Hội Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh: Chuyển mình trong các hoạt động - Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam
    • Giá heo (lợn) hơi miền Bắc từ 62.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Hà Nội, Hưng Yên 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Yên Bái 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Lào Cai 62.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Trung và Tây Nguyên từ 60.000 - 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Quảng Trị 61.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Nghệ An 63.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Ninh Thuận 62.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Khánh Hòa 60.000đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi miền Nam từ 61.000 - 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Đồng Nai 63.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi Cần Thơ 64.000 đ/kg
    • Giá heo (lợn) hơi TP. Hồ Chí Minh 62.000 đ/kg
    •  
  • Hội Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh: Chuyển mình trong các hoạt động

    [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 11/10/2023, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã có buổi làm việc với Hội Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh với mục đích trao đổi, nắm bắt kết quả hoạt động của Hội thời gian qua; đặc biệt lắng nghe những khó khăn, bất cập mà Hội cơ sở gặp phải để chia sẻ, trao đổi các giải pháp khắc phục. Đồng thời Hội Chăn nuôi Việt Nam cũng chia sẻ những kinh nghiệm hoạt động của một số hội tại các tỉnh, thành phố đã hoạt động tốt, hiệu quả, những mô hình điểm giúp cho Hội Chăn nuôi tỉnh Tây Ninh có thêm kinh nghiệm trong hoạt động trong thời gian tới.

    Buổi làm việc diễn ra trong khuôn khổ kết nối các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp tại Triển lãm Vietstock 2023 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh (từ ngày 11- 13/10/2023).

     

    Tham gia buổi làm việc về phía Hội Chăn nuôi Việt Nam có TS Nguyễn Xuân Dương – Chủ tịch;  TS Nguyễn Ngọc Sơn – Phó Chủ tịch thường trực; TS Nguyễn Quốc Đạt – Phó Chủ tịch phía Nam; PGS TS Cao Văn – Trưởng ban Tuyên truyền, hợp tác quốc tế; TS Nguyễn Tất Thắng – Tổng thư ký; các cộng sự, phóng viên, biên tập viên của Đặc san “Chăn nuôi Việt Nam”; một số doanh nghiệp chăn nuôi tham gia Triển lãm Vietstock 2023.

     

    Về phía Hội Chăn nuôi Tây Ninh có Phó chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hồ Minh Sơn, các đồng chí trong Thường trực, thường vụ hội, đặc biệt có sự tham gia của các chủ trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh là những thành viên của Hội.

     

    Theo thông tin trao đổi, Hội Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh được UBND tỉnh thành lập vào cuối năm 2019, chính thức đi vào hoạt động vào tháng 2/2020. Hiện có 72 hội viên, trong đó Ban Thường trực có 4 người (chủ tịch và 03 phó chủ tịch); 11 Uỷ viên BCH, 6 uỷ viên Ban Thường vụ (Hội có địa chỉ tại 56, đường Nguyễn Thái Học, Khu Phố 4, Phường 2, TP. Tây Ninh).

     

    Đa dạng các hoạt động Hội

    Hội Chăn nuôi Thú y Tây Ninh tặng quà Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Mặc dù mới đi vào họat động, song Hội được sự quan tâm rất lớn của UBND tỉnh, Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp&PTNT cùng các sở ngành liên quan và Chi cục Chăn nuôi Thú y tỉnh, các doanh nghiệp, HTX đóng trên địa bàn.

     

     Hội đã tham gia nhiều hoạt động chuyên môn về tập huấn chuyển giao phổ biến kỹ thuật đến tận các trang trại, hộ chăn nuôi. Trong nhiệm vụ tư vấn, phản biện xã hội, Hội đã tham gia trực tiếp hoặc bằng văn bản cụ thể với UBND tỉnh để ban hành quy định về điều kiện chăn nuôi, mật độ chăn nuôi, hoạt động phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. Quy định khu vực không được phép chăn nuôi, vùng nuôi chim yến và chính sách hỗ trợ di dời. Tham mưu, tư vấn để các cơ quan quản lý chuyên ngành xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y, nhất là hoạt động vận chuyển trái phép, nhập lậu qua biên giới, không chấp hành nghiêm công tác phòng chống dịch bệnh. Tham gia là thành viên hội đồng tư vấn, ban giám khảo nhiều Hội thi.

     

    Với các thành viên, Hội đã tổ chức nhiều buổi gặp gỡ tham quan thực tế trao đổi kỹ thuật về xây dựng quản lý trang trại, hợp tác trong mua bán sản phẩm, cùng nhau hợp tác mua số lượng lớn để giảm giá thành; chia sẻ kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng chống dịch bệnh, xử lý môi trường, sử dụng các loại thuốc sát trùng, thuốc thú y có hiệu quả. Bên cạnh hoạt động chuyên môn, Hội còn tổ chức gặp gỡ, trao đổi đi tham quan địa danh, cùng chia sẻ việc hiếu, hỷ của các hội viên, hỗ trợ, giúp đỡ những người còn có hoàn cảnh khó khăn, không may gặp rủi ro trong cuộc sống để từ đó thêm sự gắn bó giữa các thành viên trong Hội.

     

    Còn nhiều khó khăn, hạn chế

     

    Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Hội cũng còn gặp không ít khó khăn, thách thức đó là các thành viên nhất là thường vụ và thường trực chưa có nhiều kinh nghiệm tổ chức hoạt động của một tổ chức xã hội nghề nghiệp, chưa có nghiệp vụ sâu về việc phân công giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm đối với các thành viên của Hội. Chủ yếu mới hoạt động theo phương thức tự nguyện, gặp gỡ, trao đổi qua điện thoai, nhắn tin, zalo, … chưa tổ chức sinh hoạt định kỳ theo điều lệ, quy chế đối với một tổ chức xã hội.

     

    Chưa thực hiện việc biên soạn, phổ biến, phát hành, phát sóng các tài liệu về chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành. Việc gắn kết, tranh thủ sự giúp đỡ của các ngành liên quan, các tổ chức xã hội nhất là với Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Chăn nuôi và Thú y chưa chặt chẽ. Đặc biệt việc gắn kết với các doanh nghiệp chăn nuôi, thú y đóng trên địa bàn để kịp thời lắng nghe ý kiến, các đề xuất của Doanh nghiệp, phản ánh đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành kịp thời tháo gỡ khó khăn còn hạn chế.

     

     Về tổ chức, đa số hội viên là các nhà chăn nuôi trang trại, rất bận việc, nên rất khó tập trung, triệu tập đông đủ. Hội hiện tại chưa thực hiện được việc thu hội phí nên chưa có nguồn thu, Ban Thường trực, Thường vụ chưa có thù lao.

     

    Tất cả những khó khăn, hạn chế trên được các thành viên trong hội nghị trao đổi cởi mở trong không khí chân tình đi thẳng vào thực tế và cùng đồng thuận có những giải pháp cụ thể để khắc phục nhanh nhất trong thời gian tới.

     

    Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, TS. Nguyễn Xuân Dương sau khi lắng nghe ý kiến của các thành viên dự Hội nghị đã đồng tình và đánh giá cao với những kết quả cũng như khó khăn, tồn tại của Hội Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh thời gian qua. Một số đề nghị của Hội lên cấp trên, lên Bộ Nông nghiệp&PTNT và các ngành về công tác thi đua khen thưởng, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tiễn sản xuất, nhất là việc sử dụng phế phụ phẩm nông nghiệp trong chăn nuôi đã được tiếp thu để từng bước phối hợp thực hiện. Về định hướng hoạt động của Hội Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh thời gian tới, Chủ tịch Nguyễn Xuân Dương đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau:

    Đoàn làm việc của Hội Chăn nuôi Thú y Tây Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam

     

    Thứ nhất: Củng cố tổ chức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của từng Hội viên

     

    Trước mặt Hội cần thực hiện việc kiện toàn tổ chức, xây dựng quy chế theo điều lệ của Hội ngành nghề đã được Đại hội Hội Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh thông qua. Cần phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên trong Thường vụ, thường trực. Thực hiện tốt hơn quy chế về họp giao ban thường kỳ, tạo nề nếp đúng của một tổ chức nghề nghiệp.

