[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Chăn nuôi lợn là ngành có vai trò quan trọng, chiếm trên 60% giá trị cơ cấu của ngành chăn nuôi Việt Nam. Hiện nay, dịch bệnh vẫn là thách thức lớn nhất của ngành. Không chỉ đối mặt với Dịch tả châu Phi, mà ngành lợn còn nhiều bệnh nguy hiểm thường gặp như các bệnh suyễn, PED, liên cầu khuẩn, giả dại,…
Thách thức không nhỏ từ những bệnh thường gặp
Bệnh Liên cầu khuẩn lợn do Streptococcussuis là bệnh phổ biến và rất quan trọng vì là bệnh lây từ động vật sang người khi ăn các sản phẩn tươi sống, tiết canh từ lợn bệnh hay giết mổ, tiếp xúc lợn bệnh. Người mắc bệnh nặng, sốc, nhiễm khuẩn máu, suy đa tạng, viêm màng não, xuất huyết tràn lan, viêm cơ tim, phổi, khớp, tỷ lệ tử vong cao. S. suis serotype-2 là chủng gây bệnh chết người.
Bệnh giả dại (Aujeszky’s, Pseudorabies) là bệnh truyền nhiễm do virut, gây tổn thất nặng nề cho ngành chăn nuôi lợn chỉ sau bệnh dịch tả lợn cổ điển, song ở nước ta bệnh này chưa được quan tâm đúng mức.
Bệnh suyễn do Mycoplasma hyopneumoniae chủ yếu ở lợn sau cai sữa và lợn đàn. Tuy tỷ lệ chết thấp, nhưng thiệt hại về kinh tế rất lớn do lợn nhiễm còi cọc, chậm lớn, dễ bội nhiễm các vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp gây thiệt hại lớn, khó chữa, chi phí thuốc thú y nhiều, hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) cao dẫn đến giảm năng suất chăn nuôi, thiệt hại kinh tế.
Chăn nuôi lợn quy mô công nghiệp
Còn rất nhiều dịch bệnh khác trên lợn ở mọi lứa tuổi do vi khuẩn, virut, vi nấm… Một số bệnh nguy hiểm có thể truyền lây sang người. Vì vậy, giải pháp cơ bản được các chuyên gia khuyến cáo là thực hiện đồng bộ việc chăn nuôi an toàn sinh học, sử dụng đầy đủ các loại vắc xin và cần thiết thì dùng kháng sinh (điều trị).
Mặt khác, ngành chăn nuôi lợn cũng đang phải đối mặt với tình trạng nhập khẩu các sản phẩm thịt và phụ phẩm thịt tăng rất nhanh. Chỉ trong hai năm 2020-2021, khối lượng nhập khẩu đã tăng 16 lần so với năm 2016, trong khi hiện nay, thuế nhập khẩu thịt là 15-18%, nhưng đến 2025- 2027 chỉ còn 0%, áp lực nhập khẩu cao nên cạnh tranh sẽ vô cùng khốc liệt với ngành chăn nuôi lợn của nước ta.
Giá thành chăn nuôi lợn ở nước ta cao là vì phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi (đến 80% nguyên liệu thức ăn phải nhập khẩu). Chi phí thuốc và vắc xin thú y cũng rất cao 7-15%, trong khi ở các nước phát triển chỉ dao động 0,5-3%.
Đó là một số nguyên nhân chính đội giá thành sản xuất thịt lợn của Việt Nam cao (15- 20% so với Brazil; 20-25% so với Hoa Kỳ; hơn Đài Loan và Thái Lan 5-15%). Rồi giá năng lượng, logistics đều tăng cao, đẩy giá thành chăn nuôi của nước ta tăng cao, khó cạnh tranh.
Theo các chuyên gia, muốn giảm chi phí thú y thì cần tự túc được thuốc và vắc xin nội địa với giá thành rẻ hơn các sản phẩm ngoại nhập để giảm giá thành trong chăn nuôi.
Sản xuất vắc xin Tai xanh, Dịch tả lợn tế bào tại HANVET
Hanvet và khát vọng nội địa hóa vắc xin
Công ty Cổ phần Dược và Vật tư Thú y (HANVET) được thành lập năm 1988. Với 35 năm xây dựng và phát triển, HANVET tự hào là công ty hàng đầu Đông Nam Á về sản xuất dược phẩm, sinh phẩm thú y, hóa chất diệt côn trùng dùng trong chăn nuôi và y tế dự phòng.
Theo TS Nguyễn Hữu Vũ, Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ HANVET, HANVET không tự nhận là chàng trai tuổi 17 với khí thế hừng hực như các tập đoàn vắc xin lớn trên thế giới, mà chỉ dám nhận mình là một bà già đang cố gắng từng bước để leo lên đỉnh chùa Đồng (Yên Tử, Q.Ninh)”. Ông thẳng thắn rằng, HANVET còn phải cố gắng nhiều, đầu tư nhiều hơn nữa để từng bước tiếp cận được những thành tựu, tiến bộ của công nghệ tiên tiến, không ngừng nghiên cứu để có những sản phẩm chất lượng tốt ngang bằng và thay thế các sản phẩm nhập ngoại. HANVET khiêm tốn cứ từng bước cố gắng vươn lên chắc chắn để đạt được mục đích của mình. HANVET có niềm tin, biết tập hợp, đoàn kết, kiên cường để cùng tiến bộ và làm nên kỳ tích.
TS Vũ cũng nghiêm túc đề nghị các cơ quan quản lý, các khách hàng, người chăn nuôi nếu phát hiện sản phẩm nào của HANVET có lỗi thì cứ phản ánh, giải trình hay yêu cầu đền bù, để từ đó Công ty có những giải pháp cải tiến sao cho hoàn thiện nhất.
Th.S Trần Văn Khánh, Phó TGĐ, kiêm Giám đốc Nhà máy vắc xin và sinh phẩm HANVET cho biết, HANVET tự hào đã dày công hơn 20 năm đầu tư trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất vắc xin, chế phẩm sinh học và là một trong những doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại Việt Nam định hướng đầu tư cho lĩnh vực này bài bản.
Con người là yếu tố cốt lõi, nên HANVET đã tập hợp nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia trong và ngoài nước. Đặc biệt, công ty đã xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn sâu trong các lĩnh vực từ công nghệ sinh học, vắc xin thú y và dược học.
HANVET có nhà máy vắc xin hiện đại với 6 dây chuyền GMP-WHO, các trung tâm nghiên cứu và kiểm nghiệm hoạt động đồng bộ từ nghiên cứu, sản xuất, thử nghiệm vắc xin thành phẩm.
Cũng theo Th.S Khánh, HANVET đã làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin. Để cho ra đời một chế phẩm vắc xin, sinh phẩm hoàn thiện cần rất nhiều thời gian từ 3-5 năm và tốn kém về tài chính. Qua hơn 20 năm, công tác nghiên cứu và phát triển đã đạt được những thành quả nhất định: hơn 30 sản phẩm vắc xin cho gia súc, gia cầm; 6 loại kháng thể cho lợn, gà, vịt, chó; và hơn 30 probiotics phục vụ cho chăn nuôi, thủy sản. Cách tiếp cận của HANVET trong lĩnh vực này là đầu tư con người, cơ sở vật chất, nghiên cứu, quy trình công nghệ, sản phẩm chuẩn quốc tế, bám sát tiêu chuẩn quốc gia.
“Slogan ‘CHẤT LƯỢNG LÀ SỨC SỐNG CỦA HANVET’, vì vậy, các sản phẩm vắc xin của HANVET đảm bảo độ an toàn, hiệu quả và đạt được yêu cầu thực tế. Sản phẩm có quy cách đa dạng, cách sử dụng phù hợp cho từng mô hình chăn nuôi khác nhau. HANVET luôn thu thập chủng giống vi khuẩn, virut từ thực địa, nên vắc xin có tính tương đồng kháng nguyên, hiệu quả nổi trội hơn các sản phẩm nước ngoài”, Th.S Khánh khẳng định.
Hiện nay, các vắc xin và kháng thể phòng, trị các bệnh trên lợn tiêu biểu của HANVET là: Vắc xin Tobacoli phòng bệnh tiêu chảy và sưng phù đầu do E.Coli ở lợn; Kháng thể Hanvet K.T.E Hi phòng và chữa bệnh ỉa chảy, sưng phù đầu lợn do E.Coli; Vắc xin Dịch tả lợn; Vắc xin Tai xanh (PPRS); Vắc xin Tụ huyết trùng; Vắc xin Phó thương hàn; Vắc xin Tụ-Dấu-Dịch tả.
Tại hội thảo mới đây (16/9/2023), HANVET tập trung giới thiệu 04 vắc xin mới cho lợn do HANVET nghiên cứu và phát triển: (i). Vắc xin liên cầu khuẩn; (ii). Vắc xin giả dại; (iii). Vắc xin PED; và (iv). Vắc xin suyễn. Tất cả các vắc xin này đã được nghiên cứu nhiều năm, sản xuất, kiểm nghiệm tại HANVET, được Cục Thú y, Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc Thú y TW I kiểm nghiệm, thử nghiệm đạt tiêu chuẩn và cấp phép, số đăng ký lưu hành.
Hiệu quả đã được khẳng định
Theo GS.TS Đậu Ngọc Hào, Chủ tịch Hội Thú y Việt Nam, người từng làm Chủ tịch hội đồng xét duyệt nhiều sản phẩm vắc xin của HANVET cho biết, để làm ra sản phẩm vắc xin hoàn thiện đã mất rất nhiều thời gian, tiền bạc và công sức. Nhưng, sản phẩm của HANVET để được Cục Thú y cho phép lưu hành cũng mất rất nhiều thời gian, qua các quy trình xét duyệt chặt chẽ, nghiêm ngặt (Vắc xin giả dại cũng mất 7 năm). HANVET có đầy đủ nhân lực, máy móc để làm chủ công nghệ sản xuất vắc xin. Các vắc xin của HANVET có tính tương đồng cao với chủng thực địa nên người chăn nuôi yên tâm sử dụng.
Theo ông Hồ Văn Hưng, Phó Giám đốc Công ty CP Mitraco, Hà Tĩnh chia sẻ, cuối năm 2022, khi mà giá các sản phẩm chăn nuôi xuống thấp, trước yêu cầu cắt giảm chi phí chăn nuôi, Mitraco đã cân nhắc và sử dụng vắcxin PED của HANVET cho quy mô đàn 5.000 nái. Thực tế sử dụng cho thấy, Vắc xin PED của HANVET ổn định, an toàn, hiệu quả tương đương với vắc xin ngoại, trong khi giá bán chỉ bằng ½. Đặc biệt, trước kia, khi tiêm vắc xin PED nhập khẩu thì thấy nái biểu hiện giảm ăn, mệt mỏi, nhưng sử dụng sản phẩm của HANVET thì không có hiện tượng này. Thời gian tới, Mitraco sẽ tiếp tục trải nghiệm các sản phẩm vắc xin khác của HANVET như Vắc xin suyễn, hay Vắc xin giả dại…cho hệ thống trại của mình.
Với ông Nguyễn Văn Thành, chủ trang trại lợn tại huyện Gia Lâm, Hà Nội cho biết: “Tôi đã chăn nuôi 31 năm, trước kia dùng vắc xin suyễn nhập, chất lượng có tốt, nhưng chi phí cao. Khi được giới thiệu vắc xin suyễn HANVET, tôi dùng cho đàn lợn của gia đình nhận thấy có hiệu quả, an toàn, ổn định và giá cả hợp lí”.
Hà Ngân
TS NGUYỄN XUÂN DƯƠNG, CHỦ TỊCH HỘI CHĂN NUÔI VIỆT NAM: HANVET đồng hành cùng người chăn nuôi giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh
HANVET đã phát triển hoàn được nhiều loại thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm và probiotics là điều hoàn toàn cần thiết để phát triển bền vững với ngành chăn nuôi Việt Nam. Đó không chỉ là trách nhiệm, tình cảm người Việt với người Việt. Nếu không tự chủ được các sản phẩm đầu vào của chăn nuôi, chúng ta sẽ không trụ vững được ngay chính trên sân nhà. Chăn nuôi Việt Nam muốn cạnh tranh thì phải có những doanh nghiệp sản xuất được các nguyên liệu, chế phẩm, thuốc thú y, vắc xin, nếu nhập hết chúng ta sẽ không khác gì ngành ô tô chỉ đi gia công. Nhưng ô tô khác, trồng trọt khác, chăn nuôi khác… Rất mong thời gian tới, HANVET đồng hành với người chăn nuôi, tiếp tục con đường nội địa hóa, để giảm chi phí, tăng sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi Việt Nam.
ÔNG NGUYỄN VĂN THÀNH, TGĐ CÔNG TY CHĂN NUÔI THÀNH ĐÔ: Vắc xin hiệu quả, ổn định Hồi đầu năm 2023, Thành Đô xét nghiệm cho đàn lợn thì thấy có vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn. Sau thời gian dùng vắc xin liên cầu lợn của HANVET, tôi thấy hiệu quả, ổn định. Đến nay, công ty đã dùng gần 30.000 liều vắc xin này và thời gian tới sẽ thử nghiệm thêm một số vắc xin khác.
TH.S TRẦN VĂN KHÁNH, PHÓ TGĐ CÔNG TY HANVET: Cam kết bảo hành các sản phẩm vắc xin
HANVET là doanh nghiệp có thương hiệu lâu năm trên thị trường thuốc thú y và vắc xin, nên được nhiều các bạn hàng, công ty, tập đoàn lớn tin tưởng sử dụng… HANVET cam kết bảo hành các sản phẩm vắc xin và có dịch vụ đi kèm như đánh giá trước và sau dùng vắc xin. Thời gian tới, để các vắc xin mới của HANVET được cộng đồng chăn nuôi biết tới, HANVET sẽ tăng cường marketing online, truyền thông; cũng như kết hợp tổ chức các hội thảo kỹ thuật với Hội Thú y Việt Nam, Hội Chăn nuôi Việt Nam, Viện Chăn nuôi và các trường đại học…
Hà Ngân ghi
- vắc xin li>
- hanvet li>
- TS Nguyễn Hữu Vũ li>
- vắc xin HANVET li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất