Hội Chăn nuôi Hà Nội: Đóng góp lớn vào thành tựu chăn nuôi Thủ đô - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 58.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đắk Lắk 58.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 59.000 - 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 60.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 61.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi Hà Nội: Đóng góp lớn vào thành tựu chăn nuôi Thủ đô

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hà Nội hiện có đàn gia súc, gia cầm đứng vào nhóm đầu của cả nước. Cuối năm 2020, chăn nuôi Hà Nội khôi phục và tái đàn lợn với 1,4 triệu con lợn, bằng 85% năm 2019; đàn gia cầm phát triển và tăng trưởng mạnh với 36 triệu con, tăng 9,1%; đàn bò 130.000 con, tăng 5% so với năm 2019. Góp phần vào thành quả đó, phải kể đến vai trò của Hội Chăn nuôi Hà Nội.

     

    Vừa qua, ngày 7/1/2020, Hội Chăn nuôi Hà Nội đã tổ chức tổng kết hoạt động năm 2020 và phương hướng hoạt động năm 2021.

    Toàn cảnh hội nghị

     

    Tham dự hội nghị có đại diện: Hội Chăn nuôi Việt Nam (PGS TS Nguyễn Đăng Vang- Chủ tịch Hội; TS Đoàn Xuân Trúc – Phó Chủ tịch thường trực); Chi cục Chăn nuôi Thú y Hà Nội – ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi cục trưởng; Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội; Sở NN&PTNT Hà Nội; Sở Nội vụ; các thành viên Ban chấp hành Hội…

     

    Theo ông Bùi Tuấn Khải – Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội, năm 2020 cả nước xảy ra 2 đợt bùng phát dịch covid-19 kéo dài gần 6 tháng, hiện tại tiềm ẩn nguy cơ tái phát ở nhiều nơi, gây tổn thất lớn về kinh tế và ổn định đời sống. Dịch tả lợn châu Phi năm 2019 đã bước đầu được khống chế, song từ đầu năm tới nay vẫn xảy ra tẻ tẻ ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Tong bối cảnh đó, Hội đã động viên Ban chấp hành, các chi Hội và hội viên duy trì hoạt động.

     

    Ổn định tổ chức Hội

     

    Cụ thể, Hội Chăn nuôi Hà Nội (Hội) đã động viên Ban chấp hành, các chi Hội và hội viên duy trì hoạt động 43 chi Hội thành viên, phát triển thêm 180 hội viên, đưa tổng số hội viên lên 4650 người. Ban chấp hành duy trì sinh hoạt 6 tháng/1 lần, Ban thường trực Hội ổn định lịch sinh hoạt 1 tuần/1 lần, duy trì trực công tác Hội vào các ngày trong tuần, thực hiện lịch thông báo, hướng dẫn các chi hội về tình hình chăn nuôi, hướng tháo gỡ khó khăn để phát triển chăn nuôi, một số quy định về chính sách khuyến khích chăn nuôi của thành phố… qua đó, giúp các chi hội có thêm nội dung sinh hoạt và động viên các các hội viên duy trì chăn nuôi ổn định.

     

    Đẩy mạnh hoạt động chuyển giao tiến bộ kĩ thuật và công nghệ chăn nuôi

     

    Trước tình hình dịch tả lơn châu Phi diễn biến phức tạp, Hội đã thông báo các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học, điều kiện cần và đủ để tái đàn lợn cho các Hội viên tham khảo nội dung. Hội đã tổ chức 5 lớp tập huấn cho 420 người về chăn nuôi bò cao sản, chăn nuôi  gia cầm, thủy cầm sinh học, xử lí ô nhiễm môi trường chăn nuôi…

     

    Hội cũng đã phối hợp với Sở NN&PTNT, Chi cục Chăn nuôi Thú y tổ chức hội thảo chăn nuôi bò chất lượng cao và chế biến phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho bò thịt với thành viên là một số doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi trang trại bò thịt.

     

    Hội nghị đã xác định các giải pháp phát triển chăn nuôi bò thịt đặc biệt là kỹ thuật chế biến rơm rạ, rỉ mật đường làm thức ăn cho bò, vừa tăng nguồn thức ăn, giảm giá thành chăn nuôi, tăng lợi nhuận cho người nuôi bò, vừa hạn chế tình trạng đốt rơm rạ sau mùa gặt để giảm ô nhiễm môi trường thành phố.

     

    Tăng cường tư vấn, phản biện, giám định xã hội

     

    Hội tiếp tục tham gia tư vấn giúp Công ty Cổ phần giống gia súc triển khai dự án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao”. Đến nay sau 8 năm thực hiện, dự án đã tạo ra 180.000 bê lai “BBB. Lai Sin” để nuôi thịt với sản lượng gần 35.000 tấn thịt bò, tạo việc làm cho 1 vạn lao động., tăng thu nhập 1500 tỷ đồng cho nông dân. Kết quả của dự án đã giúp Hà Nội xây dựng ngành chăn nuôi bo thịt chất lượng cao, cung ứng thực phẩm cho Thành phố, dự án cũng được các tỉnh phía Bắc và nhiều tỉnh miền Trung ứng dụng.

     

    Hội đóng góp ý kiến về chiến lược phát triển chăn nuôi của Việt Nam giai đoạn 2020-3030 của Bộ NN&PTNT, quy định cấm chăn nuôi gia súc, gia cầm ở nội thành của Sở NN&PTNT, Hội đồng nhân dân thành phố xem xét và ban hành nghị quyết.

     

    Hoạt động tiêu biểu của một số chi hội

     

    Công ty Cổ phần giống gia súc Hà Nội đã thực hiện dự án “Phát triển chăn nuôi bò chất lượng cao” xây dựng và vận hành Trung tâm sản xuất tinh bò cọng rạ; trung tâm sản xuất tinh lợn, nhập thêm bò giống, lợn cao sản… cung ứng trên 15 vạn liều tinh lợn, 12 vạn liều tinh bò cao sản, giúp thành phố tăng tỷ lệ thụ tinh nhân tạo lợn lên tới 80%, thụ tinh nhân tạo bò lên trên 90%, ngoài ra còn cung ứng tinh bò cọng rạ cho nhiều tỉnh phía Bắc, phát huy được ưu thế chăn nuôi sản xuất giống gia súc của Hà Nội với các tỉnh.

     

    Công ty Cổ phần Sữa Ba Vì đã tập huấn kĩ thuật, hỗ trợ kinh phí cho nông dân mua máy vắt sữa, máy cắt cỏ, xây dựng chuỗi liên kết với 1200 cửa hàng tiêu thụ sữa, giúp nông dân 3 xã Tản Lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài (huyện Ba Vì) tiêu thụ sữa.

     

    Chi hội xã Lệ Chi (Gia Lâm) đã động viên nông dân và hội viên nuôi 1820 con bò, 3000 lợn, 18 800 gia cầm, giúp nông dân vay 7,5 tỷ đồng để phát triển chăn nuôi.

     

    Hội Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi Ba Vì với 64 hội viên đã phát triển nuôi 30 vạn gà, nhiều hộ nuôi từ 20.000-30.000 con gà/hộ; đã xây dựng được thương hiệu gà đồi Ba Vì, tăng cường mạng lưới tiêu thụ gà cho hội viên… qua đó bước đầu phát triển chăn nuôi gà đồi chất lượng cao ở Ba Vì.

     

    Chi hội xã Minh Phú (Sóc Sơn) với 64 hội viên đã nuôi 250 bò, 15.000 gia cầm, 320 lợn, tạo ra sản phẩm có giá trị 7,5 tỷ đồng.

     

    Chi hội xã Minh Tân (Phú Xuyên) đã đẩy mạnh chăn nuôi bò, có 20 hộ nuôi từ 5-50 con bò/hộ, hàng năm có lợi nhuận từ 50-60 triệu/hộ.

     

    Để động viên Hội viên, các chi hội và ủy viên ban chấp hành phấn đấu hoạt động Hội, duy trì và phát triển chăn nuôi, Hội đã vận động thi đua trong tổ chức cơ sở và Ban chấp hành Hội. Kết quả sau 1 năm phấn đấu, tập thể và hội viên của Hội, đặc biệt 10 tập thể chi hội và 17 Hội viên đã được Hội Chăn nuôi Việt Na, Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội tặng bằng khen, Hội Chăn nuôi Việt Nam tặng kỉ niệm chương vì sự nghiệp chăn nuôi cho 9 cán bộ và Hội viên của Hội.

     

    Về thu chi tài chính

     

    Hội đã tích cực tăng nguồn thu để duy trì hoạt động, chi tiêu tiết kiệm, đúng quy chế về tài chính của Hội và quy định của Nhà nước, thông qua đó các hoạt động KHKT, sinh hoạt Hội, hỗ trợ cơ sở Chi hội, tăng cường trang thiết bị cho Hội. Hiện nay Hội Chăn nuôi Hà Nội là một trong số ít các Hội trực thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội có kinh phí ổn định.

     

    Phát biểu tại Hội nghị, TS Đoàn Xuân Trúc – Hội Chăn nuôi Việt Nam đánh giá cao những thành tích mà Hội Chăn nuôi Hà Nội đã đạt được. Hội Chăn nuôi Hà Nội xứng đáng là thành Hội mạnh nhất của Hội Chăn nuôi Việt Nam với số lượng hội viên đông đảo; tổ chức bài bản; hoạt động, thi đua sôi nổi. Các hoạt động tiêu biểu của hội là chuyển giao tiến bộ kĩ thuật thông qua các lớp tập huấn và tư vấn phản biện. TS Đoàn Xuân Trúc cho rằng, năm 2021 ngành chăn nuôi tiếp tục có những biến động khi mà Luật Chăn nuôi đã có hiệu lực từ năm 2020, Chiến lược chăn nuôi đã được ban hành, cũng như Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại thế giới. Vì vậy, Hội Chăn nuôi nên tích cực tham mưu về chiến lược chăn nuôi cho Sở NN&PTNT Hà Nội; đánh giá nghị định 50 về chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ sắp kết thúc, đề xuất Chính phủ tiếp tục nghị định này… Tất cả nằm  nhằm nâng cao vai trò của Hội, giúp đỡ các Hội viên và giúp ngành chăn nuôi Thủ đô phát triển bền vững.

     

    Tại hội nghị, các đại biểu cho rằng năm 2020, Hội nên tiếp tục tổ chức các lớp chuyển giao các tiến bộ KHKT đến các hội viên hơn nữa; tăng cường giao lưu, sử dụng các sản phẩm, dịch vụ nội khối; tiếp tục là vai trò cầu nối giữa người chăn nuôi và cơ quan chức năng…

    Một số hình ảnh khác tại Hội nghị:

    Nhân dịp này, ông Đỗ Đức Bản – Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội vì lí do gia đình nên xin nghỉ. Ông Bùi Tuấn Khải (Chủ tịch Hội Chăn nuôi Hà Nội- trái) đại diện Hội tặng hoa và quà lưu niệm cho ông Đỗ Đức Bản (phải).

    Các cá nhân nhận kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp chăn nuôi” do Hội Chăn nuôi Việt Nam trao tặng

     

    Các cá nhân nhận bằng khen do Hội Chăn nuôi Việt Nam và Liên hiệp các Hội KHKT Hà Nội trao tặng

     

    Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt NAm chụp ảnh lưu niệm với Ban chấp hành Hội Chăn nuôi Hà Nội

     

    Hà Ngân

    Năm 2021: Hỗ trợ chăn nuôi bền vững, liên kết tiêu thụ sản phẩm

     

    Cũng theo ông Bùi Tuấn Khải, năm 2021, Hội tiếp tục củng cố tổ chức Hội, cải tiến nội dung sinh hoạt Hội theo hướng hỗ trợ chăn nuôi bền vững, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phòng chống dịch bệnh và sản phẩm an toàn. Cùng với đó, phấn đấu có thêm 1-2 chi hội, phân công các ủy viên Ban chấp hành theo dõi, chỉ đạo các chi hội theo khu vực huyện và vùng chăn nuôi, củng cố hoạt động của các Ban khoa học, thi đua tổ chức…Tăng cường hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ chăn nuôi cho nông dân và hội viên. Phấn đấu cả năm tổ chức 6 lớp tập huấn, 2 hội thảo chuyên đề về những vấn đề cần thiết trong chăn nuôi và liên kết sản xuất, tiêu thụ.

     

    Hội cũng sẽ tiếp tục tổng kết các mô hình chi hội, hội viên, doanh nghiệp chăn nuôi giỏi để phổ biến cho nông dân, hội viên tham khảo ứng dụng.; tham gia tư vấn, phản biện giám định xã hội về chăn nuôi; tiếp tục tham gia tư vấn dự án “Phát triển chăn nuôi bò thịt chất lượng cao” và các nội dung về cấy truyền phôi, thụ tinh nhân tạo gia súc, sản xuất giống cao sản của công ty cổ phần giống gia súc Hà Nội.

     

    Đồng thời, Hội cũng tham gia một số dự án, đề án về phát triển chăn nuôi của thành phố; tham gia phản biện đóng góp ý kiến về nông nghiệp và chăn nuôi của Liên hiệp các Hội KHKT, mặt trận tổ quốc thành phố; mở rộng giao lưu, liên kết với các Hội bạn trong thành phố và một số tỉnh bạn, trên cơ sở đó tạo thêm thị trường tiêu thụ sản phẩm giống và vật tư chăn nuôi của thành phố; tổ chức phong trào thi đua phát triển thị trường chăn nuôi và phục vụ chăn nuôi nông ban chấp hành và các chi hội.

     

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.