Bệnh viêm da nổi cục đã xuất hiện trên đàn bò, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng đang cùng chính quyền địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống.
Hiện, trên địa bàn thành phố Hải Phòng đang có hơn 7.000 con bò và 4.000 con trâu. Ảnh: Đinh Mười.
Ngày 19/7, ông Hoàng Đình Hới, Phó Chủ tịch UBND phường Tân Thành, quận Dương Kinh cho biết, trên địa bàn vừa tiêu hủy một con bò nặng 506kg do bị mắc bệnh viêm da nổi cục.
Cụ thể, hộ dân có bò mắc bệnh là bà Nguyễn Thị Chín, trú tại tổ dân phố Tân Tiến, phường Tân Thành. Gia đình bà Chín đang nuôi hơn 20 con bò, vừa qua một số con bỗng dưng xuất hiện các nốt sần đường kính 1- 2cm tại vùng da mặt, da cổ, con nặng nhất lan ra toàn thân.
Ngay sau khi phát hiện, được UBND phường Tân Thành báo cáo, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng và Ban chỉ đạo phòng chống dịch quận Dương Kinh đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi Chi cục Thú y vùng II (Cục Thú y) xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh sau đó xác định mẫu bệnh phẩm dương tính với vi rút gây bệnh viêm da nổi cục.
Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh phường Tân Thành và quận Dương Kinh đã tiêu hủy con bò mắc bệnh của hộ bà Nguyễn Thị Chín theo quy định và thành lập chốt kiểm dịch tạm thời, kiểm soát chặt chẽ, không cho vận chuyển trâu, bò ra vào vùng có dịch.
Bên cạnh đó, cơ quan chức năng cũng đã phun khử trùng liên tục trong vòng 3 tuần tại khu vực hộ bà Chín và vệ sinh khu vực chăn nuôi. Đồng thời đã nhanh chóng thống kê tổng đàn trâu, bò nuôi trên địa bàn để triển khai tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục, bao vây ổ dịch.
“Trên địa bàn xã có 2 hộ nuôi bò với tổng số lượng hơn 50 con nhưng may mắn chỉ có một hộ có bò mắc bệnh. Sau khi nhận được thông tin chúng tôi đã lập tức báo cáo cơ quan chức năng và thực hiện kịp thời các biện pháp theo hướng dẫn số 3 của Sở NN-PTNT thành phố Hải Phòng về phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò”, ông Hoàng Đình Hới cho hay.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng đang phối hợp chặt chẽ với các đại phương trong thành phố triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò. Ảnh: Đinh Mười.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng, trên địa bàn thành phố hiện tại đang có hơn 7.000 con bò và hơn 4.000 con trâu, việc tiêm phòng vacxin phòng, chống bệnh viêm da nổi cục thời gian qua được tuyên truyền và thực hiện theo quy định.
Tại hộ chăn nuôi Nguyễn Thị Chín, đơn vị đã tiến hành điều tra ổ dịch, xác định các thông tin về chăn nuôi, tình hình dịch bệnh, các đặc điểm dịch tễ cơ bản, sự tồn tại của mầm bệnh, truy xuất nguồn gốc ổ dịch. Đồng thời, phối hợp với UBND quận Dương Kinh và UBND phường Tân Thành khoanh vùng ổ dịch, hướng dẫn, giám sát công tác xử lý ổ dịch, chống dịch tại địa phương.
“Dịch bệnh này từng xuất hiện ở Hải Phòng cách đây 3 năm, trong đó có phường Tân Thành. Đợt này, có 2 con bò mắc bệnh nhưng chỉ một con bị nặng buộc phải tiêu hủy. Chúng tôi đã thực hiện các giải pháp kịp thời và hiệu quả để khống chế dịch bệnh và tránh lây lan, không để người không có nhiệm vụ vào nơi có bò mắc bệnh.
Việc giết mổ, lưu thông trâu, bò, sản phẩm trâu, bò trong vùng dịch và không nhập nuôi mới trâu, bò trong thời gian có dịch được cấm tuyệt đối, nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm”, ông Bùi Văn Luyện, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hải Phòng thông tin.
Bệnh Viêm da nổi cục là bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae gây ra trên trâu, bò, đường truyền lây chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve. Bệnh cũng có thể lây truyền cho vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, máng uống, khu vữ cho ăn, sữa, tinh dịch và qua tiếp xúc trực tiếp.
Trước đó, năm 2021, dịch bệnh viêm da nổi cục đã từng xảy ra ở Hải Phòng tại 5 hộ thuộc 5 xã của 4 huyện, quận (Tiên Lãng, Kiến Thụy, Cát Hải, Dương Kinh), tổng số bò buộc tiêu hủy là 8 con. Riêng phường Tân Thành, địa phương này từng xảy ra dịch bệnh tương tự và trước khi phát hiện dịch bệnh, bà Chín chưa tiêm vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục cho đàn bò.
Đinh Mười
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
Tin mới nhất
T3,26/11/2024
- Trao quyết định bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hình ảnh siêu quang phổ có thể phát hiện độc tố nấm mốc trong thức ăn gia cầm
- CP Foods thu gần 68.000 tỷ đồng tại Việt Nam
- Lào Cai: Đánh giá hiệu quả mô hình nuôi dúi thương phẩm tại xã Liên Minh (thị xã Sa Pa)
- Tập trung phòng bệnh dịch tả châu Phi trên đàn lợn
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Kiểm tra tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng gia súc, gia cầm
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất