[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trải qua một năm, trong bối cảnh phải thực hiện các giải pháp giãn cách xã hội để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Hội Chăn nuôi Việt Nam đã chủ động thay đổi và thích ứng với trạng thái bình thường mới, sẵn sàng để đẩy mạnh hơn các hoạt động công tác Hội trong năm 2022.
Có thể thấy, năm 2021 vừa qua là một năm với nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ. Ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, phải cách ly giãn cách xã hội khiến một số hoạt động công tác Hội bị gián đoạn. Tuy nhiên, việc nhanh chóng thích nghi và linh hoạt chuyển đổi hình thức làm việc sang trực tuyến, kết nối online, đã giúp Hội Chăn nuôi Việt Nam tiếp tục ổn định hoạt động. Các cấp Hội đã theo sát, cập nhật tình hình phát triển, những khó khăn, vướng mắc của ngành chăn nuôi, kịp thời đề xuất kiến nghị với Chính phủ, các bộ ngành một số nội dung giải pháp thiết thực cho sự phát triển bền vững ngành chăn nuôi. Tiếp tục duy trì được sự kết nối giữa Trung ương Hội với các tỉnh, thành Hội và các chi hội thành viên.
Các mảng hoạt động chính vẫn duy trì thực hiện tốt ở các cấp Hội có thể kể đến như: Công tác tư vấn phản biện xã hội, góp ý các dự thảo về chính sách, quy phạm pháp luật và truyền thông, phổ biến kiến thức, tập huấn đào tạo. Tham gia hội thảo khoa học thường xuyên, hiệu quả, thể hiện tốt vai trò, chức năng của tổ chức hội. Đặc biệt từ nửa cuối năm 2021, khi kiện toàn bổ sung thêm cán bộ có năng lực vào thường trực hội, công tác tư vấn phản biện, đề xuất kiến nghị chính sách có chuyển biến tích cực, đã có 2 văn bản liên tiếp gửi lên Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành, kiến nghị các giải pháp; đồng thời gửi nội dung kiến nghị đến một số Đoàn Đại biểu Quốc hội, để phản ánh tình hình, lan tỏa thông tin trên diễn đàn quốc hội để mở rộng phạm vi tiếp cận, trao đổi vấn đề mang tầm vĩ mô.
Hội Chăn nuôi Việt Nam tới thăm và làm việc tại Công ty TNHH giống gia cầm Minh Dư, ngày 17/4/2021
Về thực hiện kế hoạch phổ biến kiến thức năm 2021, được Liên hiệp hội Việt Nam giao kế hoạch chuyên đề “Nhân tạo và nuôi dưỡng giống bò SENEPOL, WAGYU và con lai của chúng để sản xuất bò, thịt bò chất lượng cao tại Việt Nam”, ban KHKT phối hợp với đối tác đã có sự chuẩn bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng để khi tình hình dịch bệnh Covid-19 ổn định là có thể tổ chức thực hiện được.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 khiến nhiều hoạt động bị đứt đoạn, ngưng trệ, Hội đã nhanh chóng cập nhật, thay đổi phương thức hoạt động từ trực tiếp sang trực tuyến, vừa đảm bảo công tác phòng chống dịch bệnh, vừa đảm bảo được các hoạt động của Hội vẫn diễn ra suôn sẻ và hoàn thành mục tiêu đề ra. Phối hợp tổ chức 4 hội thảo trực tuyến ở phía Bắc và phía Nam về chăn nuôi lợn, gia cầm, thức ăn chăn nuôi và chuyên đề khác. Công tác thông tin phổ biến kiến thức, tập huấn đào tạo được duy trì, củng cố nâng cao chất lượng trong các mặt xuất bản phát hành tạp chí, bản tin, trang thông tin điện tử, tài liệu kỹ thuật, hội thảo, lớp tập huấn, dạy nghề, truyền thông, mô hình, phổ biến công nghệ, tuyên truyền pháp luật…luôn được các cấp hội duy trì tổ chức tốt.
Trong năm 2021, Hội Chăn nuôi Việt Nam thường xuyên tổ chức và tích cực tham dự các hội thảo trực tuyến trong lĩnh vực chăn nuôi
Hoạt động báo chí, xuất bản, Tạp chí KHKT Chăn nuôi đã xuất bản và phát hành 11 số chuyên đề Khoa học Công nghệ, trong đó có 1 Số bằng tiếng Anh và một Số chuyên đề phục vụ Hội thảo khoa học. Mỗi số đăng từ 18 – 20 bài báo khoa học về giống, di truyền; thức ăn chăn nuôi; chăm sóc nuôi dưỡng và các vấn đề khác, đảm bảo tốt về chất lượng khoa học. Tạp chí vẫn được Hội đồng Học hàm nhà nước dành cho sự tín nhiệm cao, tiếp tục duy trì được mức 1 điểm, là mức tính điểm khoa học cao nhất của Việt Nam tính cho một bài báo khoa học đăng trên tạp chí. Năm 2021, Tạp chí chuyển sang phát hành chủ yếu dạng PDF trên trang thông tin điện tử của Hội chăn nuôi Việt Nam: www.hoichannuoi.vn và một lượng thích hợp bản in được phát hành trực tiếp đến bạn đọc. Bên cạnh đó, Đặc san Chăn nuôi Việt Nam xuất bản phát hành được 12 số, chất lượng và nội dung có nhiều cải thiện, thu hút đông đảo bạn đọc quan tâm.
Sang năm 2022, các cấp hội tiếp tục triển khai công tác củng cố, kiện toàn, phát triển tổ chức Hội các cấp về tổ chức và hội viên. Quan tâm tìm hiểu, giúp đỡ một số tỉnh hội đang gặp khó khăn, thông qua làm việc với chính quyền, cơ quan chức năng địa phương. Định hướng phấn đấu trong thời gian tới cố gắng vận động để có thêm tỉnh, thành phố thuộc trung ương thành lập hội hoạt động trong lĩnh vực chăn nuôi thú y.
Tăng cường phối hợp với các Hiệp hội khác trong ngành chăn nuôi cùng các chuyên gia, các doanh nghiệp, người chăn nuôi,…căn cứ vào tình hình thực tế của sản xuất trong nước và hội nhập quốc tế, chủ động xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình và mô hình sản xuất các sản phẩm chăn nuôi đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu có đính đặc trưng của Việt Nam và phù hợp với xu thế thế giới về nông sản xanh, thân thiện với môi trường, đối xử nhân đạo với vật nuôi.
Tiếp tục thực hiện nội dung thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Infornak Markets thông qua Công ty truyền thông quốc tế UBM bảo trợ thông tin, cùng hỗ trợ tham gia chuẩn bị tổ chức Triển làm quốc tế VIETSTOCK 2022, dự kiến có thể tổ chức trong năm 2022 ở TP Hồ Chí Minh, khi dịch bệnh ổn định.
Đặc biệt, trong năm tới Hội cần tập trung sự lãnh đạo và nguồn lực cho công tác chuẩn bị các nội dung, để tổ chức thành công Đại hội Hội Chăn nuôi Việt Nam nhiệm kỳ VII, giai đoạn 2022-2027.
Quan trọng hơn, Hội Chăn nuôi Việt Nam cần phải luôn tiếp tục theo sát, đồng hành, nắm bắt tình hình và nghiên cứu, đề xuất kịp thời các pháp tầm vĩ mô để góp phần tháo gỡ những khó khăn của ngành chăn nuôi, nhất là bộ phận người chăn nuôi đơn lẻ, chăn nuôi nông hộ, là sinh kế, đời sống của hàng triệu người lao động, nông dân trên cả nước, liên quan đến an sinh xã hội, bởi đó cũng là chức năng, là sứ mệnh quan trọng của Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Một số hình ảnh hoạt động tiêu biểu của Hội Chăn nuôi Việt Nam năm 2021:
Tới thăm và làm việc với Hội Chăn nuôi Thú y tỉnh Bình Định vào hồi tháng 04/2021.
Tích cực tham gia các Hội thảo chuyên đề ngành chăn nuôi
Lãnh đạo Hội Chăn nuôi Việt Nam tham dự Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2021-2026 của Hội KHKT Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa.
Tố Uyên
- hội chăn nuôi việt nam li> ul>
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
Tin mới nhất
T6,27/12/2024
- Bí quyết nuôi gà đẻ sai trứng, cứng vỏ
- L-Histidine cải thiện chất lượng thịt, giảm rỉ dịch, cho màu thịt đẹp
- Xuất khẩu thức ăn gia súc sang các thị trường 11 tháng đầu năm 2024
- Cargill khánh thành ba điểm trường mới phục vụ hơn 300 học sinh trong năm 2024, đạt mốc 117 trường tại Việt Nam
- CNC Group: Tỏa sáng tại giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024
- Cân bằng điện giải trong thức ăn gia cầm trong thời kỳ chuyển mùa
- Tự động hóa và kỹ thuật số trong nhà máy sản xuất TĂCN
- Phòng chống dịch tả lợn châu Phi ở Đông Nam Á: Cần chiến lược kiểm soát
- Hội Chăn nuôi thỏ Việt Nam: Đẩy mạnh kết nối chuỗi giá trị ngành chăn nuôi thỏ
- Thừa Thiên Huế: Chủ động phòng, chống rét cho vật nuôi
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất