Hiện tượng đẻ khó ở lợn và biện pháp can thiệp - Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hiện tượng đẻ khó ở lợn và biện pháp can thiệp

    Tóm tắt

     

    Đẻ khó là hiện tượng trong quá trình sinh đẻ của vật nuôi, thời gian sổ thai kéo dài, bào thai không được đẩy ra khỏi cơ thể mẹ. Lợn nái khó đẻ là tình trạng thường gặp đối với lợn ở các trang trại chăn nuôi. Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm vì nó gây ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả kinh tế của trang trại.      

     

    1. Nguyên nhân gây nên đẻ khó

               

    Hiện tượng đẻ khó ở lợn do nhiều nguyên nhân: do con mẹ, do con con hoặc do các yếu tố khác (đỡ đẻ không đúng kỹ thuật).

     

    1.1. Đẻ khó do bản thân con mẹ

               

    – Do khung chậu của con mẹ quá hẹp, cho con vật chửa quá sớm khi thành thục về thể vóc chưa hoàn thiện.

               

    – Do lợn nái quá già: lợn nái quá già sẽ không có đủ sức khỏe để tiếp tục sinh đẻ, sức rặn đẻ yếu, nội tiết tố mất cân bằng hoặc hormon kích đẻ quá thấp trong thời gian đẻ.

               

    – Do khớp bán động háng phát triển không bình thường hay bị cốt hóa.

               

    – Do cổ tử cung không mở hoặc mở không hoàn toàn, thai không thể lọt qua cổ tử cung được.

               

    – Do vỡ nước ối quá sớm, đường đẻ quá khô.

               

    – Tử cung bị xoắn vặn (vặn vỏ đỗ) ở thời gian có chửa kỳ cuối.

               

    – Do hẹp âm môn, thai đã lọt vào âm đạo song không thể ra ngoài được.

               

    – Lợn mẹ không được chăm sóc tốt: trong quá trình nuôi, lợn ít vận động khiến các loại cơ liên sườn, cơ hoành, cơ bụng yếu ảnh hưởng đến hiện tượng đẻ khó.

               

    – Lợn nái mẹ bị bệnh truyền nhiễm trong quá trình mang thai

     

    1.2. Đẻ khó do nguyên nhân bào thai

               

    Hiện tượng này chiếm một tỷ lệ cao trong các trường hợp đẻ khó như:

               

    – Thai quá to (những con lai F1 trọng lượng sơ sinh lớn) không phù hợp với xoang chậu và đường sinh dục.

               

    – Tư thế, chiều hướng của thai trong tử cung không bình thường.

               

    – Thai dị hình, quái thai.

               

    Các loại hình đẻ khó có thể xảy ra một cách đơn độc cũng có thể kết hợp lại với nhau. Ví dụ: trường hợp thai quá to kết hợp với đầu, cổ thai lại quay sang một bên hay úp xuống ngực hoặc trường hợp đầu thai quay sang một bên đồng thời 2 chân trước một chân thẳng, một chân bị gấp khúc.

     

    2. Triệu chứng

                     

    Sau thời gian kể từ khi có triệu chứng sắp đẻ từ 6 đến 12 giờ, lợn nái không đẻ được.

     

    – Bắt đầu xuất hiện những cơn rặn dữ dội, âm ỉ từng cơn một, mỗi cơn rặn con vật lại ngoái nhìn về phía bụng

     

    – Chân cào bới đất, bồn chồn, đi đái dắt, mỗi lần rặn cong lưng, dạng hai chân sau, áp xuất thành bụng tăng cao đứng nằm không yên

     

    – Cơn rặn thưa dần, con vật mệt mỏi hô hấp và mạch đập hơi nhanh, thân nhiệt hạ.

     

    – Con vật vỡ ối, sau 5 – 6 giờ mà bào thai không ra.

     

    3. Cách can thiệp

     

    3.1. Xử lý trường hợp đẻ khó

     

    Trước tiên phải chẩn đoán, xác minh sơ bộ xem đẻ khó do nguyên nhân nào, do con mẹ hay do thai để có biện pháp xử lý kịp thời.

               

    Việc sử dụng thuốc kích đẻ phải thật thận trọng. Nếu lợn mẹ chưa vỡ ối và tử cung chưa mở thì tuyệt đối không dùng thuốc kích đẻ cho lợn.

     

    Cho lợn nái uống nước ấm pha chút muối loãng để hỗ trợ lợn nái khó đẻ. Hoặc có thể cho những lợn con đã sinh trước bú mẹ để kích thích lợn nái.

     

    Kiểm tra ngôi thai: đeo găng tay, dùng vaseline để bôi trơn tay, chụm 5 đầu ngón tay lại cho vào âm đạo nhẹ nhàng mở cổ tử cung theo nhịp co bóp của tử cung để kiểm tra ngôi thai.

     

    Sau khi kiểm tra ngôi thai. Có thể gặp một trong các trường hợp sau thì cách can thiệp như sau:

     

    * Đẻ khó do đường đẻ quá khô, do vỡ ối quá sớm:

     

    – Rửa sạch tay bằng xà phòng, đeo găng tay, bôi vaselin.

     

    – Rửa sạch âm hộ lợn nái.

     

    – Dùng vaselin bôi trơn âm đạo lợn, dùng tay lựa chiều kéo từng thai ra ngoài theo nhịp rặn đẻ của lợn mẹ.

     

    * Do lợn mẹ đẻ lâu, do được chăm sóc không tốt dẫn đến sức rặn đẻ quá yếu, hoặc do không có cơn rặn đẻ:

     

    – Kích thích tạo cơn rặn cho lợn nái bằng cách tự nhiên: xoa bầu vú cho lợn nái (2-3 phút), kích thích âm đạo lợn nái. Sau đó chờ lợn nái đẻ.

    Cho lợn con vừa mới đẻ vào bú mẹ để kích thích cơn rặn đẻ ở lợn mẹ

    Dùng tay kích thích âm đạo để kích thích rặn đẻ ở lợn mẹ

    Thăm khám bào thai trong âm đạo lợn mẹ bằng dụng cụ chuyên dụng

    Tiêm oxytocin kích đẻ sau khi đã thăm khám mà không thấy bào thai trong âm đạo lợn nái

    Hoặc có thể sử dụng Ovuprost để kích đẻ sau khi đã thăm khám mà không thấy bào thai trong âm đạo lợn nái

    Chú ý theo dõi, chăm sóc trong suốt quá trình lợn nái đẻ

     

    – Nếu lợn nái không đẻ sẽ tiến hành kiểm tra thăm khám bào thai trong cổ tử cung lợn nái. Nếu không thấy bào thai trong cổ tử cung thì tiến hành tiêm oxytocin hoặc Ovu-prost để tiêm kích đẻ (sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất).

     

    – Nếu không hiệu quả có thể mổ đẻ lấy thai.

               

    Sử dụng nước muối pha loãng để thụt rửa âm đạo cho lợn sau khi sinh xong.

     

    Sử dụng thuốc chống viêm cho lợn nái: kháng sinh Ampicilin mg/kg, tiêm 2 lần/ngày kết hợp thuốc trợ sức: Catosal 10% (tiêm bắp, 1 lần/ngày/3 ngày), cafein + vitamin B1, vitamin C (tiêm bắp, 1 lần/ngày/3 ngày).

     

    * Do hẹp âm môn: Một bộ phận của thai đã lọt khỏi cổ tử cung nằm trong âm đạo, xong cửa âm đạo quá hẹp không đủ cho thai qua. Lúc này nên mở rộng âm môn bằng thủ thuật ngoại khoa sau đó kéo thai ra ngoài.

     

    * Các trường hợp do tư thế, chiều hướng của thai không bình thường như thai ngang, thai ngược, gập chân, gập đầu, … ta phải điều chỉnh xoay thai trở về vị trí bình thường rồi kéo thai ra.

     

    * Những trường hợp thai quá to: xem xét tình hình bào thai, có thể can thiệp bằng tay để lôi thai ra ngoài hoặc mổ đẻ để lấy thai trong trường hợp cần thiết để cứu cả lợn mẹ và lợn con.

     

    3.2. Phòng tránh hiện tượng đẻ khó ở lợn nái

     

    – Chọn lợn hậu bị đúng kỹ thuật về ngoại hình (lợn có phía đầu nhỏ, to dần về phía sau). Loại bỏ những lợn dị dạng, lợn nhỏ, xương chậu hẹp hoặc lợn nái đã quá già yếu.

     

    – Chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái phù hợp để đảm bảo cho lợn nái khỏe mạnh, không mắc bệnh đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt trong thời gian mang thai kỳ cuối cần chú ý chăm sóc nuôi dưỡng, cho vận động thích hợp.
    Lợn nái đẻ cần được nuôi ở chuồng riêng biệt, yên tĩnh và giữ vệ sinh.

     

    – Đỡ đẻ đúng kỹ thuật, không gây ồn ào trong khi lợn đẻ.

     

    ThS. Vũ Thị Nguyện

    Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học 

     Trường Đại học Hải Dương

     

    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2012), Sinh sản gia súc (Dành cho sinh viên ngành Chăn nuôi và thú y các trường đại học Nông nghiệp), Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
    2. Huỳnh Văn Kháng (2008) Bệnh ngoại khoa gia súc, Nxb. Nông nghiệp Hà Nội.

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.