự nhiên như: Cám, ngô, sắn, rau, cỏ… Nhằm tạo nguồn thức ăn lâu dài cho lợn rừng gắn với phát triển các sản phẩm nông nghiệp khác, anh chị đã mua và thuê lại diện tích bỏ hoang của người dân lân cận. Gia đình hiện có khoảng 23 ha, trong đó, 16 ha trồng sắn, 4 ha lạc và 3 ha cỏ voi.
Từ những con giống ban đầu, đến nay, đàn lợn của gia đình anh Nguyễn Văn Ánh đã phát triển với trên 150 con. Tết Nguyên đán vừa rồi, gia đình xuất bán hàng chục con lợn thịt với mức giá 200 ngàn đồng/kg. Mỗi con khoảng 50 kg, gia đình anh thu về nguồn lợi khá.
Ngoài lợn thịt, anh Ánh còn cung ứng lợn giống cho bà con. Với giống lợn con như thế này, sau khoảng 1,5 – 2 tháng chăm sóc, cân nặng đạt 9 – 10 kg, sẽ được xuất chuồng với mức giá 200 ngàn đồng/kg. Còn lợn nái (tầm 30 – 35 kg) được xuất bán với giá 250 ngàn đồng/kg
“Khó khăn hiện nay của gia đình là vốn sản xuất và thị trường tiêu thụ ổn định trong hành trình nhân rộng quy mô theo hướng hàng hóa. Do đó, chúng tôi rất cần sự hỗ trợ, đồng hành của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng để mô hình phát triển theo hướng bền vững” – chị Tô Khánh Vân chia sẻ.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Kỳ Tân – Nguyễn Thế Quỳnh (người bên phải) khẳng định: “Chính sức trẻ, niềm đam mê và sự quả quyết đã giúp vợ chồng anh Nguyễn Văn Ánh tạo dựng cơ ngơi thành công. Trong khi nhiều người tha hương kiếm sống thì anh chị đã biến “đất chết” thành “vàng”. Năm 2017, mô hình tổng hợp giúp anh chị thu về khoảng trên 1 tỷ đồng. Đặc biệt, mô hình tạo việc làm ổn định cho 10 lao động thường xuyên và hàng chục lao động thời vụ. Từ đây, góp phần lan tỏa và khuyến khích các mô hình kinh tế trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương”.
Thảo Hiền
Nguồn: Báo Hà Tĩnh
4 Comments
Để lại comment của bạn
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
Tin mới nhất
T6,18/04/2025
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Cơ hội chuyển đổi số trong chăn nuôi heo Việt Nam: Từ mô hình truyền thống đến chăn nuôi thông minh
- AVAC: Tiêm vắc xin AVAC ASF LIVE mũi 2 cho 270 con lợn giống
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Xin cho em số điện thoại của anh Ánh được không a.Em đang nuôi lợn rừng và đang tìm đầu ra ở Hà Tĩnh
Cho xin số điện thoại
Em muốn mua con giống, làm sao để liên hệ?
Em muốn mua 1 con. 0964004477