Chỉ trong 3 ngày liên tiếp, đàn vịt của một hộ chăn nuôi bất ngờ ngã bệnh và lăn ra chết với số lượng lên đến gần 800 con. Trong quá trình cứu chữa và truy tìm mầm bệnh, bác sĩ thú y đã xác định nguyên nhân là do cám không đạt chất lượng, bị mốc, sinh sâu, bọ…
Sự việc đã được nhân viên công ty nơi cung cấp cám đến kiểm tra, xác nhận. Tuy nhiên, đến nay phía công ty chưa có phương án hỗ trợ, khiến người dân rơi vào cảnh điêu đứng, nguy cơ trắng tay.
BẤT NGỜ TỪ BAO CÁM CÓ GIÒI
Anh Nguyễn Thành Đồng (ngụ tổ 77, ấp Liên Hiệp 1, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, Bà Rịa – Vũng Tàu) vừa gửi đơn kêu cứu đến cơ quan chức năng về việc đàn vịt bất ngờ lăn ra chết. Theo anh Đồng, từ đầu năm đến nay, thông qua đại lý ở địa phương anh có mua cám hỗn hợp dạng viên của Công ty thức ăn gia súc Tiến Đại Phát (địa chỉ tại tỉnh Bình Dương) để nuôi đàn vịt hơn 2.000 con.
Đầu tháng 11-2018, sau khi sử dụng ổn định cám của Công ty Tiến Đại Phát, đơn vị này tiếp tục nhập về cho anh 50 bao cám mã số VT02 có hạn sử dụng đến ngày 14-1-2019. Sau khi cho ăn được 20 bao thì đàn vịt bất ngờ ngã bệnh và lần lượt chết.
Không hiểu chuyện gì xảy ra, anh Đồng mời bác sĩ thú y đến gấp rút điều trị cho đàn gia cầm. Tuy nhiên chỉ sau hai ngày, bệnh tình đàn vịt không giảm mà số vịt chết ngày một tăng nhanh. Kiểm tra các bao cám còn lại, gia đình anh tá hỏa vì cám có dấu hiệu nổi mốc, vón thành cục, sâu, bọ bò ngổn ngang ngay trong bao cám.
Sau khi anh Đồng phản ánh, Công ty Tiến Đại Phát đã cử 3 nhân viên tên Phong, Thịnh và Nhật đến kiểm tra. Tiến hành khui mở những bao cám còn nguyên, những nhân viên này và nhiều người cùng chứng kiến xác nhận các bao cám đã bị hỏng mốc và sinh giòi, bọ. Ba nhân viên của Công ty Tiến Đại Phát cũng đã ghi nhận có 784 con vịt bị chết cùng hóa đơn tiền thuốc điều trị cho đàn vịt 2.000 con do bác sĩ thú y cung cấp với tổng số tiền 68 triệu đồng.
Cám bị mốc, vón cục và sinh giòi
Ngay sau khi phát hiện các bao cám tại hộ gia đình anh Đồng bị mốc, các nhân viên của công ty Tiến Đại Phát đã đến kiểm tra số cám còn lại tại cửa hàng cám gạo và tiếp tục phát hiện thêm hàng trăm bao cám khác cũng đang có hiện tượng mốc, vón cục, giòi bò.
Ông Trần Văn Nông (chủ cửa hàng cám gạo Mai Hồng) cho biết tại thời điểm kiểm tra, các nhân viên công ty Tiến Đại Phát đã thừa nhận 310 bao cám VT02 còn lại tại cửa hàng cũng bị mốc và xuất hiện sâu, bọ. Công ty này sau đó đã cho thu hồi và bù lại cho cửa hàng 310 bao bao cám khác.
NGUY CƠ TRẮNG TAY
Điều đáng nói là từ khi ghi nhận sự việc đến nay, công ty nơi cung cấp nguồn cám lại chưa có động thái tiến hành bồi thường thiệt hại, hoặc hỗ trợ cho hộ chăn nuôi. Lý do họ đưa ra là chỉ chấp nhận đền tiền vịt chết chứ không bồi thường tiền thuốc điều trị (?)
Anh Nguyễn Thành Đồng cho biết, đàn vịt giống 2.096 con trước đó cũng được gia đình anh nhập của Công ty Tiến Đại Phát. Cả giống và cám đều được mua của Công ty là để đảm bảo dây chuyền khép kín và có sự an toàn. Vậy mà không ngờ lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu như thế này!
Trao đổi với ông Lương Quang Mỹ – Giám đốc Công ty Tiến Đại Phát, ông Mỹ cho rằng hộ anh Đồng có trộn cám khác khi cho vịt ăn (!?). Ngoài ra, việc các bao cám xảy ra hiện tượng trên có thể là do anh Đồng lưu trữ ở vị trí không phù hợp. Chưa nói đại lý nơi anh Đồng mua có thể đã bảo quản không tốt. “Chúng tôi sẽ có hướng hỗ trợ khi cơ quan chức năng giám định vịt chết là do cám Tiến Đại Phát gây ra”, ông Mỹ nói.
Còn gia đình nạn nhân thì cho rằng sau khi bị thiệt hại, họ đã nhiều lần liên lạc nhưng ông Mỹ không nghe máy, nhắn tin cũng không thấy phản hồi. Lãnh đạo của công ty này cũng chưa bao giờ về khảo sát tận nơi để thấy được thiệt hại của người nông dân do sử dụng nguồn cám kém chất lượng. Riêng các nhân viên của Tiến Đại Phát về chứng kiến thực tế sự thật thì lại không được ông Mỹ ghi nhận.
Anh Đồng buồn rầu nói: “Tôi không hề trộn nhiều loại cám khi cho vịt ăn. Minh chứng cho điều này là khi tôi mua vịt của Tiến Đại Phát, nhân viên của họ cũng tư vấn là phải ăn cám của Tiến Đại Phát vịt mới mau lớn. Số lượng vịt chết gần nửa đàn như vậy chắc chắn gia đình tôi bị lỗ nặng đợt này. Vậy mà đến nay họ vẫn thờ ơ khiến gia đình chúng tôi lâm vào cảnh điêu đứng, nguy cơ dẫn đến nợ nần, trắng tay là nhãn tiền trông thấy…”.
Đăng Hoà
Nguồn: Báo Công An
- nuôi vịt li>
- cám mốc li>
- cám chất lượng kém li>
- cám giả li> ul>
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
Tin mới nhất
CN,17/11/2024
- Sử dụng vắc xin AVAC ASF LIVE, chủ đại lý bán gần 1.000 tấn cám/tháng an tâm nuôi lợn
- Vỏ yến mạch đang ngày càng phổ biến trong dinh dưỡng gia cầm
- Ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý bã dong riềng làm phân bón hữu cơ và thức ăn chăn nuôi
- Hải Dương sẽ thực hiện cấm chăn nuôi tại 270 khu dân cư ở các phường, thị trấn
- Giá trâu bò thấp, người chăn nuôi gặp khó
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất