Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 67.000 - 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội 69.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 64.000 - 68.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 67.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 66.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 63.000 - 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 67.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 66.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Trà Vinh 63.000 đ/kg
    •  
  • Hiệu quả của việc bổ sung bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3) ở gà đẻ nuôi mật độ cao

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Bổ sung 25-hydroxycholecalciferol (25-OH-D3), dạng hoạt động của vitamin D3, vào khẩu phần ăn có thể mang lại nhiều lợi ích đối với năng suất, chất lượng trứng và chất lượng xương chày của gà đẻ trong giai đoạn cuối, nuôi ở mật độ cao.

    Hà Nội: Trang trại nuôi gà đẻ trứng liên kết với doanh nghiệp thu lãi hơn 700 triệu đồng mỗi năm

    PHƯƠNG PHÁP, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU

     

    Động vật thí nghiệm, khẩu phần ăn và quản lý

     

    Nghiên cứu được phê duyệt bởi Ủy ban Chăm sóc và Sử dụng Động vật của Đại học Nông nghiệp Tứ Xuyên, Trung Quốc. 800 con gà mái Lohman 45 tuần tuổi được chia thành 4 nhóm nghiệm thức với các mức bổ sung 25-OH-D3 và mật độ thả khác nhau: (1) Low- (mật độ thấp + 0 μg/kg 25-OH-D3), (2) Low+ (mật độ thấp + 69 μg/kg 25-OH-D3), (3) High- (mật độ cao + 0 μg/kg 25-OH-D3), và (4) High+ (mật độ cao + 69 μg/kg 25-OH-D3). Gà được cho ăn thức ăn hỗn hợp (Bảng 1) dạng nghiền trong suốt 16 tuần. Môi trường nuôi được kiểm soát ở nhiệt độ 220C với lịch chiếu sáng 16 giờ sáng và 8 giờ tối, và gà được tự do tiếp cận nước và thức ăn.

     

    Bảng 1. Thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của khẩu phần ăn cơ bản

    Chỉ tiêu, %

    Lượng

    Bắp

    Cám mì

    Dầu nành

    Bã nành (CP 43%)

    Gluten bắp (CP 60%)

    DDGS bắp

    CaCO3 (dạng hạt)

    CaCO3 (dạng bột)

    CaHPO4 (dạng hạt)

    NaCl

    NaHCO3

    L-Lysine HCl

    DL-Methionine

    Choline chloride 60%

    Vitamin premix1

    Mineral premix2

    Total

    59.06

    3.87

    1.50

    15.24

    5.00

    5.00

    6.10

    2.50

    0.94

    0.25

    0.10

    0.16

    0.01

    0.10

    0.02

    0.15

    100.00

    Hàm lượng dinh dưỡng dựa trên tính toán, %

    ME3, kcal/kg

    2.690

    Hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích, %

    CP

    Ca

    Total P

    Lysine

    Methionine

    15.82

    3.65

    0.64

    0.65

    0.33

    1Premix cung cấp các thành phần sau cho mỗi kg khẩu phần: VA 9950 IU, VB1 37.7 mg, VB2 12 mg, D-pantothenate 18.2 mg, VB6 7.55 mg, VB12 0.5 mg, VD3 5000 IU, VE 70 IU, VK3 4.47 mg, Biotin 4 mg, VC 195 mg, niacin acid 70.35 mg.

     

    2Premix cung cấp các thành phần sau cho mỗi kg khẩu phần: Cu (dạng Đồng sulfat) 9.6 mg, Fe (dạng Sắt (II) sulfat) 64 mg, Mn (dạng Mn sulfat) 121.5 mg, Zn (dạng Zn sulfat) 57 mg, I (dạng K iodide) 0.60 mg, Se (dạng Na selenit) 0.36 mg.

     

    3Tính toán theo NRC (1994).

     

    Thu mẫu và đánh giá

     

    Dữ liệu về sản lượng trứng, hệ số chuyển đổi thức ăn và các chỉ tiêu chất lượng trứng đã được thu thập trong suốt quá trình nghiên cứu. Vào tuần thứ 16, trứng được thu thập để đánh giá chất lượng và các mẫu máu cũng được lấy để phân tích. Sau đó, gà thí nghiệm được mổ để đánh giá thêm các chỉ tiêu như độ cứng xương chày và mô bệnh học.

     

    Chất lượng trứng

     

    Các chỉ tiêu chất lượng trứng như màu sắc lòng đỏ, chiều cao lòng trắng, chỉ số Haugh, độ cứng, độ dày vỏ trứng và màu sắc được đánh giá bằng nhiều thiết bị và phương pháp thử nghiệm khác nhau.

     

    Chất lượng xương chày

     

    Các mẫu xương chày được xử lý để quan sát mô học và thử nghiệm độ cứng. Tỷ lệ tro, phốt pho và hàm lượng canxi cũng được phân tích bằng các phương pháp cụ thể.

     

    Phân tích hormone huyết thanh

     

    Nồng độ các hormone trong huyết thanh được đánh giá bằng bộ xét nghiệm ELISA.

     

    Xử lý số liệu

     

    Các số liệu được xử lý thống kê bằng mô hình ANOVA hai chiều giai thừa 2×2 để nghiên cứu các tác động chính của mật độ thả và 25-OH-D3, cũng như sự tương tác giữa chúng. Kiểm định Tukey được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình khi sự tương tác có ý nghĩa.

     

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

     

    Hiệu suất sản xuất

     

    Mật độ nuôi cao dẫn đến tỷ lệ đẻ, lượng thức ăn tiêu thụ và trọng lượng trứng thấp hơn so với mật độ nuôi thấp (Bảng 2). Sự sụt giảm này là do diện tích trống cho phép giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến lượng thức ăn tiêu thụ. Ngoài ra, tỷ lệ trứng vỡ cao hơn ở mật độ nuôi cao. Nhìn chung, bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn không có tác động đáng kể đến hiệu quả chăn nuôi, ngoại trừ việc giảm tỷ lệ trứng vỡ ở mật độ cao (Bảng 3). Mặc dù việc bổ sung 25-OH-D3 không ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả chăn nuôi trong nghiên cứu này, nhưng điều này phù hợp với những kết quả nghiên cứu trước đây cho thấy việc bổ sung chỉ có lợi khi khẩu phần ăn thiếu vitamin D3.

     

    Bảng 2. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên năng suất của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (1-8 tuần)1

    Chỉ tiêu

    Tỷ lệ đẻ (%)

    Trọng lượng trứng (g)

    FCR

    Lượng thức ăn tiêu thụ, g

    Tỷ lệ trứng vỡ (%)

    Trứng không đạt chuẩn (%)

    Mật độ

    Low

    Low+

    High

    High+

    95.73±0.47a

    95.75±0.59a

    93.76±0.64b

    93.74±0.61b

    64.55±0.24a

    63.93±0.31a,b

    63.21±0.37b

    63.25±0.41b

    1.91±0.01

    1.94±0.03

    1.94±0.02

    1.91±0.01

    117.87±1.04a

    118.85±1.53a

    114.83±0.97b

    112.78±0.88b

    1.14±0.11

    0.98±0.17

    1.55±0.21

    1.44±0.25

    0.98±0.17

    0.97±0.09

    1.64±0.21

    1.31±0.22

    Giá trị P

    <0.01

    <0.01

    0.26

    <0.01

    0.54

    0.31

    Hiệu quả chính Giá trị P

    Mật độ

    25-OH-D3

    Mật độ*25-OH-D3

    <0.01

    0.87

    0.88

    <0.01

    0.24

    0.32

    0.96

    0.77

    0.13

    <0.01

    0.66

    0.11

    0.21

    0.74

    0.66

    0.44

    0.33

    0.57

     

    a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).

     

    1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.

     

    Bảng 3. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên năng suất của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (9-16 tuần)1

    Chỉ tiêu

    Tỷ lệ đẻ (%)

    Trọng lượng trứng (g)

    FCR

    Lượng thức ăn tiêu thụ (g)

    Tỷ lệ trứng vỡ (%)

    Trứng không đạt chuẩn (%)

    Mật độ

    Low

    Low+

    High

    High+

    94.74±0.88a 95.42±0.77a

    92.99±0.43b 91.66±0.66b

    65.47±0.55

    64.58±0.67

    64.52±0.32

    64.32±0.25

    1.95±0.03

    1.96±0.06 1.98±0.05 1.99±0.04

    120.68±1.43a

    120.67±1.23a 118.68±1.45a,b

    116.44±1.91b

    1.54±0.17b 1.33±0.20b

    2.44±0.11a 1.41±0.14b

    1.20±0.07

    1.14±0.17

    1.65±0.11

    1.77±0.23

    Giá trị P

    <0.01

    0.09

    0.67

    0.04

    <0.01

    0.41

    Ý nghĩa Giá trị P

    Mật độ

    25-OH-D3

    Mật độ*25-OH-D3

    <0.01

    0.53

    0.08

    0.10

    0.24

    0.40

    0.40

    0.94

    0.90

    <0.01

    0.23

    0.51

    <0.01

    0.02

    0.04

    0.54

    0.33

    0.21

     

    a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).

     

    1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.

     

    Bảng 4. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên năng suất của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (1-16 tuần)1

    Chỉ tiêu

    Tỷ lệ đẻ (%)

    Trọng lượng trứng (g)

    FCR

    Lượng thức ăn tiêu thụ (g)

    Tỷ lệ trứng vỡ (%)

    Trứng không đạt chuẩn (%)

    Mật độ

    Low

    Low+

    High

    High+

    94.92±0.37a

    95.58±0.45a

    93.37±0.68b

    92.69±0.73b

    65.01±0.27a

    64.26±0.31a,b

    63.86±0.33b

    63.60±0.21b

    1.93±0.04

    1.95±0.01

    1.95±0.04

    1.94±0.03

    119.27±0.97a

    119.77±1.10a

    116.75±0.88b

    114.59±0.95b

    1.34±0.11b

    1.16±0.21b

    2.00±0.17s

    1.43±0.14b

    1.09±0.11

    1.06±0.14

    1.65±0.21

    1.54±0.09

    Giá trị P

    <0.01

    <0.01

    0.82

    <0.01

    0.02

    0.44

    Ý nghĩa Giá trị P

    Mật độ

    25-OH-D3

    Mật độ*25-OH-D3

    <0.01

    0.64

    0.09

    <0.01

    0.11

    0.57

    0.67

    0.78

    0.44

    <0.01

    0.37

    0.16

    <0.01

    0.04

    0.01

    0.54

    0.37

    0.81

     

    a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).

     

    1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.

     

    Chất lượng trứng

     

    Mật độ nuôi cao làm tăng độ sáng của vỏ trứng, nhưng giảm độ đỏ, độ vàng, độ cứng, độ dày và trọng lượng tương đối của vỏ. Bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn làm giảm độ sáng của vỏ trứng và tăng giá trị độ vàng cũng như trọng lượng của vỏ trứng.

     

    Bảng 5. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên chất lượng trứng của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp1

    Chỉ tiêu

    Màu sắc vỏ trứng

    Độ cứng vỏ, kg/cm3

    Độ dày vỏ, mm-2

    Tỷ lệ vỏ, %

    Tỷ lệ lòng đỏ, %

    Màu sắc lòng đỏ

    Chiều cao lòng trắng, mm

    Chỉ số Haugh

    L*

    a*

    b*

    Mật độ

    Low

    Low+

    High

    High+

    82.35±0.33b

    82.07±0.29b

    83.23±0.22a

    82.25±0.43b

    6.51±0.19a

    6.47±0.21a,b

    5.56±0.27c

    6.02±0.18b,c

    17.21±0.31a

    17.93±0.29a

    16.30±0.37b

    17.46±0.19a

    4.37±0.11

    4.27± 0.21

    4.05±0.28

    4.11±0.17

    40.88±0.07a

    39.63±0.04a

    36.73±0.08b

    37.63±0.05b

    11.25±0.61

    11.24±0.48

    10.85±0.55

    11.07±0.87

    28.46±0.76

    28.38±0.54

    28.07±0.66

    27.47±0.57

    13.33±0.76

    13.41±0.11

    13.30±0.27

    13.27±0.55

    7.14±0.09

    7.07±0.11

    7.13±0.27

    7.08±0.32

    82.94±1.98

    82.55±0.97

    82.66±0.87

    82.37±1.49

    SEM

    0.35

    0.24

    0.38

    0.15

    0.06

    0.63

    0.50

    0.15

    0.21

    1.38

    Giá trị P

    <0.01

    <0.01

    <0.01

    0.12

    <0.01

    <0.01

    0.18

    0.82

    0.98

    0.98

    Ý nghĩa Giá trị P

    Mật độ

    25-OH-D3

    Mật độ*25-OH-D3

    0.04

    0.04

    0.16

    <0.01

    0.22

    0.13

    0.04

    ,0.01

    0.42

    0.04

    0.92

    0.49

    <0.01

    0.79

    0.01

    0.01

    0.25

    0.25

    0.08

    0.37

    0.50

    0.46

    0.84

    0.62

    0.86

    0.57

    0.84

    0.92

    0.63

    0.86

     

    a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).

     

    1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 30 quả trứng mỗi lần lặp lại.

     

    Sắc tố vỏ đóng vai trò là dấu hiệu cảnh báo về trạng thái căng thẳng và bệnh tật ở gà đẻ. Mật độ nuôi cao làm giảm sắc tố của vỏ trứng, trong khi bổ sung 25-OH-D3 giúp cải thiện màu sắc vỏ trứng bằng cách giảm độ sáng và tăng độ vàng. Thêm vào đó, mật độ nuôi cao cũng ảnh hưởng xấu đến độ cứng, độ dày và trọng lượng của vỏ trứng, nhưng bổ sung 25-OH-D3 làm tăng trọng lượng và độ dày của vỏ trứng trong điều kiện nuôi mật độ cao, trái ngược với một số nghiên cứu trước đây. Sự không nhất quán này có thể là do sự khác biệt về mức canxi hoặc vitamin D3 trong khẩu phần ăn ở các nghiên cứu khác.

     

    Chất lượng xương chày

     

    Gà đẻ nuôi mật độ cao có hàm lượng tro và canxi xương chày thấp hơn, trong khi bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn làm tăng độ cứng của xương chày (Bảng 6). Đánh giá mô bệnh học cho thấy cấu trúc xương chày được cải thiện rõ rệt ở các nhóm bổ sung 25-OH-D3 khi nuôi ở mật độ cao (Hình 1).

     

    Bảng 6. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên chất lượng xương chày của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp1

    Chỉ tiêu

    Độ cứng, kgf

    Tro (%)

    Ca (%)

    P (%)

    Mật độ

    Low

    Low+

    High

    High+

    16.88 ±1.40 18.95±1.65

    15.80±0.97 17.23±1.19

    52.96±1.35

    53.49±2.09

    51.76±1.01

    51.37±0.95

    19.50±0.42 19.68±0.55

    18.87±0.31 18.92±0.42

    8.10±0.21

    7.90±0.11

    7.90±0.22

    7.80±0.13

    Giá trị P

    0.15

    0.16

    0.30

    0.40

    Ý nghĩa Giá trị P

    Mật độ

    25-OH-D3

    Mật độ*25-OH-D3

    0.16

     0.05

    0.74

    0.04

    0.79

    0.77

    0.04

    0.96

    0.91

    0.07

    0.07

    0.30

     

    a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P<0,05).

     

    1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 10 con mỗi lần lặp lại.

     

    Xương chày rất quan trọng đối với cả sự tăng trưởng và năng xuất gà đẻ, vì nó góp phần đáng kể vào quá trình lắng đọng canxi để hình thành vỏ trứng. Mật độ nuôi cao ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của xương chày và làm giảm chất lượng của xương. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 25-OH-D3 có thể cải thiện chất lượng xương chày ở gà thịt. Trong nghiên cứu này, phân tích mô học của xương chày cho thấy rằng bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn cải thiện kết nối xương xốp và cấu trúc xương chày tổng thể. Ngoài ra, mật độ nuôi cao làm giảm hàm lượng tro và canxi xương chày, trong khi bổ sung 25-OH-D3 làm tăng độ cứng của xương chày. Những phát hiện này chứng minh khả năng của 25-OH-D3 trong việc giảm thiểu những tác động tiêu cực của mật độ nuôi cao đến chất lượng xương chày.

    Hình 1. Ảnh hưởng của 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên mô bệnh học xương chày của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp (X100 và 200). (A) Mô bệnh học xương chày cho thấy xương đặc (mũi tên màu xanh) và xương xốp (mũi tên màu vàng). Cấu trúc xương vỏ dày đặc và sự hiện diện của các tế bào xương được quan sát thấy ở nhóm L+0 và nhóm L+25-OH-D3. Trong khi đó, một số vết gãy xuất hiện ở nhóm gà đẻ nuôi mật độ cao H+0 (mũi tên màu đỏ). (B) Vùng xốp. Gà đẻ nuôi mật độ cao có diện tích vùng xốp nhỏ hơn so với nhóm đối chứng L+0. Tuy nhiên, việc bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn đã giúp tăng diện tích vùng xốp ở nhóm gà đẻ nuôi mật độ cao (P<0,05).

     

    Phân tích hormone huyết thanh

     

    Gà đẻ nuôi mật độ cao có nồng độ 25-OH-D3, CORT, LPS và OC trong huyết thanh cao hơn, và nồng độ PTH trong huyết thanh thấp hơn so với gà nuôi mật độ thấp (Bảng 7). Bổ sung 25-OHD3 làm tăng nồng độ 25-OH-D3, CA và CT trong huyết thanh, đồng thời giảm nồng độ CORT, LPS và OC. Có sự tương tác giữa mật độ nuôi và bổ sung 25-OH-D3 đối với nồng độ một số hormone, đặc biệt là PTH.

     

    Bảng 7. Ảnh hưởng của việc bổ sung 25-OH-D3 trong khẩu phần ăn lên nồng độ hormone huyết thanh của gà đẻ trong điều kiện mật độ nuôi cao hoặc thấp1

    Chỉ tiêu

    25-OH-D3, ng/mL

    CORT, ng/L

    LPS, ng/L

    CA, ng/L

    OC, ng/L

    PTH, ng/L

    CT, ng/L

    Mật độ

    Low

    Low+

    High

    High+

    7.65±0.34b

    8.15±0.51b

    7.86±0.61b

    9.20±0.47a

    455.13±12.57a

    367.00±17.86b

    459.78±9.67a

    427.93±19.21a

    195.09±0.47a,b

    181.71±0.47b

    212.10±0.47a

    195.19±0.47a,b

    311.91±16.54c

    354.80±19.65a,b

    328.87±12.56b,c

    373.86±21.44a

    498.94±20.56b

    469.52±18.65b

    579.30±26.89a

    481.80±16.98b

    217.23±10.56a

    200.66±12.89a,b

    160.36±7.48c

    182.26±10.55b,c

    69.87±3.21b

    77.93±2.99a,b

    68.78±4.98b

    83.21±5.07a

    Giá trị P

    <0.01

    <0.01

    0.05

    0.05

    <0.01

    <0.01

    0.05

    Ý nghĩa Giá trị P

    Mật độ

    25-OH-D3

    Mật độ*25-OH-D3

    0.05

    <0.01

    0.09

    0.05

    <0.01

    0.06

    0.05

    0.05

    0.81

    0.19

    <0.01

    0.94

    0.05

    <0.01

    0.07

    <0.01

    0.74

    0.05

    0.53

    <0.01

    0.34

                     

     

    a-bCác giá trị trung bình có chữ số mũ khác nhau trong cùng một cột có sự khác biệt đáng kể (P < 0,05).

     

    1Mỗi giá trị trung bình được tính từ 10 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức, 20 con mỗi lần lặp lại.

     

    Nồng độ 25-OH-D3 trong huyết thanh, một chỉ số về tình trạng vitamin D của cơ thể, tăng đáng kể khi bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn, từ đó làm nổi bật vai trò của nó trong việc duy trì cân bằng canxi và và tối ưu hóa sức khỏe xương, đặc biệt trong điều kiện mật độ nuôi cao. Mật độ nuôi cao cũng làm tăng nồng độ corticosterone (CORT – một dấu hiệu căng thẳng) và lipopolysaccharide (LPS – một dấu hiệu viêm) trong huyết thanh, cho thấy tình trạng căng thẳng và viêm ở gà đẻ. Tuy nhiên, việc bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn giúp giảm nồng độ CORT và LPS, chứng minh vai trò của nó trong việc giảm tình trạng viêm ở gia cầm.

     

    Phân tích sâu hơn cho thấy mật độ nuôi cao làm giảm nồng độ hormone tuyến cận giáp (PTH) trong huyết thanh, điều này chỉ ra sự suy giảm khả năng hấp thụ canxi. Ngược lại, bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn làm tăng nồng độ các hormone CA, PTH, CT và OC trong huyết thanh, hỗ trợ quá trình hấp thụ canxi và duy trì sức khỏe xương khớp. Đặc biệt, nồng độ CA tăng vì enzyme này tham gia vào quá trình lắng đọng canxi cacbonat trong quá trình hình thành vỏ trứng. Do đó, tác dụng của 25-OH-D3 đối với chất lượng vỏ trứng và sức khỏe xương có thể một phần được giải thích nhờ vào khả năng tăng cường hoạt động của CA.

     

    KẾT LUẬN

     

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, mật độ nuôi cao làm giảm năng xuất (tỷ lệ đẻ, trọng lượng trứng và lượng thức ăn tiêu thụ), chất lượng vỏ trứng và chất lượng xương chày. Việc bổ sung 25-OH-D3 vào khẩu phần ăn có thể cải thiện sức khỏe xương và giảm tác động tiêu cực của mật độ nuôi cao đến hiệu quả chăn nuôi gà đẻ.

     

    TS. Trần Bảo Hưng dịch và biên soạn

    Công ty TNHH MTV Ánh Dương Khang

     

    Địa chỉ: số 44 đường Lê Thị Chợ, khu dân cư Lacasa, P. Phú Nhuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh

     

    Điện thoại: 0909 488 208 (Cảnh Kính Châu)

     

    [email protected]

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.