     

    Tập trung tuyên truyền tốt hơn về nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Hội để các Hội viên hiểu, đồng lòng thực hiện theo quy chế kể cả việc thu hội phí để đảm bảo có các hoạt động. Xây dựng chương trình công tác trọng tâm về tư vấn, chuyển giao kỹ thuật, tham quan mô hình nhằm thu hút các đối tượng vào hoạt động tại Hội.

     

    Để có thêm Hội viên điều rất quan trọng là họ phải hiểu được các hoạt động có hiệu quả của Hội, thấy được vai trò, trách nhiệm và tự nguyện đồng lòng tham gia. Vì vậy, cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, nhất là những cái được mà thời gian qua Hội đã làm tốt và có hiệu quả. Lưu ý các thành viên có lòng nhiệt tình, tâm huyết, có kinh nghiệm tại các cơ quan chuyên môn, các doanh nghiệp chăn nuôi, thú y từ các khối doanh nghiệp để họ tham gia đóng góp cho ngành.

     

    Thứ hai: Làm tốt hơn công tác tư vấn, phản biện xã hội, kết nối các doanh nghiệp chăn nuôi

     

    Hiện tại chức năng, nhiệm vụ này đã và đang được các Hội, hiệp hội tỉnh, thành phố rất quan tâm vì Luật Chăn nuôi (có hiệu lực năm 2020) đặc biệt Chiến lược phát triển Chăn nuôi giai đoạn 2022- 2030 tầm nhìn đến 2045 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt (năm 2020). Từ đây, các tỉnh, thành phố phải triển khai thực hiện cần có sự tư vấn phản biện của các tổ chức xã hội, các hiệp hội để các tỉnh có chủ trương, chính sách phù hợp khi triển khai có hiệu quả, tránh rủi ro, bất cập. Thực hiện tốt nhiệm vụ này vừa đúng vai trò, vừa tạo uy tín, đồng tình ủng hộ của các cơ quan quản lý nhà nước, vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp, HTX, trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh và cho chính những Hội viên đang hoạt động.

     

    Thường xuyên lắng nghe ý kiến phản ánh của các doanh nghiệp chăn nuôi, các cơ sở trang trại chăn nuôi về những thuận lợi, khó khăn, bất cập trong các hoạt động chuyên môn để đề xuất với các cơ quan quản lý nhà nước, UBND tỉnh có chính sách điều chỉnh các chỉ đạo, chính sách phù hợp thực tiễn, ứng dụng có hiệu quả, có chính sách đặc thù ưu tiên các lĩnh vực trong phát triển chăn nuôi (như nâng cao chất lượng giống gia súc, gia cầm, chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường, giết mổ tập trung, phòng chống dịch bệnh …).

     

    Việc quản lý của các doanh nghiệp với các đối tác là người chăn nuôi (người nuôi gia công cho các doanh nghiệp), thấy bất cập cần mạnh dạn kiến nghị, đề xuất để tháo gỡ bất cập. Đây chính là những việc làm cần thiết để kết nối các doanh nghiệp và cơ sở chăn nuôi tạo uy tín, niềm tin, thu hút được hội viên tham gia hoạt động với Hội.

     

    Thứ ba: Tăng cường kết nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

     

    Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tổ chức hội thảo, nội dung nên đi vào các chủ đề sâu về các lĩnh vực đang gặp khó khăn, bất cập (chuỗi liên kết, tiêu thụ sản phẩm, tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp …); phối hợp với Chi cục Chăn nuôi và Thú y tổ chức tập huấn cho cán bộ kỹ thuật và người chăn nuôi các kỹ thuật chuyên môn cho các thành viên hội và người dân; phối hợp cơ quan truyền thông thực hiện tốt việc tuyên truyền, nhân rộng các mô hình phát triển chăn nuôi hiệu quả, điển hình.

     

    Thứ tư:  Chia sẻ thông tin, tổng hợp báo cáo, kịp thời kiến nghị đề xuất các hoạt động

     

    Thường xuyên báo cáo các hoạt động của Hội lên các cấp, các ngành nhất là với Sở Nông nghiệp& PTNT tỉnh, Hội Chăn nuôi Việt Nam, báo cáo cần nêu rõ thực trạng, những kết quả đạt được, những đề xuất, kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong hoạt động chuyên môn (nên bằng văn bản cụ thể); những bất cập về thị trường, vận chuyển lưu thông, nhập lậu gia súc, gia cầm mà thực tiễn sản xuất đặt ra để các cơ quan quản lý nhà nước quan tâm vào cuộc kịp thời xử lý các vi phạm.

     

    Cùng các doanh nghiệp, cơ sở chăn nuôi đề xuất và phối hợp thực hiện các chương trình, chính sách của tỉnh sao cho có hiệu quả, trong đó ưu tiên tập trung các lĩnh vực về tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến để đẩy nhanh việc tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

     

    Thứ năm: Làm tốt hơn công tác gắn kết, biểu dương, khen thưởng các thành viên, hội viên và nhân rộng mô hình điển hình

     

    Trước mắt chọn các doanh nghiệp, cơ sở, hộ chăn nuôi có những đóng góp tích cực cho ngành, cho hội để kịp thời biểu dương, tôn vinh hàng năm. Đề xuất Liên hiêp các Hội Khoa học kỹ thuật, Sở Nông nghiệp&PTNT, Hội Chăn nuôi Việt Nam khen thưởng cho các tổ chức cá nhân có thành tích, có nhiều đóng góp cho hoạt động.

     

    Phối hợp với các doanh nghiệp đẩy mạnh việc thu hút các nguồn kinh phí cho các hoạt động tôn vinh người có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, đề xuất cấp trên khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khuyến khích các Hội viên phấn đấu, rèn luyện, hoạt động hiệu quả hơn. Chủ động xây dựng các tiêu chí về khen thưởng trong hoạt động của Hội để các hội viên có cơ sở phấn đấu. Đồng thời tổ chức tốt các hoạt động xã hội, hỗ trợ các gia đình trong hội có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi động viên trong cuộc sống tạo thêm động lực về tinh thần cho các hội viên.

     

    Thay mặt Hội Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh, Phó chủ tịch Hồ Minh Sơn trân trọng cảm ơn và tiếp thu những giải pháp của Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam đã trao đổi để triển khai thực hiện trong thời gian tới. Chắc chắn với những giải pháp trên được các hội viên đồng thuận cao cùng thực hiện sẽ là bước chuyển mình tích cực của Hội Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh góp phần thúc đẩy ngành Chăn nuôi phát triển./.

     

    Nguyễn Ngọc Sơn

    Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam

    Để lại comment của bạn

    Bình luận mới nhất

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Theo UBND xã Minh Châu – Ba Vì – Hà Nội, xác định lợi thế về đất đai, khí hậu nên những năm qua đã đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp là chính, trong đó xã tập trung đến phát triển chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt. […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trong bối cảnh bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã xảy ra tại TP Hồ Chí Minh, thành phố càng nỗ lực thực hiện các biện pháp kiểm soát chăn nuôi, giết mổ và tiêu thụ gắt gao. Hơn nữa, khảo sát một đêm tại thị trường […]

    • [Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Anh Trần Văn Toản, ở khu vực Bình Yên B, phường Long Hòa, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ là người đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long mở trang trại nuôi chim công rất thành công mà cho thu nhập hơn 200 triệu đồng/năm.   1/ […]

    • Giống chim này có khả năng thích ứng cao với điều kiện khí hậu ở nước ta, tỷ lệ nuôi sống đạt 94-99%.

    • Để đàn gà sinh trưởng phát triển tốt có tỷ lệ sống cao cần thực hiện tốt kỹ thuật úm gà con

    • Việt Nam cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ… là những nước đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo.

    • Gà vảy cá được mệnh danh là “mỹ kê” đã được nhiều đại gia Việt sẵn sàng chi tiền triệu để hữu cặp gà vảy cá đẹp.

    • Cừu chính là loài vật nuôi thích hợp với những điều kiện khắc nghiệt của vùng đất Ninh Thuận.

    • Nghề nuôi chim cút đẻ hiện đang phổ biến ở rất nhiều hộ gia đình tại các địa phương và mang lại hiệu quả kinh tế khá.

    • Tỉnh Phú Thọ với địa hình đa dạng: nhiều gò, đồi thấp, dải đồng bằng thuận lợi cho chăn nuôi, trong đó, có chăn nuôi gà lông màu.