UBND tỉnh yêu cầu kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn Hải Dương.
Hải Dương có gần 700 cơ sở hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm (chủ yếu là chăn nuôi gia cầm). Ảnh tư liệu
UBND tỉnh Hải Dương vừa giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành, địa phương liên quan kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Trên cơ sở kết quả kiểm tra, đánh giá tham mưu UBND tỉnh các giải pháp quản lý, phương án xử lý phù hợp với các quy định của pháp luật bảo vệ môi trường hiện hành. Báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh trước ngày 31/12/2023.
Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường đối với 15 cơ sở hoạt động chăn nuôi có quy mô lớn trên địa bàn tỉnh. Trong đó, thị xã Kinh Môn, huyện Bình Giang, mỗi nơi 3 cơ sở; TP Chí Linh, TP Hải Dương, huyện Cẩm Giàng, mỗi nơi 2 cơ sở; các huyện: Tứ Kỳ, Ninh Giang, Nam Sách, mỗi nơi 1 cơ sở.
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát các cơ sở hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Qua rà soát, toàn tỉnh có gần 700 cơ sở hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm (chủ yếu là chăn nuôi gia cầm). Thời gian gần đây, công tác quản lý, xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi chưa bảo đảm, còn tình trạng xả nước thải gây ảnh hưởng đến môi trường. Người dân nhiều nơi đã có kiến nghị, phản ánh về tình trạng này.
PV
Nguồn: Báo Hải Dương
- môi trường chăn nuôi li>
- cơ sở chăn nuôi li> ul>
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 19/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất