Hãi hùng lợn bệnh chết vứt đầy ven bãi rác Xuân Sơn mà thú y không hay biết! - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hãi hùng lợn bệnh chết vứt đầy ven bãi rác Xuân Sơn mà thú y không hay biết!

    Những con lợn mắc bệnh lở mồm long móng (LMLM) chết trương phềnh lúc nhúc dòi bọ đã xuất hiện nhiều ngày qua ở địa phận xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. Thế nhưng, ngành thú y địa phương dường như… thờ ơ và dửng dưng (?!).

     

    Nhiều lợn chết vì LMLM

     

    Huyện Ba Vì là địa phương có nhiều “ổ” dịch nguy hiểm trên đàn vật nuôi của TP Hà Nội. Bởi vậy, nhận được tin báo có nhiều lợn chết vì bệnh LMLM, được người dân vứt ra khu vực ven bãi rác Xuân Sơn (giáp ranh giữa xã Xuân Sơn và Tản Lĩnh, thuộc huyện Ba Vì), Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường đã chỉ đạo “nóng” cho ông Phạm Văn Đông (Cục trưởng Cục Thú y) tức tốc đi kiểm tra hiện trường và gặp các hộ dân để xác minh.

    Ông Phạm Văn Đông – Cục trưởng Cục Thú y kiểm tra thực trạng lợn chết ở khu vực bãi rác Xuân Sơn (xã Tản Lĩnh)

     

    Khoảng 14 giờ chiều Chủ nhật (ngày 23/12), có mặt tại “bãi lợn chết” dọc tuyến đường dẫn vào thôn Hiệu Lực (xã Tản Lĩnh), các thành viên trong đoàn công tác có cảm giác buồn nôn, bởi mùi xú uế nồng nặc từ những con lợn chết đang phân hủy, thối rữa lan tỏa khắp không gian.

     

    Theo ông Phạm Văn Đông những con lợn chết này khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề, gây nguy cơ lây lan dịch bệnh rất lớn. Người dân cho biết thực trạng trên đã diễn ra nhiều ngày, thế nhưng Cục Thú y không hề nhận được bất cứ văn bản báo cáo nào của Chi cục Thú y Hà Nội về tình hình dịch bệnh ở địa phương.

     

    Trước đó, từ tháng 11, khi có thông tin về một số ổ dịch LMLM trên địa bàn huyện Ba Vì, Đan Phượng, Cục Thú y đã nhiều lần yêu cầu Sở NN-PTNT và Chi cục Thú y Hà Nội báo cáo, nhưng kết quả nhận được là… số “0” tròn trĩnh. Sốt ruột vì chờ đợi quá lâu, ngày 6/12, Cục Thú y đã phải ban hành công điện khẩn số 2879 gửi đích danh đồng chí Giám đốc Sở NN-PTNT Hà Nội yêu cầu thực hiện báo cáo tình hình dịch bệnh trên địa bàn TP Hà Nội. Tuy nhiên, câu trả lời từ Chi cục Thú y Hà Nội vẫn là… sự im lặng.

     

    “Cũng trong ngày 6/12/2018, Cục Thú y đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác do ông Lê Văn Ba – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y vùng I cùng các cán bộ phòng Dịch tễ phối hợp với Chi cục Thú y Hà Nội kiểm tra thực tế tại Ba Vì và Đan Phượng. Ngay từ thời điểm đó, đoàn công tác của Cục đã nhắc nhở khi thấy tình hình dịch bệnh LMLM diễn ra trên diện không nhỏ. Tuy nhiên, tinh thần của TP Hà Nội là chưa công bố dịch vội để tiến hành các biện pháp khống chế các ổ dịch nhỏ lẻ”, ông Nguyễn Văn Long – Trưởng phòng Dịch tễ thú y (Cục Thú y) nói.

    Xác lợn chết đang phân hủy bốc mùi hôi thối bên vệ đường dẫn vào thôn Hiệu Lực

    “Theo báo cáo của Trạm Thú y huyện Ba Vì, từ ngày 8/11 đến ngày 5/12/2018, đã có 261 con lợn của 19 hộ tại 06 xã bị bệnh LMLM”.

     

    Ngoài ra, ông Long cũng xác nhận: Phải mất nhiều ngày gọi điện liên lạc, đến ngày 20/12, phòng Dịch tễ thú y mới lấy được một vài số liệu (không chính thức) hết sức sơ sài về tình hình dịch bệnh lở mồm long móng từ phía Chi cục Thú y Hà Nội.

     

    Phòng chống dịch “trên giấy” và “bài ca” than khó

     

    Tại buổi làm việc với đoàn kiểm tra đột xuất của Cục Thú y hôm 23/12, bà Nguyễn Thị Mai Yến, Phó chủ tịch xã Tản Lĩnh đã liệt kê hàng chục văn bản chỉ đạo, điều hành phòng chống dịch bệnh vật nuôi tại địa phương từ đầu năm 2018 đến nay. Thậm chí, bà Yến còn khẳng định: “Xã đã chỉ đạo rất quyết liệt công tác tuyên truyền, tiêu độc khử trùng, tiêm phòng dịch bệnh…, các trưởng thôn cũng đã làm rất tốt”. Thế nhưng, kết quả thực tế trong phòng chống dịch lại gây thất vọng lớn.

     

    Theo bà Yến, lý do xã không nắm được tình hình lợn chết do bệnh LMLM vì “các hộ chăn nuôi không báo cáo lên chính quyền và cán bộ thú y”. UBND xã Tản Lĩnh quản lý địa bàn quá rộng, việc người dân lén lút vứt xác động vật chết ra bãi rác rất khó phát hiện.

     

    Còn ông Thắng (Trưởng ban Chăn nuôi – Thú y xã Tản Lĩnh) thì cho biết: Mãi đến ngày 22/12, khi Trạm Thú y huyện thông báo thì chúng tôi mới biết trên địa bàn xã có 3 hộ ở thôn Hiệu Lực có lợn bị bệnh LMLM. Chúng tôi đi đến các hộ dân này kiểm tra, nhưng có hai hộ không hợp tác, ngăn cản không cho đoàn vào chuồng.

     

    Cục trưởng Phạm Văn Đông không chấp nhận những lời giải thích này của các cán bộ xã. Bởi riêng xã Tản Lĩnh có tới 15 cán bộ thú y viên. Không thể nói trên địa bàn xảy ra dịch bệnh khiến nhiều lợn chết mà đội ngũ cán bộ hùng hậu này không biết. Bên cạnh đó, nếu xã tổ chức tuyên truyền, vận động tốt, đặc biệt là thông tin cho người dân biết mỗi con lợn bị tiêu hủy sẽ được hỗ trợ 38.000 đồng/kg, thì sẽ không có chuyện người dân vứt trộm xác lợn chết, bán tống bán tháo lợn nhiễm bệnh.

    Ảnh: M.P

     

    Dư luận đặt giấu hỏi, 15 cán bộ thú y đang hoạt động trên địa bàn xã Tản Lĩnh có phải là “bù nhìn”, là “phỗng đá”? Đội ngũ này vô trách nhiệm, yếu năng lực hay cố tình giấu dịch, lấp liếm thông tin để lấy thành tích thi đua?

     

    Ông Nguyễn Đình Dần – Phó chủ tịch UBND huyện Ba Vì, Trưởng BCĐ Phòng chống dịch gia súc gia cầm huyện cũng bất ngờ, bởi: “Hôm nay (ngày 23/12) mới được nghe báo cáo tình hình dịch bệnh ở xã Tản Lĩnh”. “UBND huyện Ba Vì sẽ tổ chức kiểm điểm, phê bình một số cán bộ thú y đã tắc trách, lơ là trong phòng, chống dịch bệnh”, ông Dần nói.

     

    Nguy cơ lây lan dịch bệnh!

     

    Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y Hà Nội, thừa nhận: Chi cục Thú y báo cáo tình hình dịch bệnh lên Cục Thú y không kịp thời. Trách nhiệm thuộc về phòng Dịch tễ và trực tiếp là đồng chí trưởng phòng. Chúng tôi sẽ rút kinh nghiệm và sẽ chỉ đạo quyết liệt hơn nữa trong công tác phòng chống dịch.

    Đoàn kiểm tra của Cục Thú y “họp nóng” với lãnh đạo UBND huyện Ba Vì và xã Tản Lĩnh

     

    Ông Phạm Văn Đông, Cục trưởng Cục Thú y, nhớ lại câu chuyện năm 2012, khi dịch tai xanh bùng phát trên địa bàn Hà Nội, lãnh đạo Sở NN-PTNT, Chi cục Thú y Hà Nội, lãnh đạo các huyện đều nói làm tốt vấn đề phòng chống dịch (tiêm phòng tốt, tổng vệ sinh môi trường tốt, tiêu hủy tất cả những con ốm yếu), nhưng thực tế Cục Thú y đi kiểm tra ở xã Tản Lĩnh, địa phương không làm việc gì. Như vậy là báo cáo không trung thực.

     

    Bên cạnh đó, việc thực hiện lấy mẫu bệnh phẩm để chẩn đoán bệnh LMLM của cơ quan thú y trên địa bàn thành phố trong thời gian vừa qua cũng không được thực hiện đúng quy định. Bởi tất cả các mẫu bệnh phẩm đều được gửi về phòng xét nghiệm của Học viện Nông nghiệp Việt Nam (không phải là phòng xét nghiệm được Cục Thú y chỉ định). Đây là nguyên nhân khiến Cục Thú y không nắm bắt được tình hình dịch bệnh vật nuôi trên địa bàn Hà Nội. “Có phải ngành thú y Hà Nội làm thế để giấu dịch?”, ông Đông đặt dấu hỏi.

     

    Vị lãnh đạo Cục Thú y còn lo ngại lợn ở các ổ dịch tại Hà Nội có thể đã được vận chuyển sang vùng khác. Bởi mấy hôm nay, các tỉnh miền Trung đã phát hiện và phải tiêu hủy một loạt các ô tô chở lợn mắc bệnh LMLM từ miền Bắc chuyển vào. Giống như câu chuyện năm 2012, lợn tai xanh của Hà Nội lấy giấy kiểm dịch của Hòa Bình để vận chuyển vào các tỉnh miền Trung.

     

    Minh Phúc

    Nguồn: nongnghiep.vn

    Nhận định của tôi, tình hình dịch bệnh LMLM tại thành phố Hà Nội giai đoạn hiện nay rất là nghiêm trọng. Do đó, chúng ta cần kiểm tra, đánh giá và có báo cáo cụ thể để phối hợp phòng chống tốt dịch bệnh, tránh để lây lan, gây thiệt hại đến sản xuất.

     

    (Ông Nguyễn Văn Long, Trưởng phòng Dịch tễ thú y – Cục Thú y).

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.