Mặc dù UBND tỉnh Bình Thuận đã chỉ đạo xử lý nghiêm những trang trại nuôi heo gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, nhưng danh sách các trang trại vi phạm ngày càng nhiều hơn.
Khu xử lý nước thải một trang trại nuôi heo ở H.Hàm Tân, Bình Thuận. ẢNH: H.LINH
Vi phạm nhưng không nộp phạt
Ông Vũ Trúc, một người dân ở xã Tân Xuân (H.Hàm Tân, Bình Thuận), cho biết gia đình ông hằng ngày sống chung với mùi hôi thối của trang trại heo. “Cả xóm này đều bức xúc, nhiều lần kiến nghị lên xã, huyện, nhưng trại heo vẫn tồn tại và ngày càng hôi thối hơn”, ông Trúc than phiền. Ông Lồ Văn Tú (ngụ xã Sông Lũy, H.Bắc Bình) cho biết thêm, trại heo Bách Minh vừa đi vào hoạt động đã gây mùi không thể chịu nổi. “Chúng tôi đề nghị tỉnh không cấp phép cho các trang trại heo về vùng quê như thế này. Ô nhiễm môi trường, người dân không biết kêu ai”, ông Tú bức xúc.
Theo báo cáo của UBND H.Hàm Tân, trên địa bàn huyện hiện có 26 trang trại chăn nuôi heo. Tổng số đàn heo tính đến tháng 9.2018 là khoảng 70.000 con. Mỗi trang trại được đầu tư từ 40 – 50 tỉ đồng. Tuy nhiên theo UBND H.Hàm Tân, việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường của các trại heo chưa tốt.
Cụ thể, UBND huyện và Sở TN-MT đã tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định xử phạt hành chính 5 trang trại heo gồm: trại heo Bình Dương (520 triệu đồng), trang trại Phan Vĩnh Long (140 triệu đồng), trang trại Nam Bắc (150 triệu đồng), trang trại Phú Hùng Mạnh (150 triệu đồng), trang trại Đông Hiệp (540 triệu đồng). Ngoài ra, các cơ quan chức năng đang tiếp tục trình UBND tỉnh xử phạt trang trại heo Hoàng Thị Trang (xã Tân Thắng, tái phạm) về hành vi xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Tuy nhiên, một số trang trại nuôi heo không chấp hành nộp phạt theo quyết định xử phạt do Chủ tịch UBND tỉnh ban hành. Cụ thể, các trang trại Nam Bắc, Phú Hùng Mạnh, Hoàng Thị Trang, Nguyễn Anh Tài chưa nộp phạt hàng trăm triệu đồng từ năm 2016 đến nay.
Ông Văn Quý Ngọc, Chủ tịch UBND H.Hàm Tân, cho biết: “3 năm nay huyện không cho thành lập thêm trang trại heo nào nữa. Nhưng 26 trang trại chăn nuôi heo hiện có liên tục để xảy ra ô nhiễm môi trường, gây bức xúc cho dân. Huyện đã kiến nghị tỉnh di dời hai trại heo lớn ra khỏi khu dân cư nhưng họ lại đòi hỗ trợ tới mấy tỉ bạc, huyện lấy đâu ra tiền mà hỗ trợ”, ông Ngọc nói.
Khắp nơi ô nhiễm
Ngoài các trại heo ở H.Hàm Tân, theo phản ánh của người dân xã Sông Lũy (H.Bắc Bình), Công ty TNHH nông trại Bách Minh chỉ mới đưa vào vận hành trang trại nuôi heo một tháng nhưng đã bị người dân thôn Tú Sơn, xã Sông Lũy phản đối do gây ô nhiễm, bốc mùi hôi thối. Tương tự, trang trại heo Việt Hoàng (Công ty TNHH Việt Hoàng, xã Hồng Liêm, H.Hàm Thuận Bắc) xả thải, gây mùi hôi thối trong khu dân cư. Người dân xã nhiều lần kiến nghị nhưng vẫn không được xử lý, khắc phục.
Đại diện Sở TN-MT Bình Thuận cho biết trang trại heo Việt Hoàng liên tục để nước thải chưa qua xử lý tràn ra ngoài, gây ô nhiễm nghiêm trọng. “Nếu trang trại này thiếu ý thức trong công tác bảo vệ môi trường, không tuân thủ các quy định, liên tiếp vi phạm, Sở sẽ kiến nghị UBND tỉnh cho dừng hoạt động các trại heo của công ty này”, đại diện Sở TN-MT khẳng định.
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Hoàng, Chủ tịch UBND H.Hàm Thuận Bắc, cho biết trại heo Việt Hoàng nằm ở xã Hồng Liêm nhưng việc xả thải lại ô nhiễm sang cả xã giáp ranh, thuộc H.Bắc Bình. “UBND tỉnh đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trang trại này hơn 500 triệu đồng. Chúng tôi đang theo dõi việc khắc phục những sai phạm về môi trường của chủ đầu tư”, ông Hoàng nói.
Theo ông Ngô Minh Thành, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Bình Thuận, toàn tỉnh hiện có 46 trang trại chăn nuôi heo công nghiệp, chủ yếu đóng ở H.Hàm Tân. Theo lộ trình năm 2019, sẽ di dời 2 trại heo ở H.Hàm Tân ra khỏi khu dân cư. Ông Thành cho biết thêm, từ đầu năm 2018 đến nay, UBND tỉnh không cấp phép thêm trang trại nuôi heo nào trên địa bàn tỉnh.
Quế Hà
- ô nhiễm trong chăn nuôi li>
- trang trại heo li>
- ô nhiễm môi trường li> ul>
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất