Công ty Cargill Việt Nam tại Hưng Yên và Công ty HAID Hải Dương đã hỗ trợ nông dân Hải Dương cá rô phi giống, thức ăn chăn nuôi và tiền mặt để khôi phục sản xuất sau bão, lũ.
Chiều 12/10, tại xã Nam Tân (Nam Sách), dưới sự chứng kiến của lãnh đạo Cục Thuỷ sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hải Dương, 2 doanh nghiệp trên đã tổ chức chương trình trao hỗ trợ cho 75 hộ nuôi thuỷ sản bị thiệt hại do bão lũ.
Cùng với hỗ trợ 2 triệu con cá rô phi giống, Công ty TNHH HAID Hải Dương còn trao 150 triệu đồng tiền mặt hỗ trợ 30 hộ nuôi thuỷ sản bị thiệt hại do bão, lũ
Cụ thể, Công ty TNHH HAID Hải Dương hỗ trợ 2 triệu con cá rô phi giống cho 25 hộ và 150 triệu đồng tiền mặt cho 30 hộ (mỗi hộ 5 triệu đồng) ở các huyện Tứ Kỳ, Ninh Giang, Gia Lộc, Bình Giang, Thanh Miện, Thanh Hà, Nam Sách.
Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Hưng Yên hỗ trợ 10 tấn thức ăn chăn nuôi trị giá 175 triệu đồng cho 20 hộ nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách.
Các hộ nuôi thuỷ sản trên đều thuộc diện bị thiệt hại nặng do đợt bão, lũ lịch sử vừa qua. Cục Thuỷ sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đã vận động 2 doanh nghiệp hỗ trợ.
Công ty TNHH Cargill Việt Nam tại Hưng Yên chở cám ra hỗ trợ người nuôi cá lồng ngoài đê sông Thái Bình
Chiều cùng ngày, lãnh đạo Cục Thuỷ sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương đã đi thăm, động viên bà con nuôi cá lồng ngoài đê sông Thái Bình thuộc địa phận xã Nam Tân vừa khôi phục sản xuất.
Lãnh đạo Phòng Thuỷ sản Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, sau bão số 3 đã tiến hành quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Kết quả cho thấy các chỉ số về nồng độ ô xy trong nước, khí độc, nhiệt độ… đều cơ bản bảo đảm tiêu chuẩn.
Đến nay, nhiều khu vực nuôi cá lồng ngoài sông ở Hải Dương đã và đang được khôi phục sản xuất. Nông dân chủ yếu nuôi các loại cá trắm, chép giòn, lăng, tầm… để phục vụ thị trường cuối năm.
Tiến Mạnh
Báo Hải Dương
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
Tin mới nhất
T7,19/04/2025
- Sáng kiến toàn cầu trị giá 27,4 triệu USD giảm khí methane từ chăn nuôi
- Dịch tễ học bệnh prion trong quần thể động vật nuôi và hoang dã
- Tình hình nhập khẩu ngô, đậu tương và lúa mì 3 tháng đầu năm 2025
- Triển vọng từ chăn nuôi heo rừng lai
- Bộ Nông nghiệp và Môi trường chuẩn hóa 84 thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi và thú y
- Việt Nam ký 4 nghị định thư nông nghiệp, 3 thỏa thuận môi trường với Trung Quốc
- Sinh bệnh học của các bệnh do prion trong thú y
- Người tiên phong đưa hươu sao về Kon Tum
- AHDB: Sản lượng thịt lợn của Vương quốc Anh trong quý I/2025 tăng
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 15/04/2025
- Olmix Asialand Việt Nam và Gia cầm Hòa Phát: Ký biên bản ghi nhớ hợp tác chiến lược về chăm sóc sức khỏe vật nuôi
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
Bình luận mới nhất