Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá cao những hoạt động của Cục Thú y 6 tháng đầu năm 2024, góp phần quan trọng hoàn thành các chỉ tiêu của ngành nông nghiệp.
Một số loại dịch bệnh có chiều hướng gia tăng mạnh
Chiều 11/7, tại Hà Nội, Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) tổ chức Hội nghị Sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm cơ bản được kiểm soát tốt trên phạm vi toàn quốc, do đó tạo điều kiện cho đàn vật nuôi phát triển tốt, đàn lợn tăng 2,9%, đàn gia cầm tăng 2,3%.
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, đóng góp của Cục Thú y cho hai lĩnh vực chăn nuôi và thủy sản là rất quan trọng. Ảnh: Hồng Thắm.
Tuy nhiên, một số loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi có chiều hướng gia tăng mạnh. Cụ thể, từ đầu năm đến ngày 10/7, cả nước xảy ra 8 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 8 huyện của 7 tỉnh.
Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 13.658 con. So với cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch giảm 33,3%, số gia cầm chết, tiêu hủy giảm hơn 27,8%.
Với bệnh dại trên người, theo báo cáo của Bộ Y tế, cả nước ghi nhận 53 người tử vong do bệnh dại (tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023) tại 29 tỉnh, thành phố.
Bệnh dại trên động vật, cả nước có 153 ổ dịch bệnh dại, tăng 13,3% lần so với cùng kỳ năm 2023 tại 34 tỉnh, thành phố, tổng số chó, mèo tiêu hủy là 404 con. Hiện nay, có 12 ổ dịch bệnh dại trên động vật tại 9 tỉnh, thành phố chưa qua 21 ngày.
Cả nước đã xảy ra 645 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 41.742 con lợn, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2023.
Dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi xảy ra trầm trọng và đang diễn biến phức tạp và nặng nề nhất ở hai tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, tiếp đến là các tỉnh Quảng Ninh, Hòa Bình, Sơn La, Quảng Nam và Long An.
Tuy nhiên, bên cạnh đó ông Long cho hay, vẫn có một số địa phương đã làm tốt công tác tiêm phòng vacxin dịch tả lợn Châu Phi nên đã kiểm soát được dịch bệnh như Cao Bằng, Bắc Giang, Sơn La, Bến Tre, Trà Vinh…
Cục trưởng Cục Thú y Nguyễn Văn Long cho biết, 6 tháng cuối năm 2024, về công tác quản lý thuốc thú y, Cục Thú y sẽ tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện, nhất là việc khảo kiểm nghiệm vacxin, trong đó có vacxin dịch tả lợn Châu Phi. Ảnh: Hồng Thắm.
Trong 6 tháng cuối năm 2024, ông Long cho biết, Cục Thú y sẽ tập trung triển khai phòng chống dịch bệnh, nhất là bệnh dịch tả lợn Châu Phi, trong đó việc quan trọng nhất là tập trung tiêm phòng vacxin cũng như xử lý công bố dịch theo đúng quy định, kể cả động vật trên cạn cũng như dưới nước.
Về công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, tiếp tục đẩy mạnh phối hợp với các đơn vị để ngăn chặn nhập lậu cũng như siết chặt nhập khẩu.
Về kiểm soát giết mổ động vật, hoàn thiện việc xây dựng và trình ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư số 09 và 10 về kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y.
Về công tác quản lý thuốc thú y, tập trung hướng dẫn các doanh nghiệp hoàn thiện, nhất là việc khảo kiểm nghiệm vacxin, trong đó có vacxin dịch tả lợn Châu Phi…
Sẽ có một Chỉ thị riêng biệt về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, 6 tháng đầu năm 2024 dù còn nhiều khó khăn, thách thức, tuy nhiên ngành nông nghiệp vẫn đóng vai trò là trụ đỡ của nền kinh tế.
Sản lượng thịt các loại đạt trên 4,1 triệu tấn, trứng trên 10 tỷ quả, sữa vẫn tăng trưởng tốt. Dự kiến sản lượng thịt các loại năm nay sẽ đạt 8 triệu tấn, đàn lợn vẫn tăng 3,8%, đàn gia cầm tăng 3,3%…
Còn với thủy sản, 6 tháng đầu năm, sản lượng đã đạt 4,52 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 4,3 tỷ USD, tăng 4,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Chăn nuôi và thủy sản đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng của ngành nông nghiệp với mức 3,34%. Từ bây giờ đến cuối năm chắc chắn còn có nhiều chuyển biến tích cực nữa cùng nền kinh tế đang tăng trưởng 6,93%. Đóng góp của Cục Thú y cho hai lĩnh vực này rất quan trọng. Tuy nhiên các công việc phía trước rất nặng nề.
Thứ trưởng chỉ đạo, những tháng cuối năm, cần hoàn thiện nghị định về hỗ trợ phòng chống dịch bệnh động vật. Tập trung công tác phòng chống dịch bệnh động vật theo quy định.
Các địa phương phải nắm chắc địa bàn, tỷ lệ tiêm vacxin đối với các bệnh như cúm gia cầm, dịch tả lợn Châu Phi, viêm da nổi cục, lở mồm long móng…, rà soát lại các bệnh trên thủy sản. Đợt này sẽ có một Chỉ thị riêng biệt về phòng chống dịch tả lợn Châu Phi.
Cả nước đã xảy ra 645 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 44 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 41.742 con lợn, tăng 3,4 lần so với cùng kỳ năm 2023. Ảnh: Hồng Thắm.
An toàn thực phẩm cũng là vấn đề nghiêm trọng, vẫn còn hình ảnh xe máy chở vài thân thịt chạy khắp nơi trên phố ở Hà Nội; hơn 24.858 cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, không đủ điều kiện, cần phải siết chặt lại.
“Vừa rồi số vụ ngộ độc thực phẩm không tăng nhưng số người ngộ độc lại tăng, chủ yếu là do nhiễm khuẩn E.coli và Salmonella”, Thứ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, cần quan tâm vấn đề xúc tiến thương mại, “một năm nhập khẩu 515.000 tấn thịt, 300.000 tấn sữa”, nhất định phải rà soát lại, phải đứng về người chăn nuôi và doanh nghiệp trong nước.
Ngoài ra cần chú trọng đến các vấn đề như: Tăng cường công tác truyền thông, hợp tác quốc tế, khoa học công nghệ, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, trang thiết bị…
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, 6 tháng đầu năm 2024, khối lượng công việc rất lớn, ngành thú y cũng đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, sự cố gắng toàn lực lượng, ngành thú y đã hoàn thành tốt công việc, thể hiện sự nỗ lực lớn của mình. Tuy nhiên vẫn còn có những vấn đề chưa đáp ứng yêu cầu, đề nghị chúng ta cùng bảo ban nhau, “mỗi người một chân một tay”, như một cỗ máy chạy thì mới có hiệu lực, hiệu quả.
Hồng Thắm
Báo Nông nghiệp Việt Nam
- dịch bệnh động vật li>
- phòng chống dịch bệnh động vật li> ul>
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
Tin mới nhất
T7,16/11/2024
- Bà Rịa – Vũng Tàu: Tập huấn phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024
- Mavin nhận giải thưởng danh giá về Trách nhiệm xã hội
- Thiết lập và tăng cường lá chắn miễn dịch cho lợn
- Nuôi bò thịt tuần hoàn, giảm ô nhiễm môi trường, lợi nhuận tăng 29%
- 6 thành phần giàu chất xơ và lợi ích của chúng đối với người chăn nuôi gia cầm
- Thịt nuôi cấy có thể trở thành thực phẩm sử dụng rộng rãi trên thế giới
- Bình Thuận: Toàn tỉnh hiện có trên 220 cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung
- FAO: Sản lượng ngũ cốc thế giới năm 2024 dự đoán sẽ giảm nhẹ 0,4%
- Lựa chọn chế độ ăn có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của gà thịt giống
- Giá sản phẩm chăn nuôi (giá tại trại) cả nước ngày 12/11/2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất