Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường và Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá cao nỗ lực và quy trình nghiên cứu vacxin mà Công ty AVAC Việt Nam đang thực hiện.
Ngày 17/4, Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cùng lãnh đạo Cục Thú y kiểm tra công tác nghiên cứu, khảo nghiệm Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam, trước khi công bố vacxin dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) vào tháng 4 này.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đánh giá, đến nay các công đoạn như: nghiên cứu virus, môi trường, quy trình sản xuất đã cơ bản hoàn thành; trình tự thủ tục, hồ sơ pháp lý của nghiên cứu cũng cơ bản hoàn thiện. Trong tháng 4/2022, Hội đồng Khoa học của Bộ NN-PTNT sẽ họp 2 phiên để chốt vấn đề này. Cùng với đó, Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ phối hợp Cục Thú y và những nhà khoa học rà soát những công đoạn cuối, trước khi Bộ NN-PTNT công bố vacxin DTLCP
“Chúng ta hoàn toàn tự tin khi công tác nghiên cứu được thực hiện bài bản, đúng quy định pháp luật. Các vấn đề về liều lượng, thời điểm, độ dài miễn dịch, đáp ứng miễn dịch của Công ty AVAC đều rất cao. Tất cả sẽ là căn cứ thực tiễn, cơ sở khoa học để công bố vacxin DTLCP thời gian tới”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói.
Nguyên Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Xuân Cường, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kiểm tra công tác nghiên cứu vacxin tại Công ty AVAC Việt Nam. Ảnh: Bảo Thắng.
DTLCP bùng phát ở Việt Nam vào năm 2019, sau 7 tháng lan ra 63 tỉnh, thành phố, gây thiệt hại ước tính 30.000 tỷ đồng. Sáu triệu con lợn bị tiêu hủy trong thời gian dịch bệnh, khiến sản lượng thịt lợn giảm, giá thịt lợn tăng cao có lúc lên tới hơn 100.000 đ/kg.
Bài học này là động lực để 3 công ty gồm: Công ty TNHH AVAC Việt Nam, Công ty CP Thuốc thú y Trung ương NAVETCO và Tập đoàn Dabaco Việt Nam ra sức nghiên cứu, trong bối cảnh thế giới chưa nghiên cứu ra vacxin phòng ngừa cũng như thuốc chữa bệnh DTLCP.
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT kiểm tra kỹ từng đồng hồ thông số trong quy trình sản xuất vacxin. Ảnh: Bảo Thắng.
AVAC Việt Nam sở hữu nhà máy sản xuất thuốc thú y xây dựng theo chuẩn GMP-WHO đầu tiên ở Việt Nam, có kinh nghiệm sản xuất vacxin phòng bệnh tai xanh, tiêu chảy cấp, lở mồm long móng cho lợn, và hợp tác chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp Mỹ trong phát triển vacxin DTLCP.
Giải pháp phát triển vacxin DTLCP của AVAC Việt Nam là làm chủ công nghệ về tế bào và virus, nhập chủng giống vacxin từ Mỹ, tiến tới tạo được bào dòng có nguồn gốc từ đại thực bào phù hợp cho virus DTLCP. Trên cơ sở đó, công ty đã nghiên cứu sản xuất vacxin nhược độc đông khô phòng bệnh.
Với năng lực sản xuất hơn 5 triệu liều vacxin/tháng, AVAC Việt Nam đã báo cáo Cục Thú y và tiến hành nghiệm vacxin DTLCP tại hai trang trại quy mô hàng trăm con. Kết quả được đánh giá khả quan, khi toàn bộ số lợn tiêm vacxin đều khỏe mạnh sau khi bị công cường độc. Đầu tháng 4/2022, công ty chủ động đề xuất cho sử dụng vacxin phòng DTLCP trên 4 trang trại, quy mô mỗi trại hơn 300 lợn thịt, trước khi trình kết quả lên Cục Thú y và Bộ NN-PTNT.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến chỉ rõ 3 yếu tố giúp Công ty AVAC sớm hoàn thiện công tác nghiên cứu vacxin. Một, là sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của nguyên Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường. Hai, là là thế giới còn “bó tay” trong sản xuất vacxin, tạo động lực cho công ty thêm phát triển. Ba, là công nghệ sản xuất tiên tiến.
Sau khi thị sát, kiểm tra toàn bộ dây chuyền của AVAC Việt Nam, lãnh đạo Bộ NN-PTNT lưu ý AVAC Việt Nam bổ sung khảo sát tiêm vacxin cho lợn nái, lợn con. Bên cạnh đó, ông cũng gợi mở vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm, cũng như chất lượng sản phẩm lợn thịt sau khi tiêm vacxin.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng khuyến cáo AVAC Việt Nam xem xét, nghiên cứu sản xuất vacxin DTLCP trên nhiều khía cạnh. Ngoài ra, công ty cần chú trọng vấn đề sở hữu trí tuệ, cũng như lên nhiều kịch bản khi triển khai tiêm vacxin trong thực tế.
Bảo Thắng – Quang Dũng
Báo Nông Nghiệp Việt Nam
- Dịch tả lợn Châu Phi li>
- vacxin dịch tả lợn Châu Phi li> ul>
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
Tin mới nhất
T6,15/11/2024
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Pháp: Nâng mức nguy cơ dịch Cúm gia cầm từ trung bình lên cao
- Liên minh Đổi mới ngành công nghiệp thịt heo Trung Quốc-ASEAN chính thức ra mắt
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất