[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – “HIPRA luôn tập trung vào những cải tiến mang tính chiến lược để đem tới cho người chăn nuôi những giải pháp phòng bệnh tiên tiến, an toàn và hiệu quả”. Đó là chia sẻ của ông SangWon Seo, Giám đốc Thương mại HIPRA châu Á (ảnh) trong cuộc trò chuyện với phóng viên Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam.
PV: Chăn nuôi heo tại Việt Nam sau Covid-19 và Dịch tả heo châu Phi có nhiều thay đổi, ông đánh giá ra sao về những thay đổi này?
Ông SangWon Seo: Theo tôi, đại dịch Covid-19 và Dịch tả heo châu Phi đã tác động tiêu cực tới hoạt động chăn nuôi ở Việt Nam. Tất cả thị trường trên thế giới đều liên quan đến nhau và Việt Nam cũng không phải ngoại lệ. Năm ngoái, do ảnh hưởng của Dịch tả heo châu Phi, giá heo ở Việt Nam có nhiều biến động, nguồn cung heo thịt tăng cao, trong khi sức mua giảm. Tuy nhiên, về lâu dài tôi đánh giá Việt Nam vẫn là quốc gia có nền kinh tế tiềm năng, không chỉ ngành chăn nuôi heo mà cả những ngành khác cũng đang phát triển tốt.
Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển những trang trại có đầu heo lớn mà những thị trường khác không có như Nhật Bản, Hàn Quốc, tổng đàn chỉ khoảng 20.000 nái, rất khó để xây dựng trại mới bởi những quy định của Chính phủ.
Hiện, Việt Nam đang có rất nhiều doanh nghiệp quốc tế đầu tư. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho ngành chăn nuôi Việt Nam nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
PV: Là công ty có nhiều thành tựu trong lĩnh vực vắc xin, thời gian tới, HIPRA sẽ có những chiến lược như thế nào để phục vụ khách hàng tốt hơn trong bối cảnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng nhiều?
Ông SangWon Seo: HIPRA là công ty công nghệ sinh học, nghiên cứu, sản xuất và đưa ra thị trường nhiều loại vắc xin tiên tiến nhất, với tổng số 22 loại vắcxin trong 10 năm qua. Tại HIPRA, chúng tôi có 1 tôn chỉ là “No innovation no project”, nghĩa là nếu không có sự cải tiến thì sẽ không thực hiện dự án đó. Chúng tôi luôn tập trung vào những cải tiến mang tính chiến lược để đem tới cho người chăn nuôi những giải pháp phòng bệnh tiên tiến, an toàn và hiệu quả.
Hiện nay, chúng tôi đang tiến hành dự án VAX4ASF về Dịch tả heo châu Phi với sự hỗ trợ ủng hộ nghiên cứu của Liên minh châu Âu (EU). Dự án này có sự khác biệt lớn và hứa hẹn đem lại rất nhiều lợi ích trong tương lai. Việt Nam luôn là thị trường trọng điểm của HIPRA. Chiến lược của chúng tôi là tiếptục mở rộng danh mục sản phẩm vắc xin để đem đến cho người chăn nuôi Việt Nam giải pháp phòng bệnh toàn diện và hiệu quả. Đồng thời, chúng tôi còn đem tới cho khách hàng của mình các giải pháp công nghệ vắc xin, ví dụ như thiết bị tiêm không cần kim Hiprademic® đang được rất nhiều doanh nghiệp chăn nuôi heo sử dụng tại Việt Nam. Phiên bản Hiprademic® 3.0 vừa được nâng cấp là thiết bị tiêm trong da nhẹ nhất, rất thuận tiện, có khả năng truy xuất nguồn gốc tự động và an toàn sinh học cao.
Tòa nhà trụ sở chính của HIPRA tại Tây Ban Nha
PV: Hiện nay, HIPRA còn đem lại những giải pháp gì cho khách hàng của mình nữa không, thưa ông?
Ông SangWon Seo: HIPRA còn cung cấp những đánh giá, so sánh để đo lường mức độ hiệu quả trước và sau khi sử dụng sản phẩm bằng nguồn dữ liệu Data chúng tôi thu thập được. Dữ liệu này rất quan trọng trong việc phân tích nhưng có rất nhiều trang trại chưa thấy được tầm quan trọng của nó. Do đó, khi khách hàng sử dụng các sản phẩm của HIPRA trong thời gian dài, chúng tôi có thể hỗ trợ, cung cấp các dữ liệu phân tích cho trang trại của họ.
PV: Ông có lời khuyên nào đối với người chăn nuôi heo tại Việt Nam để công việc chăn nuôi của họ bền vững và hiệu quả trong bối cảnh chăn nuôi ngày càng có nhiều thách thức?
Ông SangWon Seo: Điều kiện chăn nuôi ở Việt Nam hiện nay vẫn còn ít bị ràng buộc hơn so với những nước khác ở khu vực châu Âu hay Nhật Bản, Hàn Quốc… Bởi, các nước khác có rất nhiều đạo luật về chăn nuôi, thú y, an toàn sinh học, phúc lợi động vật… Do đó, người chăn nuôi Việt Nam có thể đầu tư vào hệ thống chuồng trại, cơ sở vật chất, công tác quản lý, vắc xin để ngăn ngừa dịch bệnh. Tất cả những việc đó phải đồng nhất, đồng bộ với nhau thì mới đem lại kết quả tốt. Đồng thời, các nhà chăn nuôi Việt Nam nên ứng dụng những cải tiến, công nghệ để việc chăn nuôi trở nên bài bản và hiệu quả hơn.
Chân thành cảm ơn Ông về cuộc trò chuyện này!
Hà Ngân (thực hiện)
- Tập đoàn Hipra li>
- Hipra Việt Nam li> ul>
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái
- Sản lượng lợn của Anh tháng 10/2024 tăng
- Nông dân sản xuất giỏi từ mô hình chăn nuôi dê
- Giới khoa học lo ngại ca H5N1 có dấu hiệu thích nghi với người
- Sắp diễn ra hội thảo, phổ biến áp dụng mô hình số trong quản lý tại các cơ sở chăn nuôi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất