Nguyễn Xuân Bả1, Đinh Văn Dũng1 và Phạm Hồng Sơn2
1Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế
2Phòng NN và PTNT huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi
[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Nhu cầu về thịt bò chất lượng cao ở nước ta ngày càng tăng cao do mức sống người dân được nâng lên và vấn đề đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Đây là cơ hội để người chăn nuôi phát triển bò thịt theo hướng thâm canh, hàng hóa, chất lượng cao. Tuy vậy, chăn nuôi bò trong nông hộ tại Quảng Ngãi còn đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như chất lượng đàn bò thịt còn thấp (chủ yếu là bò lai Zebu, khối lượng giết mổ thấp, khoảng 300kg chưa đáp ứng thị trường lớn như Đà Nẵng), kỹ thuật chăn nuôi chưa tốt nên sức sản xuất của đàn bò cái sinh sản còn thấp và năng lực người chăn nuôi còn thấp nên việc chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi bò còn gặp nhiều khó khăn.
Trước tình hình đó, Sở Khoa học Công nghệ (KHCN) tỉnh Quảng Ngãi đã triển khai thực hiện các dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zebu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi (2017-2020)”và dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi bền vững cho đoàn viên thanh niên và nông dân xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi (2019-2022)”. Mục tiêu chính của các dự án này là nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt trong nông hộ vùng núi và xây dựng năng lực cho người chăn nuôi, cán bộ khuyến nông cơ sở để phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đến nay, dự án tại huyện Sơn Tịnh đã kết thúc và dự án tại xã Trà Phú, huyện Trà Bồng đang triển khai. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi muốn giới thiệu những kết quả ban đầu và tác động của dự án mang lại cho cộng đồng.
1. Khả năng sinh sản của bò lai Zebu khi phối với các giống bò thịt cao sản và hiệu quả chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh trong nông hộ
Kết quả khảo sát hiện trạng hệ thống chăn nuôi bò sinh sản (bò – bê) trong nông hộ ở huyện Sơn Tịnh và xã Trà Phú, huyện Trà Bồng (các xã thuộc vùng núi của Quảng Ngãi) cho thấy, quy mô chăn nuôi bò trong nông hộ thấp, bình quân 3-5 con/hộ, trong đó bò cái sinh sản chiếm 45-50%. Tỷ lệ bò cái lai Zebu khá lớn (99%). Phương thức nuôi dưỡng bò sinh sản ở trong các nông hộ hầu hết là chăn thả có bổ sung tại chuồng và một số hộ nuôi nhốt hoàn toàn. Tuy vậy, việc tập và bổ sung thức ăn tinh sớm cho bê chưa được áp dụng, tỷ lệ hộ thực hiện việc cai sữa sớm cho bê còn thấp (37%). Nguồn thức ăn và các loại thức ăn được sử dụng cho bò sinh sản khá đa dạng, phong phú và dựa trên nguồn tại chỗ. Không có sự khác biệt lớn về lượng thức ăn cho bò sinh sản ở các giai đoạn trước và sau khi đẻ. Vì vậy, sức sinh sản của đàn bò cái còn thấp và hiệu quả chăn nuôi bò mang lại cho người dân chưa cao. Khoảng cách lứa đẻ của đàn bò cái còn khá dài (14-15 tháng), sinh trưởng của bê còn thấp. Kết quả nghiên cứu của dự án ACIAR LPS/2012/062 cho thấy việc bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ trước và sau khi đẻ và tập cho bê ăn thức ăn tinh sớm đã làm rút ngắn thời gian từ sau khi đẻ đến phối giống thành công, giảm từ 212 ngày xuống còn 176 ngày. Kết quả theo dõi trên 15 hộ (15 bò-bê) mô hình trình diễn về bổ sung thức ăn tinh cho bò mẹ sau khi đẻ đến 3 tháng đã làm rút ngắn khoảng cách lứa đẻ từ 465 ngày xuống 395 ngày (Nguyễn Xuân Bả và cs, 2017). Từ những vấn đề trên, các dự án KHCN đã triển khai (1) giới thiệu tinh các giống bò thịt cao sản gồm Charolais; Droughtmaster; Red Angus và BBB để phối cho đàn bò cái lai Zebu ở Huyện Sơn Tịnh và xã Trà Phú, huyện Trà Bồng và (2) Xây dựng các mô hình chăn nuôi bò sinh sản theo hướng thâm canh. Hoạt động của mô hình mang tính chất hệ thống, toàn diện từ cải thiện tiềm năng di truyền vật nuôi đến cải thiện môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý và vv. Điểm mới của mô hình tập trung vào (1) sử dụng tinh bò đực ngoại cao sản hướng thịt để phối giống cho bò cái lai Zebu; (2) cải thiện dinh dưỡng cho bò mẹ (cho ăn thức ăn tinh trước và sau khi đẻ); tập và (3) bổ sung thức ăn tinh sớm cho bê bú sữa, cai sữa sớm cho bê; (4) Cải thiện chuồng trại, chăm sóc, quản lý theo hướng an toàn sinh học.
Ông Phan Văn Đời, ở xã Trà Phú cho biết, thực hiện dự án nuôi bò sinh sản phối giống với bò đực BBB đã mang lại thu nhập lớn cho gia đình, bán 1 con bê lúc 6 tháng được 25 triệu đồng. Nhờ dự án mà ông học được kỹ thuật bổ sung thức ăn tinh sớm cho bê bú sữa, bổ sung thức ăn tinh chất lượng cao cho bò mẹ trước và sau khi đẻ, kỹ thuật nuôi bò mẹ theo từng giai đoạn có chửa, điều mà trước đây gia đình ông chưa thực hiện.
Dự án tại xã Trà Phú, sau gần 2 năm thực hiện đã phối giống thành công cho 320 lượt bò cái và đã có 242 bò có chửa, đến nay đã có gần 120 bê lai hướng thịt được đẻ ra. Kết quả khảo sát về khả năng sinh sản của đàn bò cái được phối giống với các giống bò đực ngoai cao sản hướng thịt tại Trà Phú cho thấy: Tỷ lệ bò đẻ khó thấp 1-1,5%; Thời gian từ khi đẻ đến động dục lại và phối giống thành công theo trung bình 3-3,5 tháng.; Khoảng cách lứa đẻ ước tính 12-13 tháng. So sánh với trước khi triển khai dự án, bà con chủ yếu là sử dụng tinh bò giống Brahman (tỷ lệ trên 80%) thì hiện nay tỷ lệ sử dụng tinh bò Brahman chỉ có khoảng 20%. Giống bò đực được người dân lựa chọn nhiều là bò BBB, sở dĩ như vậy là bò BBB cho con lai có năng suất cao dễ bán, khối lượng sơ sinh 28-29 kg/con, bò đực lai BBB lúc 6 tháng nếu nuôi tốt có thể bán từ 25-27 triệu đồng/con, cao hơn 35-50% so với các tổ hợp lai Sind hoặc lai Brahman, đây là một nguồn thu nhập không nhỏ đối với người dân miền núi.Dự án tại huyện Sơn Tịnh đã phối giống cho 2.500 lượt bò cái và đã tạo ra được 2.282 bê lai hướng thịt. Kết quả đánh giá năng suất sinh sản của đàn bò cái lai Zebu khi phối tinh với các giống chuyên thịt cho thấy: Số liều tinh/bò có chửa trung bình là 1,2 liều; Khoảng cách lứa đẻ dao động trong khoảng từ 394 đến 397 ngày; Tỷ lệ đẻ khó thấp (1,7-3,7%); Tỷ lệ nuôi sống bê từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi dao động từ 98,5 đến 100%. Khối lượng sơ sinh ở bê dao động 27-29 kg/con và khối lượng lúc 6 và 12 tháng tuổi lần lượt là 138-148 và 224-249 kg/con tuỳ theo giống. Qua đó cho thấy với đàn cái nền có khối lượng tầm vóc khá lớn (khoảng 300kg) và được nuôi dưỡng, chăm sóc khá tốt thì khi phối với các giống bò thịt cao sản đã cho sức sinh sản khá cao (UBND huyện Sơn Tịnh, 2020).
2. Sức sản xuất và hiệu quả chăn nuôi các tổ hợp bò lai hướng thịt trong nông hộ tại Quảng Ngãi
Kết quả khảo sát thị trường bò thịt ở các thành phố lớn (Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng) cho thấy nhu cầu cao về bò thịt có khối lượng giết mổ xấp xỉ 500 kg ở độ tuổi 21-24 tháng (Bouney et al., 2018). Để đáp ứng nhu cầu thị trường mục tiêu, các dự án KHCN thực hiện tại huyện Sơn Tịnh và xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi ngoài việc xây dựng năng lực cho Nông dân, khuyến nông cơ sở thì đã hỗ trợ các nguồn tinh các giống bò thịt cao sản (Charolais; Droughtmaster; Red Angus và BBB) để phối giống bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo (TTNT) cho đàn bò cái lai Zebu. Sau 3 năm thực hiện dự án tại huyện Sơn Tịnh đã tạo ra được 2.282 bê lai hướng thịt, trong đó: Lai với bò đực Droughtmaster: 447 con, Charolais: 576 con, Red Angus: 171 con và BBB: 1.088 con. Kết quả theo dõi về khả năng sinh trưởng của các tổ hợp bò lai hướng thịt nuôi tại huyện Sơn Tịnh cho thấy bê lai có tốc độ sinh trưởng rất nhanh. Khối lượng lúc 18 tháng tuổi đạt từ 319-361 kg/con; tăng khối lượng bình quân từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi đạt 540 – 616 gam/ngày đêm (Nguyễn Thị Mỹ Linh và cs, 2020) và sau vỗ béo 3 tháng, với nguồn thức ăn sẵn có, tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần bò vỗ béo chiếm gần 50% theo VCK thì lúc 21 tháng tuổi khối lượng cơ thể đạt 465-523kg/con; tăng khối lượng bình quân đạt 1039-1282 gam/ngày đêm và tỷ lệ thịt xẻ đều đạt trên 60%, tỷ lệ thịt tinh đạt từ 43-45% (so với khối lượng giết mổ); Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) là 8,12-9,19 (Nguyễn Thị Mỹ Linh và cs, 2021). Phẩm chất thịt tốt, không sai khác gì so với bò Úc nhập về Việt Nam. Từ những kết quả về chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, phẩm chất thịt của các tổ hợp bò lai hướng thịt được nuôi trong nông hộ Quảng Ngãi đã mở ra triển vọng lớn cho chăn nuôi bò thịt Việt Nam.
Trang trại bò ông Lê Xuân Thuyền ở Quảng Ngãi, chuyên nuôi các tổ hợp bò lại chuyên thịt từ 6 tháng đến 21 tháng tuổi cho biết, các tổ hợp bò lai chuyên thịt có khả năng tăng khối lượng cao hơn nhiều so với các tổ hợp lai Zebu, đặc biệt là các tổ hợp bò lai BBB và lai Charolais.
Miền Trung Việt Nam có tỷ lệ đàn bò lớn nhất cả nước và có điều kiện thời tiết khí hậu khắc nghiệt, người Nông dân có thu nhập thấp, đời sống còn gặp nhiều khó khăn hơn so với hai đầu đất nước, các dự án nghiên cứu và phát triển bò thịt năng suất, chất lượng cao đã mở ra hướng sản xuất mới cho bà con nông dân. Bên cạnh, tạo ra đàn bò thịt cao sản được nuôi trong nông hộ thì kết quả dự án đã làm thay đổi quan điểm, kỹ thuật chăn nuôi của người dân và bà con nông dân đã chuyển đổi theo hướng tiếp cận thị trường mục tiêu và xem chăn nuôi bò là hoạt động sinh kế quan trọng của gia đình. Từ những kết quả mô hình, hiện nay đã có nhiều địa phương trong tỉnh đã và đang áp dụng các hoạt động dự án và đã xuất hiện các gia trại, trang trại nuôi bò thịt chất lượng cao, chính quyền các cấp đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đẩy mạnh chăn nuôi bò thịt chất lượng cao theo chuỗi giá trị.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bonney L., Rowan Smith, Nguyen Xuan Ba, Nguyen Huu Van and Jeff Corfield (2018). Final report of project “Developing productive and profitable smallholder beef enterprises in Central Vietnam- ACIAR/LPS/2012/062”
- Nguyễn Xuân Bả, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Thị Mùi, Nguyễn Hữu Văn, Hoàng Thị Mai, Trần Thanh Hải, David Parsons, Rowan Smith, Jeff Corfield, Laurie Bonney (2017). Hệ thống chăn nuôi sinh sản và ảnh hưởng bổ sung thức ăn cho bò mẹ trước và sau khi đẻ đến khả năng sinh sản của bò lai Brahman nuôi trong nông hộ ở tỉnh bình định. Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam. Số 7; tập 15; trang 891-904
- Nguyễn Thị Mỹ Linh, Đinh Văn Dũng, Trần Ngọc Long, Văn Ngọc Phong, Lê Đình Phùng, Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Xuân Bả (2020), Lượng ăn vào và khả năng sinh trưởng của ba tổ hợp bò lai giữa đực Charolais, Droughtmaster và Red Angus với cái Lai Brahman nuôi trong nông hộ tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 398, tr. 96-108
- Nguyễn Thị Mỹ Linh, Nguyễn Quang Tuấn, Lê Đình Phùng, Đinh Văn Dũng, Nguyễn Xuân Bả (2021), Sinh trưởng và thành phần thân thịt của các tổ hợp bò lai giữa bò cái Lai Brahman với các giống bò bò đưc Charolais, Droughtmaster và Red Angus giai đoạn vỗ béo nuôi tại tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế, đã chấp nhận đăng
- UBND huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi, 2020. Báo cáo tổng kết dự án “Hỗ trợ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển đàn bò lai hướng thịt trên nền bò cái lai Zêbu tại các xã miền núi huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi”.
- mô hình nuôi bò lai li>
- mô hình nuôi bò li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất