[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Ngày 1/12/2023, tại tỉnh Tuyên Quang, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên kết hợp cùng Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức hội nghị tổng kết các hoạt động của dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP” trong năm 2023.
Dự hội nghị có đại diện của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trung tâm Khuyến nông tỉnh, UBND xã, doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm, HTX tham gia dự án và bà con chăn nuôi tiêu đến từ Quảng Ninh, Tuyên Quang và Bắc Giang. Đặc biệt hội nghị còn có sự tham dự của các chuyên gia hàng đầu của FAO và Việt Nam trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp.
Các đại biểu tham dự hội nghị tổng kết chụp ảnh lưu niệm
Tại hội nghị, các đại biểu và bà con chăn nuôi đã nghe bà Trần Thị Hoan – Thư ký dự án báo cáo kết quả thực hiện các hoạt động của trong năm 2023 trên địa bàn Tuyên Quang và Quảng Ninh. Theo đó, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã triển khai thực hiện thành công 3 mô hình chăn nuôi lợn thịt VietGAHP, liên kết HTX với chuỗi giá trị và xây dựng sản phẩm OCOP tại 2 cơ sở chăn nuôi thuộc xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang và 1 cơ sở chăn nuôi thuộc xã Cộng Hòa, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh với tổng số 600 con lợn thịt cho các mô hình.
Bàn giao con giống đạt tiêu chuẩn cho mô hình tại Tuyên Quang
Nhờ áp dụng tốt quy trình VietGAHP, xây dựng chuồng trại hợp lý, sử dụng con giống tốt, chủ động phòng chống dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường, các mô hình đều có các chỉ tiêu kỹ thuật đạt hay vượt so với mục tiêu ban đầu đề ra của dự án. Cụ thể là tỷ lệ nuôi sống của đàn lợn đạt 99,0%, tăng khối lượng đạt trên 700g/con/ngày, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng đạt 2,4 kg. Dự án cũng đã kết nối và hỗ trợ hỗ trợ các thành viên trong HTX sản xuất và dịch vụ nông lâm ngư nghiệp Thiên Lộc Quảng Ninh và HTX sản xuất chế biến thực phẩm an toàn Sáng Nhung ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm thịt lợn hơi và thịt lợn tươi đóng gói với các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm. Chính vì vậy tính bền vững của mô hình được đảm bảo, đồng thời hiệu quả kinh tế của mô hình cũng cao hơn hẳn so với trước khi các cơ sở tham gia vào dự án cũng như so với các hộ chăn nuôi đại trà trên địa bàn.
Để lan tỏa hiệu quả của dự án cũng như mô hình, 90 học viên đã được tập huấn chuyên sâu về kỹ thuật chăn nuôi theo VietGAHP cũng như tìm hiểu vai trò của hợp tác xã trong liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm và xây dựng sản phẩm OCOP. Ngoài ra, 150 đại biểu là người chăn nuôi, cán bộ khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông… trên các địa bàn triển khai dự án đã được tham quan học tập tại điểm trình diễn của mô hình.
Học viên lớp tập huấn thăm quan mô hình tại Tuyên Quang
Tại hội nghị, bà con chăn nuôi đã được các chuyên gia hàng đầu của FAO và Việt Nam là PGS. Trần Văn Phùng và TS. Bùi Đình Hòa trao đổi, giải đáp các vấn đề liên quan đến kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo VietGAHP và liên kết chuỗi tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra doanh nghiệp tham gia bao tiêu sản phẩm cho dự án là công ty Khai thác Khoáng sản Thiên Thuận Tường Quảng Ninh cũng đã chia sẻ và nhấn mạnh vai trò quan trọng của các HTX trong việc đáp ứng nguồn cung lớn, chất lượng và ổn định cho doanh nghiệp.
Ban chủ tọa và ban cố vấn trong phần thảo luận của Hội nghị
Kết thúc hội nghị, các đại biểu và các chuyên gia đã đánh giá rất cao các mô hình chăn nuôi lợn thịt mà dự án triển khai năm 2023 tại xã Cộng Hòa, huyện Ba Chẽ tỉnh Quảng Ninh và xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương tỉnh Tuyên Quang. Cùng với thành công của mô hình đã triển khai tại Quảng Ninh trong năm 2022, các kết quả này đã chứng minh hướng đi của dự án đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi, là mô hình phù hợp với định hướng phát triển bền vững của ngành chăn nuôi lợn hiện nay.
Nguyễn Vũ Quang
Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Thái Nguyên
- Đại học Nông Lâm Thái Nguyên li>
- chăn nuôi lợn VietGAHP li> ul>
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
Tin mới nhất
T7,28/12/2024
- Vắc xin viêm gan vịt và kháng thể Hanvet-KTV
- Thị trường thịt lợn thế giới tuần giữa tháng 12/2024
- Khoảng 80 triệu con gà được xuất bán ra thị trường dịp Tết
- Tỷ trọng chăn nuôi chiếm hơn 53% giá trị GDP sản xuất nông nghiệp của Hà Nội
- Loại bỏ mối lo về độc tố nấm mốc: giải pháp toàn diện cho ngành TĂCN đến từ Sistar Việt Nam
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất