Từ TP Hòa Bình vượt gần 70 km, chúng tôi đến xóm Nà Lốc, xã Đồng Chum (Đà Bắc) gặp ông Lường Văn Sương, người được mệnh danh là “triệu phú Đồng Chum”. Được ví như vậy bởi ông là người sở hữu trang trại có nhiều bò nhất trên địa bàn huyện hiện nay. Đó là thành quả của sự nhạy bén, năng động và không ngừng học hỏi, cần cù lao động của người nông dân dân tộc Tày.
Trang trại chăn nuôi bò của ông Lường Văn Sương, xã Đồng Chum (Đà Bắc) tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Sau nhiều năm bôn ba, trải nghiệm và làm đủ ngành nghề ở các tỉnh, thành phố, ông Sương quyết định quay về quê hương lập nghiệp. Con đường khởi nghiệp của ông bắt đầu với việc nuôi 1 con bò. Đến năm 2012, ông mạnh dạn vay vốn mua thêm 6 con bò sinh sản, nuôi theo hình thức bán chăn thả, vỗ béo. Bên cạnh đó, nương ngô có diện tích vài ha của gia đình được ông chuyển sang trồng cỏ voi làm thức ăn cho bò.
Trong chặng đường đầu tiên của hành trình lập nghiệp, ông Sương gặp không ít khó khăn do dịch bệnh và cái rét ở vùng cao khá khắc nghiệt khiến số lượng bò hao hụt. Không nản lòng, ông tích cực đi tham quan nhiều mô hình, học hỏi, tham khảo kiến thức chăn nuôi gia súc để đúc rút kinh nghiệm và áp dụng tại mô hình của mình. Nhận thấy nuôi bò mang lại giá trị kinh tế cao, có tiềm năng phát triển tại nơi sinh sống, ông Sương tiếp tục vay vốn ngân hàng, kết hợp cùng bạn bè, người thân nhân rộng quy mô nuôi bò. Theo đó, để đảm bảo nơi nuôi nhốt đủ cho 100 con bò, ông đầu tư xây dựng khu chuồng trại rộng khoảng 2.000m2, lập hàng rào xung quanh trang trại. Đàn bò được tiêm vắc xin 2 lần/năm, nguồn thức ăn chủ yếu là cỏ voi, ngô sinh khối, có thời điểm bổ sung thức ăn tinh là gạo, sắn. Để có con giống chất lượng, ông mua thêm bò 3B đực về lai với giống bò vàng địa phương. Mỗi năm, đàn bò sinh ra hàng chục con bò 3B lai, hiệu quả kinh tế tăng lên rõ rệt.
Nhờ thực hiện tốt quy trình chăn nuôi, phòng bệnh, đàn bò phát triển ổn định. Hiện số lượng bò duy trì trên 100 con, mỗi năm gia đình ông thu nhập từ 250 – 300 triệu đồng. Không chỉ thành công trên chính mảnh đất quê hương, ông Sương còn lan tỏa tinh thần ham học hỏi, cần cù lao động đến các gia đình xung quanh. Ông Sương chia sẻ: Vốn đi lên từ nghèo khó, hơn ai hết tôi thấu hiểu về những khó khăn trong phát triển kinh tế của người dân. Nếu chỉ trông chờ thu nhập từ cây ngô, cây lúa thì bà con chỉ đủ ăn, kinh tế không thể khấm khá, phát triển. Bởi vậy tôi triển khai mô hình bò nuôi rẽ tại địa bàn xã. Những gia đình có hoàn cảnh khó khăn được nhận nuôi 2 con bò mẹ. Sau khi bò mẹ sinh sản, lợi nhuận thu được chia đều cho 2 bên. Các hộ tiếp tục được nuôi 2 bò mẹ đến khi đủ điều kiện kinh tế mới phải trả lại. Nhờ mô hình này, nhiều hộ trong xã đã nhân đàn bò lên 10 – 20 con, cho thu nhập ổn định hàng năm.
Không chỉ vậy, trang trại nuôi bò của gia đình ông còn tạo việc làm cho 3 lao động thường xuyên với mức lương từ 5 – 7 triệu đồng/người/ tháng, tạo thu nhập cho hàng chục lao động thời vụ tại địa phương. Anh Xa Văn Thế, xóm Nà Lốc cho biết: Gia đình tôi vốn là hộ nghèo, quanh năm trông chờ vào làm nương trồng ngô, sắn nên chẳng đủ ăn. Từ khi được ông Sương tạo việc làm, có nguồn thu nhập ổn định, cuộc sống gia đình đã khá hơn, có đủ điều kiện để trang trải, chăm lo cho con học hành.
Ở địa phương, ông Sương là người có uy tín, tích cực hỗ trợ bà con, nhất là các gia đình người dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Không những làm giàu cho bản thân mà còn giúp nhiều gia đình vươn lên thoát nghèo, có cuộc sống ổn định. Bởi vậy, nhắc đến ông, người dân trong vùng luôn coi ông là hình mẫu tiêu biểu trong phong trào khởi nghiệp, làm giàu tại quê hương, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo. Những thành công của ông đã góp phần đáng kể vào công cuộc xoá đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, phát triển KT-XH ở địa phương.
Thu Hằng
Nguồn: Báo Hòa Bình
- chăn nuôi bò li>
- Đà Bắc li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất