[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Thời gian gần đây, các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho ra đời một loạt bê con sinh ra từ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi. Điều này, được kỳ vọng là sẽ nhanh chóng cải tạo và nhân nhanh được đàn bò Việt Nam theo hai hướng năng suất và chất lượng.
Từ những bê con ra đời bằng công nghệ thụ tinh ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi
Gia đình ông Ngô Quang Vĩnh (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc) hiện nuôi gần 20 con bò sữa. Đây cũng là nguồn thu nhập chính của gia đình ông. Với ông Vĩnh, việc bò sữa mang thai và đẻ là chuyện bình thường, nhưng gần một tháng trở lại đây, bò nhà ông đẻ ra một con bê đen lông đen tuyền, nặng tới 35kg, khỏe mạnh, uống sữa tốt, tinh nghịch khiến ông bất ngờ. Và theo cảm nhận của ông Vĩnh, nó khỏe hơn những con bê sữa bình thường. Theo đó, con bê đen này được tạo ra từ phôi được thụ tinh trong ống nghiệm; kết quả từ một trứng ở bò cái nền Việt Nam được thụ tinh với tinh trùng bò đen Nhật Bản. Bò sữa mẹ của gia đình ông Vĩnh chỉ là bò mẹ mang thai hộ.
Bê đen của gia đình ông Vĩnh được tạo ra từ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi.
Theo ông Vĩnh, cách đây hơn 9 tháng, một nhóm nhà khoa học Thầy và Trò của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã mang phôi bò tươi đến và cấy vào tử cung con bò sữa nhà ông khi đã động dục được bảy ngày và bò sữa nhà ông đã đậu thai. Trong quá trình bò mang thai, bò mẹ hoàn toàn bình thường, khỏe mạnh và gia đình ông chăm sóc giống như những con bò sữa khác.
Không chỉ gia đình nhà ông Vĩnh, mà tại Trạm Nghiên cứu và Sản xuất tinh đông lạnh Moncada (Trung tâm giống gia súc lớn trung ương), cách đây 1 tháng, một bò mẹ đã sinh đôi hai bò con cũng bằng công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi. Ngoài ra, tại Hà Nam, Hưng Yên, nhiều bê con cũng được ra đời bằng phương pháp này.
Những chú bê được sinh ra từ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi
Những chú bê này là thành quả của một nhóm nghiên cứu của Thầy và Trò thuộc Bộ môn Ngoại – Sản Học viện Nông nghiệp Việt Nam do PGS.TS. Sử Thanh Long phụ trách. Theo đó, nhóm đã thu thập trứng bò ở lò mổ, tiến hành hút trứng và nuôi trứng chín, trưởng thành và tiến hành thụ tinh với tinh trùng bò đen của Nhật Bản (quá trình này gọi là Thụ tinh trong ống nghiệm). Phôi phát triển tốt đến khi phôi đạt 7 ngày tuổi ở giai đoạn phôi dâu hoặc phôi nang sẽ được mang đi cấy cho bất kỳ bò mẹ khác đã động dục tương ứng với tuổi của phôi.
Thạc sĩ Nguyễn Công Toản đang phân loại phôi bò trước khi đi cấy ngoài trang trại
Theo sinh viên Nguyễn Trọng Đạt sinh viên K6 khoa Thú y (Học viện Nông nghiệp Việt Nam), để việc cấy truyền phôi tươi thành công nhóm phải kiểm tra cơ quan sinh dục, vóc dáng con bò nhận phôi xem có đủ điều kiện hay không đồng thời lấy máu định lượng hormone. Trong quá trình cấy phôi, phải gây tê cho bò và tiến hành đưa phôi vào tử cung. Có những bò cấy cả hai phôi, hai phôi đều phát triển cho ra hai bê, cũng có những bò cấy 2 phôi chỉ một phôi phát triển thành bê con. Tỷ lệ trung bình đạt 36,38%, đây là con số cao, vì đây là lần đầu Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện.
Tới việc chỉnh sửa gen bò và tiếp cận công nghệ tế bào gốc
Theo PGS.TS. Sử Thanh Long, Trưởng nhóm nghiên cứu mạnh về sinh sản động vật và là trưởng Bộ môn Ngoại – Sản khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Bê con ra đời từ công nghệ Thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi được xuất phát từ sự nhiệt tình đam mê nghiên cứu khoa học của cán bộ, giảng viên và sinh viên nghiên cứu khoa học của bộ môn. Đồng thời có sự giúp đỡ và chuyển giao khoa học từ chuyên gia từ Vương Quốc Bỉ, chuyên gia từ Vương Quốc Anh và chuyên gia Nhật thuộc các dự án Vương Quốc Anh, Vương Quốc Bỉ và dự án FIRST tài trợ được mời chuyên Nhật chuyển giao công nghệ.
Lễ kí thỏa thuận tài trợ chuyên gia giỏi nước ngoài về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo – Dự án FIRST
Một câu hỏi đặt ra, đó là “Vì sao Học viện thành công trong nghiên cứu và sản xuất phôi bò?” Theo PGS.TS. Sử Thanh Long cho biết các nhà khoa học của Học viện khẳng định, việc tạo ra phôi đã khó, nhưng khó nhất, là làm sao bò nhận phôi (bò mang thai hộ) phải tiếp nhận phôi để có chửa. Năm 2016, Học viện đã thành công trong việc gây rụng trứng tạo thể vàng đồng pha để cấy phôi bò nhập từ Vương Quốc Bỉ (dự án của trung tâm giống gia súc bò sữa Hà Nội nhập phôi từ Bỉ) thì quan trọng nhất là định lượng hàm lượng progesterone ngày thứ 6 sau động dục và hàm lượng hormone progesterone (hormone an thai), nếu hàm lượng đủ lớn (hàm lượng progesterone huyết thanh>3ng/ml) sẽ tiến hành cấy phôi.
Từ thành công này, tương lai Học viện Nông nghiệp Việt Nam có thể nhanh chóng cải tạo đàn bò theo định hướng của thị trường hoặc nhận chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp chủ động tạo phôi theo hướng sữa hoặc thịt có năng suất và chất lượng cao. Từ kết quả phôi bò này, Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã giao nhiệm vụ cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam nghiên cứu, trong 5 năm tới có thể hướng tới chỉnh sửa phôi bò vàng Việt Nam (bò H’Mong). Mục đích là để bò vàng Việt Nam vẫn thơm ngon, dẻo nhưng tỉ lệ thịt xẻ tăng từ 10-20%.
PGS.TS. Sử Thanh Long khám cho bò mang thai hộ tại Vĩnh Thịnh
“Công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi này, việc Học viện Nông nghiệp Việt Nam tịnh tiến công nghệ chỉnh sửa gen và tiếp cận gần với việc nhân bản và tế bào gốc là không gì khó khăn”, PGS. TS. Sử Thanh Long cho biết thêm.
Chặng đường làm chủ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi bò
Cấy phôi là biện pháp quan trọng nhằm cải thiện đàn gia súc với tốc độ nhanh, đồng thời tạo cơ hội tận dụng sự đóng góp về di truyền của cả con đực và con cái. Công nghệ này bao gồm gây rụng nhiều trứng, một khâu quan trọng để nâng cao số lượng tế bào trứng từ những bò có ngoại hình đẹp và tiểm năng di truyền về năng suất hoặc chất lượng. Năm 1890, lần đầu tiên Walter Heape đã cấy phôi thành công cho thỏ. Về sau, việc cấy phôi cho các loài có vú khác tiếp tục ra đời. Năm 1987 hình thành khái niệm rụng nhiều trứng và cấy phôi (MOET-multiple ovulation and embryo transfer). MOET đã tăng cường độ chọn lọc, rút ngắn khoảng cách di truyền và tăng tiến bộ di truyền. Việc thu phôi được thực hiện vào ngày thứ 6-7 (với bò) hoặc ngày thứ 5-6 (với trâu). Phôi sau thu hoạch, nếu đạt tiêu chuẩn có thể đem cấy chuyển ngay cho bò nhận phôi đã có biểu hiện đông dục đồng pha gọi là cấy phôi tươi hoặc phôi có thể được bảo tồn dưới dạng đông lạnh rồi sử dụng về sau. Tỉ lệ đậu thai ở bò và trâu cấy phôi đạt khoảng 35-45% (Choudhary et al., 2016).
Công nghệ phôi động vật nuôi đã được nghiên cứu và ứng dụng trong chăn nuôi bò sữa ở nước ta từ những thập niên 80 và 90 thế kỷ 20. Năm 1986, con bê đầu tiên ở nước ta ra đời từ phôi đông lạnh nhập khẩu. Từ đó tới nay, nhiều nơi trong nước ta đã triển khai nghiên cứu ứng dụng Công nghệ này trong chăn nuôi bò sữa như Viện Công nghệ sinh học, Viện Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và một số cơ sở chăn nuôi bò.
Tháng 7/2016, một bê đực BBB thuần sơ sinh nặng 52 kg đầu tiên tại Việt Nam do cấy phôi bò BBB (nhập nội) được sinh ra tại Trung tâm Bò Phù Đổng (Gia Lâm, Hà Nội). Đây là kết quả từ công trình của nhóm nghiên cứu thuộc khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam do TS. Sử Thanh Long chủ trì (Nguyễn Tấn Anh, 2016).
Có được thành quả là những chú bê con được tạo ra từ công nghệ cấy truyền phôi tươi và mang thai hộ như hôm nay, theo PGS TS Sử Thanh Long, đó là một chặng đường dài, nhiều gian nan và khó khăn và sự hợp lực của nhiều Thầy và nhiều Trò Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Từ những năm 2003, trong khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực nghiên cứu Viện Thú y Quốc gia (JICA-SNIVR), với khao khát của một Bác sỹ Thú y trẻ, yêu nghề, PGS.TS. Sử Thanh Long khi ấy đã ngày đêm theo Dr. Minami Shigeru-chuyên gia Nhật Bản, học nghề Thú y Bò sữa.
Sau đó, PGS.TS. Sử Thanh Long tiếp tục chặng đường với 5 năm học Nghiên cứu sinh ở Nhật Bản, dưới sự hướng dẫn của chuyên gia đầu ngành về Sinh sản trên bò sữa là GS.Toshihiko Nakao.
Trở lại Việt Nam vào năm 2010, PGS.TS Sử Thanh Long tiếp tục làm giảng viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam. PGS luôn trăn trở khi nước ta với dân số hơn 90 triệu dân, so với thế giới thì hiện sản lượng tiêu thụ sữa và thịt đỏ của Việt Nam còn rất thấp khi chỉ bình quân 3 kg thịt bò và 25 lít sữa/người/năm, trong khi thế giới là 9kg thịt bò và 80 lít sữa/người/năm. Hiện nay, hàng ngày người dân đang tiêu 60 tỷ cho việc nhập khẩu sữa bò cùng với đó là tốn một ngoại tệ không nhỏ để nhập thịt bò không xương, thịt bò có xương, bò thịt nguyên con. Nguyên nhân là do đàn bò sữa nước ta năng suất sữa còn thấp, còn đàn bò thịt Việt Nam thì tầm vóc nhỏ, tỉ lệ thịt xẻ thấp. Và để người dân cơ bản có thịt, sữa thì cần có sự đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong chăn nuôi bò sữa, bò thịt. Ở các quốc gia có ngành chăn nuôi bò phát triển như Israel, Mỹ, Úc… ứng dụng công nghệ cấy truyền phôi và kỹ thuật bò mang thai hộ giúp rút ngắn khoảng cách lứa đẻ của bò vừa cải tạo và nhanh nhanh đàn bò.
Với tư duy khoa học thực dụng thấm nhuần từ đất nước mặt trời mọc, PGS.TS. Sử Thanh Long quyết tâm rằng, một đề tài nghiên cứu không chỉ có báo cáo, nghiệm thu trên giấy tờ, mà phải ra sản phẩm ứng dụng để đem lại hiệu quả thực tế cho xã hội. Và những chú bê được ra đời từ công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm và cấy truyền phôi tươi là thành quả cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của nhóm nghiên cứu thuộc Bộ môn Ngoại sản nói chung và PGS TS Sử Thanh Long riêng…
HÀ NGÂN
Nhiều bài học và kinh nghiệm đúc rút từ cấy truyền phôi bò
Theo PGS.TS. Sử Thanh Long, đối với vị trí cấy phôi, có thể tiến hành cấy phôi ở bất kỳ sừng tử cung nào, không nhất thiết phải cấy ở bên sừng tử cung có thể vàng. Khi cấy phôi đôi có thể cấy một bên sừng tử cung nhưng khi mang thai sinh đôi thì mỗi sừng tử cung mang một thai.
Có thể tiến hành cấy phôi cho bò nhận ở bất kì lứa đẻ nào, không nhất thiết phải bò tơ hay bò đẻ một lứa. Bởi ngoài việc phôi tốt, khỏe mạnh, đạt tiểu chuẩn thì điều kiện của bò nhận phôi chiếm vai trò rất quan trọng, đặc biệt là chủ động định lượng hormone bò nhận phôi vào ngày thứ 6 sau động dục có hàm lượng progesterone lớn hơn hoặc bằng 3ng/ml thì cho tỷ lệ có chửa đạt kết quả cao.
Có thể tiến hành cấy đồng thời hai phôi trong một lần cấy, bò nhận có thể mang thai đôi, sinh ra hai bê cho một lần mang thai. Mặc dù, bò mang thai đơn nhưng hai sừng có thể mỗi bên mang một thai.
Với bò thụ tinh nhiều lần, thậm chí nhảy giống trực tiếp mà không có chửa, thì việc cấy phôi có thể là phương pháp cuối cùng tăng hiệu quả có chửa. Nhiều trường hợp tắc ống dẫn trứng hoặc chậm rụng trứng trong chu kỳ động dục, và phối nhiều lần không có chửa thì chủ động đưa phôi vào sừng tử cung có thể đạt kết quả cao.
1 Comment
Để lại comment của bạn
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Tổng hợp giá heo tại một số quốc gia trên thế giới ngày tính đến ngày 25/12/2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Em chào Thầy và tất cả mọi người.Em đi Nhật được 4 năm làm về lĩnh vực cấy phôi ở bò, nên em muốn tìm công việc về lĩnh vực này ở Việt Nam. Mong được sự quan tâm và giới thiệu từ Thầy ạ.