Bệnh lở mồm long móng (LMLM) được Tổ chức Thú y Thế giới OIE (World Organisation for Animal Health) coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất trong tất cả những bệnh truyền nhiễm ở gia súc. Sự nguy hiểm của bệnh là do khả năng lây lan rất nhanh và mạnh. Sự lây lan không chỉ do tiếp xúc giữa động vật khỏe với động vật mắc bệnh mà còn qua nhiều đường khác nhau kể cả qua đường không khí. Bệnh LMLM xảy ra sẽ ảnh hưởng đến giao lưu thương mại quốc tế về động vật và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật. Đến nay theo các tài liệu nghiên cứu, virus gây bệnh LMLM được chia thành 7 type là O, A, C, SAT1, SAT2, SAT3, và Asia 1. Dưới các type là những biến chủng virus gọi là phân type và hiện nay đã phát hiện hơn 70 phân type virus. Trong thời gian gần đây, tình hình diễn biến của dịch bệnh LMLM xảy ra ở các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng ngày càng trở nên phức tạp và khó kiểm soát.
Các kết quả nghiên cứu về bệnh LMLM gần đây tại Việt Nam cho thấy virus gây bệnh LMLM thuộc 3 serotype O, A, và Asia 1 khác nhau, trong đó serotype O là phổ biến nhất. Những nghiên cứu về dịch tễ học phân tử trên cơ sở giải mã và phân tích gen VP1 của các chủng virus LMLM đã và đang lưu hành trên thế giới cho thấy virus LMLM type A được chia thành 10 phân type chính (I-X). Tương tự virus LMLM type O được chia thành 10 phân type, ký hiệu Europe-South America (Euro-SA), Middle East-South Asia (ME-SA), Southeast Asia (SEA), Cathay (CHY), West Africa (WA), East Africa 1 (EA-1), East Africa 2 (EA-2), East Africa 3 (EA-3), Indonesia-1 (ISA-1), và Indonesia-2 (ISA-2). Virus LMLM type Asia 1 được chia thành 6 phân type (I–VI).
Trong thời gian từ ngày 20 tháng 11 năm 2018 đến nay, Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ sinh học Thú y, Khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã nhận được 40 mẫu bệnh phẩm là các mẫu biểu mô và mụn nước của lợn nghi mắc bệnh (LMLM) tại 15 tỉnh thành khác nhau của miền Bắc và miền Trung, bao gồm Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lai Châu, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Giang, Điện Biên, Hòa Bình, Hải Phòng, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Hà Nam, Nghệ An (Bảng 1 ). Kết quả chẩn đoán bằng phương pháp RT-PCR cho thấy cả 40 mẫu bệnh phẩm cho kết quả dương tính với virus LMLM type O. Kết quả giải trình tự gen và phân tích trình tự gen VP1 cho thấy các chủng virus LMLM thuộc về type O, dòng SEA (Southeast Asia), chủng Mya-98 (Hình 1).
Cũng giống như các virus ARN khác, virus LMLM có khả năng biến chủng rất cao và mỗi biến chủng đều có “dấu ấn” kháng nguyên riêng của nó. Protein VP1 được mã hoá bởi gen VP1 là một protein cấu trúc hay biến đổi nhất và có liên quan đến độc lực của virus, sự biến đổi của gene VP1 sẽ dẫn đến sự xuất hiện các biến chủng mới của virus LMLM. Vì vậy những nghiên cứu về dịch tễ học phân tử của virus LMLM thường tập trung vào gen VP1.
Do tính phức tạp của những đợt dịch LMLM trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây, việc nghiên cứu tạo ra được các kit chẩn đoán nhanh, nhậy và chính xác các type và phân type virus LMLM đang lưu hành cũng như các nghiên cứu về đặc tính di truyền, sự biến đổi của các type, các phân type của các chủng virus LMLM gây bệnh là một việc rất quan trọng và cấp bách. Kết quả nghiên cứu sẽ là những cở sở khoa học quan trọng giúp cho việc khoanh vùng dịch, lựa chọn được vắc-xin phòng bệnh thích hợp, định hướng cho việc nhập khẩu và sản xuất vắc-xin trong nước cũng như chiến lược phòng dịch LMLM lâu dài ở Việt Nam. Kết quả chẩn đoán và định type virus LMLM này của Học viện Nông nghiệp Việt Nam gợi ý rằng rất cần có những nghiên cứu liên tục, sâu hơn và rộng hơn về các chủng virus LMLM đang lưu hành và gây bệnh trên đàn gia súc ở Việt Nam trên phạm vi cả nước.
Phòng thí nghiệm trọng điểm CNSH Thú y, Khoa Thú y,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Nhóm Nghiên cứu mạnh: Đáp ứng nhanh với yêu cầu xã hội, khoa Thú y
- vắc xin phòng bệnh LMLM li>
- dịch lở mồm long móng li>
- phòng chống bệnh LMLM li> ul>
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất