Các nhà khoa học châu Âu vừa phát triển một thuật toán trí tuệ nhân tạo (AI) có khả năng giải mã âm thanh của lợn, nhằm tạo ra công cụ giúp nông dân cải thiện cuộc sống cho động vật.
Một trang trại lợn tại Brueggen, Đức. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Nhóm các chuyên gia từ Đan Mạch, Đức, Thụy Sĩ, Pháp, Na Uy và Cộng hòa Séc đã sử dụng hàng nghìn âm thanh ghi lại từ đàn lợn trong nhiều tình huống khác nhau, như chơi đùa, bị cô lập hay tranh giành thức ăn. Qua nghiên cứu, họ đã xác định được những âm thanh biểu lộ cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực của loài vật này.
Theo nhà sinh học hành vi Elodie Mandel-Briefer thuộc Đại học Copenhagen (Đan Mạch) – đồng chủ trì nghiên cứu, việc hiểu được ngôn ngữ của động vật sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao đời sống cho động vật trong chăn nuôi.
Mặc dù nhiều nông dân đã có hiểu biết tốt về đời sống của động vật thông qua việc quan sát chúng trong chuồng trại, nhưng các công cụ hiện có chủ yếu chỉ đo lường điều kiện thể chất. Thuật toán AI mới nêu trên không chỉ giúp người nông dân hiểu rõ hơn về cảm xúc của lợn, mà còn cảnh báo họ khi xuất hiện dấu hiệu tiêu cực, từ đó cải thiện tâm lý cho những con vật nuôi này.
Nghiên cứu cho thấy những con lợn được nuôi tại các trang trại ngoài trời, có không gian tự do hoặc trang trại hữu cơ, thường phát ra ít tiếng kêu căng thẳng hơn so với những con lợn nuôi theo phương pháp truyền thống. Các nhà nghiên cứu tin rằng phương pháp này, một khi được phát triển hoàn chỉnh, có thể được sử dụng để gắn nhãn cho các trang trại, giúp người tiêu dùng thuận lợi hơn trong việc chọn mua sản phẩm.
Theo kết quả nghiên cứu, những tiếng kêu ngắn thường biểu thị cảm xúc tích cực, trong khi những tiếng kêu dài thường báo hiệu sự khó chịu, chẳng hạn như khi lợn chen nhau bên máng ăn. Những âm thanh tần số cao cho thấy lợn đang bị căng thẳng, ví dụ như khi chúng bị đau, đánh nhau hoặc bị tách khỏi bầy.
Các nhà khoa học đã sử dụng những phát hiện này để tạo ra một thuật toán ứng dụng AI. Bà Mandel-Briefer cho biết: “AI đã giúp chúng tôi vừa xử lý khối lượng âm thanh lớn mà mình thu được, vừa tự động phân loại âm thanh”.
- chăn nuôi lợn li>
- AI li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất