Trong khi Bộ Công thương tính nhập khẩu thịt heo thì Bộ trưởng Nông nghiệp lo lắng thịt heo giá rẻ nhập khẩu ồ ạt khiến chăn nuôi trong nước tổn thương.
Tại hội nghị “Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU: Các cam kết quan trọng trong lĩnh vực nông nghiệp và những điều cần lưu ý” ngày 21/8, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định, hội nhập kinh tế quốc tế thông qua việc tham gia các FTA mở ra cơ hội mới cho nông nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, mạng lưới sản xuất toàn cầu, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cải cách thể chế theo hướng tích cực, cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, tranh thủ vốn đầu tư, công nghệ tri thức, kinh nghiệm quản lý, tạo thêm nhiều việc làm trong nước…
Bên cạnh cơ hội khi hàng nông nghiệp xuất khẩu của Việt Nam giảm thuế, tăng kim ngạch thì ở chiều thứ hai, áp lực cũng rất lớn. Thuế về 0%, hàng rào phi thuế quan sẽ được dựng lên rất chặt, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, đặc biệt là an toàn thực phẩm.
Lượng thịt gà, thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăng. Ảnh minh họa
“Áp lực lớn thứ hai là Việt Nam với dân số 100 triệu dân, là thị trường khổng lồ để hàng hóa EU tràn vào. Hiện giá thịt heo nhập về Việt Nam có giá chỉ 26.000-28.000 đồng/kg. EVFTA có hiệu lực sẽ khiến ngành chăn nuôi trong nước là ngành bị tổn thương nhất, cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu giá rẻ nhiều nhất”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chia sẻ.
Đây là cuộc chơi lớn, yêu cầu cao, vì vậy từ Nhà nước tăng cường hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính. Trục thứ hai là doanh nghiệp, doanh nhân phải vào cuộc, là lực lượng quyết định hội nhập thành công hay không, thực hiện hội nhập. Trục thứ ba là người dân, phải sản xuất theo quy trình, tiêu chuẩn toàn cầu. Phải liên kết thành hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp.
Trong khi Bộ trưởng NN-PTNT lo ngại ngành chăn nuôi Việt sẽ bị tổn thương vì cạnh tranh khốc liệt với hàng nhập khẩu giá rẻ thì Bộ Công thương có ý định nhập khẩu thịt lợn nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Theo đó, từ tháng 3 năm nay, Bộ Công thương tính toán, trong trường hợp dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lây lan tại Việt Nam có ảnh hưởng đến nguồn cung trong nước, Bộ sẽ chỉ đạo các doanh nghiệp thương mại nhập khẩu từ các nước không bị ảnh hưởng bởi dịch tả lợn châu Phi như Mỹ, Úc, Hàn Quốc, Ấn Độ…
Các doanh nghiệp thương mại sẽ căn cứ vào tín hiệu của thị trường để xác định lượng nhập khẩu phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong vòng nửa đầu năm 2019, số lượng thịt lợn nhập khẩu vào Việt Nam đã lên tới 8.000 tấn; số lượng thịt gà nhập khẩu lên tới 142.190 tấn.
Thịt lợn được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Brazil (40%), Ba Lan (15-17%), Canada, Mỹ, Úc… Giá thịt lợn nhập khẩu xê dịch từ 30.000 đồng/kg đến 46.000 đồng/kg.
Bên cạnh thịt lợn, trong nửa đầu năm 2019, Việt Nam cũng nhập khẩu tới 142.190 tấn thịt gà với giá trị 120 triệu USD, chủ yếu từ các thị trường Mỹ, Hàn Quốc, Hà Lan, Ba Lan, Brazil và Nga.
Trong đó, Mỹ là nước xuất khẩu thịt gà lớn nhất vào Việt Nam, với hơn 62.400 tấn, trị giá 48,6 triệu USD. Giá thịt gà cũng rất hấp dẫn, đơn cử như thịt gà đông lạnh từ Mỹ gồm cánh, đùi, chân và gà xay có giá trung bình chỉ khoảng 17.000 đồng đến 23.000 đồng/kg.
Minh Thái (Tổng hợp)
Nguồn: Báo Đất Việt
- nhập khẩu thịt li>
- thịt heo nhập khẩu li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất