Mô tả bệnh
Hội chứng/bệnh còi cọc (HCCC, PCVD) sau cai sữa ở lợn do Circovirus type 2 (PCv2), là bệnh truyền nhiễm có tính toàn cầu, tỷ lệ chết không cao, nhưng tổn thất kinh tế lớn do lợn bệnh chậm lớn, còi cọc, suy giảm miễn dịch, bội nhiễm và là nỗi lo của các nhà chăn nuôi lợn thịt.
Bệnh được ghi nhận lần đầu ở Đức năm 1974, sau đó lan khắp các châu lục. Châu Âu thiệt hại 600 triệu €/năm do bệnh này. Đến năm 2006, Mỹ mới chế được vắc xin phòng PCv2. Hiện tại chỉ Đức, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản có vắc xin thương mại.
Virus PCv-2 gây suy giảm miễn dịch, tổn thương nhiều cơ quan khác nhau từ da, hô hấp, tiêu hóa, gan, thận, sinh sản, thần kinh… và thường ghép với nhiều bệnh khác.
HCCC ở lợn có các thể bệnh và được gọi như: (i) Hội chứng phá hủy đa hệ thống sau cai sữa (PMWS – Post-weaning Multisystemic Wasting Syndrome); (ii) Hội chứng viêm da, suy thận (PDNS – Porcine Dermatitis & Nephropathy Syndrome); (iii) Viêm hô hấp phức hợp (PRDC – Porcine Respiratory Disease Complex); (iv) Rối loạn sinh sản.
PMWS thường gặp ở lợn con sau cai sữa 6-9 tuần tuổi và lợn đàn 2-4 tháng tuổi.
Lợn mắc HCCC thì luôn (+) với PCv2, nhưng không phải tất cả đàn (+) với PCv-2 thì có triệu chứng của PMWS.
Nguyên nhân
Circovirus là ADN virus, họ Circoviridae. Có 2 type PCv1 và PCv2. PCv2 là chủng phổ biến, có độc lực cao, gây bệnh. PCv1 không gây bệnh.
Virus khá bền vững ở môi trường và khó bị diệt bởi một số chất sát trùng thông thường.
Dịch tễ và lây truyền
Bệnh xảy ra quanh năm, không phụ thuộc mùa vụ, khí hậu. Mọi lứa tuổi đều nhiễm, nhưng triệu chứng bệnh rõ nhất ở lợn đàn 6-15 tuần tuổi. Đường lây nhiễm chính là tiếp xúc trực tiếp miệng, mũi và qua các chất thải của lợn bệnh.
Điều kiện bất lợi, an toàn sinh học, vệ sinh kém, nuôi lẫn đàn, chật chội, suy giảm miễn dịch (tai xanh, suyễn, parvo) đều tác động phát bệnh và bội nhiễm… gây bệnh trầm trọng.
Lợn bệnh thải virus qua dịch mũi, nước dãi, phân, tinh dịch, nhau thai… Lợn khỏi bệnh vẫn thải virus đến 3-4 tuần sau.
Cơ chế gây bệnh
Virus tấn công, xâm nhập hệ hạch bạch huyết lympho, amidan, phổi, lách… làm giảm các tế bào lymphocyte, phá hủy hệ thống miễn dịch (như PRRS), giảm sức đề kháng và giảm đáp ứng miễn dịch, dẫn đến con vật dễ cảm nhiễm kế phát những vi khuẩn, virus cơ hội tại chỗ, gây rối loạn nhiều chức năng, đa hệ thống (PMWS), viêm da – suy thận (PDNS) hay viêm hô hấp phức hợp (PRDC).
Triệu chứng
Tỷ lệ lợn bệnh và chết không cao, nhưng con bệnh còi cọc, chậm lớn rõ rệt so với những lợn cùng đàn cùng lứa.
Lợn bệnh còi cọc so với lợn cùng lứa
Chậm chạp, ít vận động, giảm ăn, vàng da, tiêu chảy, khó thở, run rẩy, vàng da… cùng xuất hiện. Hạch nách, hạch bẹn sưng cứng, da vàng.
Nếu bội nhiễm các vi khuẩn cơ hội, đặc biệt ở đường hô hấp thì triệu chứng lâm sàng phức hợp gây chết nhiều, nái chửa sẩy thai, thai gỗ chết lưu.
Viêm da, xuất huyết toàn thân bội nhiễm Strep. suis
Khi PWMS đồng nhiễm với hội chứng viêm da suy thận (PDNS) sẽ gây chết nhanh, nhiều (6-10%), biểu hiện xuất huyết vành tai, da sau đùi, nặng hơn là toàn thân (như bệnh LCK lợn – Strep.suis).
Bệnh lý
Thận sưng, nốt hoại tử
Bệnh phá hủy toàn bộ tổ chức mô các hạch lympho. Tổn thương hầu hết lục phủ ngũ tạng, tập trung nhiều ở ống tiêu hóa, phổi, gan, thận, lách và hạch treo.
Hạch sưng, mặt cắt trắng
Hạch lympho sưng, cứng, mặt cắt trắng bệch. Lách sưng cứng. Phổi viêm phù, dai. Gan và thận sưng, nhiều nốt hoại tử. Dạ dày, ruột viêm loét. Xoang ngực, xoang bụng tích nhiều dịch thẩm xuất.
Chẩn đoán
Dựa vào dịch tễ, lứa tuổi, triệu chứng lâm sàng và biến đổi bệnh lý đại thể, nhất là hệ bạch huyết (hạch lympho, hạch treo ruột…).
Phân lập virus, xác định bằng PCR, RT-PCR.
Phân biệt với bệnh tai xanh, liên cầu khuẩn, suyễn, parvovirus, nghệ hay suy dinh dưỡng.
Phòng và kiểm soát bệnh
Kết hợp an toàn sinh học và chăm sóc nuôi dưỡng, nhưng biện pháp vắc xin cho cả nái chửa và lợn con từ 2 tuần tuổi là rất quan trọng, để phòng chống bệnh và giảm mang trùng.
Tiêm vắc xin cho nái chửa để có kháng thể qua sữa đầu, phòng bệnh cho lợn con ở giai đoạn theo mẹ. Cho lợn sơ sinh bú sữa đầu ngay sau sinh ra trong vòng 12 giờ.
Giai đoạn rủi ro hay mới phát bệnh, dùng một liệu trình kháng sinh để phòng/chống vi khuẩn bội nhiễm (Hamogen, Stepen LA, Hanoxylin LA, Hanceft, Tylosin-200, Hanstapen). Thuốc uống (Hamcoli-Forte, Genta-Costrim, Hanflor 4%, Hanflor Oral.
Biện pháp
Loại bỏ lợn có triệu chứng lâm sàng.
An toàn sinh học, cách ly chuồng nuôi, kiểm soát người, phương tiện ra vào. Thực hiện “All in-All out”. Tạo môi trường khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp trong chuồng nuôi.
Tiêu độc khử trùng định kỳ bằng Han-Iodine 10%, Hanlusept BGF, Iocid-30, Hankon… Luôn rắc vôi bột, thay/bổ sung hóa chất cho hố sát trùng chân, ủng, xe.
Tiêm đầy đủ vắc xin dịch tả, tai xanh, suyễn, tụ-dấu.
Sử dụng Selentin-E và Vit. B complex, Vit.C… nâng cao sức đề kháng.
Hóa chất tiêu độc, khử trùng
TS. Nguyễn Đức Lưu – Công ty Hanvet
Vắc xin HAN-CIRCO – Vắc xin vô hoạt phòng bệnh còi cọc ở lợn
HANVET đã nghiên cứu và phát triển vắc xin Han-Circo bằng công nghệ tiên tiến, được Trung tâm kiểm nghiệm thuốc thú y TW1, Cục Thú y kiểm nghiệm, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo QCVN01-187:2018/BNNPTNT. Hiện, đang tiếp tục các thử nghiệm và hoàn thiện hồ sơ để xin cấp phép sản xuất và lưu hành.
Mô tả
Vắc xin Han-Circo lần đầu tiên được sản xuất ở nước ta bằng công nghệ tiên tiến. Là vắc xin tiểu phần, vô hoạt, nhũ dầu để sinh miễn dịch chủ động phòng chống bệnh còi cọc do Circovirus type 2 (PCv-2) ở lợn.
Mỗi liều vắc xin chứa: Capsid protein của PCv2 biểu hiện qua tế bào côn trùng: ≥60 µg. Chất bổ trợ nhũ dầu vừa đủ 1ml. Nhũ dịch tiêm, màu hơi trắng đục.
Đặc tính kỹ thuật
- Là vắc xin tiểu phần vô hoạt, có độ tinh khiết cao và rất an toàn cho lợn.
- Vắc xin sinh đáp ứng miễn dịch nhanh (sau 2-3 tuần), mạnh (chỉ số kháng thể cao) và kéo dài (4 tháng).
- Vắc xin đã được cơ quan quản lý đánh giá đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Chỉ định
- Dùng cho cả lợn con và nái chửa, nái nuôi con.
- Tạo miễn dịch chủ động cho lợn khỏe mạnh từ 2 tuần tuổi để phòng chống hội chứng còi cọc ở lợn do PCv-2.
- Tiêm phòng cho lợn nái mang thai và nuôi con giúp làm giảm các biểu hiện lâm sàng của bệnh do PCv-2, có kháng thể thụ động bảo hộ lợn con theo mẹ, tăng năng suất sinh sản của đàn giống và giảm lưu tồn virus.
Cách dùng
Lắc kỹ trước khi dùng.
Áp dụng các biện pháp vô trùng suốt quá trình tiêm. Tiêm bắp sau gốc tai, mỗi con một liều 1ml, không phụ thuộc tuổi lợn, lớn-nhỏ.
- Lợn con: Mỗi con một liều 1ml cho lợn từ 2 tuần tuổi trở lên.
- Nái hậu bị: Hai mũi đầu tiêm cách nhau 3-4 tuần, trong đó mũi thứ hai không trễ hơn 2 tuần trước phối giống. Mũi thứ ba tiêm trước đẻ 3 tuần, đều liều 1ml/con/lần.
- Lợn nái: Tiêm trước đẻ ít nhất 3 tuần với liều 1ml/con.
Lưu ý
- Chỉ dùng cho lợn khỏe mạnh từ 2 tuần tuổi.
- Có thể trộn vắc xin Han-Circo đồng lượng (1ml) với vắc xin suyễn lợn và vắc xin PRRS của HANVET trong 1 mũi tiêm để phòng 3 bệnh đều an toàn, đáp ứng miễn dịch tốt, nhưng chỉ tiêm cho lợn từ 3 tuần tuổi và không dùng cho nái chửa, nuôi con.
- Tương lai không xa, vắc xin Han-Circo của HANVET sẽ được Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho phép sản xuất và lưu hành, giúp ngành chăn nuôi lợn chủ động phòng chống dịch bệnh nguy hiểm này ở lợn.
- hóa chất tiêu độc khử trùng li>
- công ty hanvet li> ul>
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
Tin mới nhất
CN,22/12/2024
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
- Thoát nghèo bền vững nhờ nuôi bò sinh sản
- Nhập khẩu đậu tương 11 tháng năm 2024 tăng khối lượng, giảm trị giá
- Bệnh xuất huyết thỏ (Rabbit haemorrhagic disease – RHD)
- Tập đoàn Nhật Sojitz khai trương nhà máy chế biến thịt bò mát 10.000 tấn tại Tam Đảo
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất