[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Sau sự kiện lô hàng thịt gà đầu tiên xuất khẩu sang Nhật Bản, các doanh nghiệp chăn nuôi trong nước cũng đang hối hả với các kế hoạch tiếp theo, trong đó có việc tìm đường xuất khẩu trứng gia cầm.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Thanh Nam thăm trại chăn nuôi gà lấy trứng ở Đồng Nai
Hối hả tìm đối tác xuất khẩu
Ông Trương Chí Thiện – Giám đốc Công ty Vĩnh Thành Đạt, chia sẻ doanh nghiệp này đang tất bật hướng dẫn nông dân chăn nuôi gia cầm, thủy cầm theo hướng sạch bệnh, an toàn để cung cấp trứng cho xuất khẩu.
Trên thực tế, Việt Nam chỉ mới xuất khẩu được trứng vịt cho một số thị trường như Singapore, Hồng Kông… tuy nhiên, thời gian dài vừa qua, việc xuất khẩu trứng vịt bị tạm ngưng do các vấn đề như nhiễm Sudan, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm… Nhiều lô hàng xuất khẩu bị trả về khiến doanh nghiệp thiệt hại nặng nề.
Tuy nhiên, tới đây, khi ngành chăn nuôi quyết liệt loại bỏ kháng sinh trong chăn nuôi, chất lượng trứng cũng sẽ cải thiện theo. Ông Thiện không bi quan về thị trường mà ngược lại, rất tự tin vào việc sẽ quay trở lại xuất khẩu trứng.
Bà Nguyễn Thị Thiên Kiều – Trưởng phòng Quản lý chất lượng sản phẩm (Công ty Bel Gà), cho rằng, lộ trình và đơn vị tiên phong tham gia xuất khẩu thịt, trứng gia cầm, đã có sẵn. Hiện nay, cùng với sự hỗ trợ mạnh mẽ, quyết tâm của cả ngành nông nghiệp, doanh nghiệp trong nước đang tự tin tìm kiếm thị trường xuất khẩu cho mình.
“Bản thân Bel Gà cũng đã thực đề án xuất khẩu trứng và gà giống qua Myanma từ 1 năm trước… Sắp tới, Myanma sẽ qua kiểm tra quy trình giám sát dịch bệnh và quy trình sản xuất chuỗi chăn nuôi gà giống, nếu bảo đảm yêu cầu sẽ cho phép nhập khẩu”, bà Kiều cho biết.
Mới đây, Cục Thú y cũng cho biết, đã nhận được đề án xuất khẩu trứng gà giống sang Myanmar của Công ty CP Bel Gà và đang hỗ trợ doanh nghiệp này thực hiện.
Trước đó, thống kê trên cả nước đã có 5 cơ sở xuất khẩu các sản phẩm trứng sang một số thị trường như Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản,… Tuy nhiên, mới chỉ giới hạn ở các sản phẩm trứng đã qua chế biến như trứng vịt muối, trứng vịt bắc thảo, trứng chim cút đóng hộp.
Lo… thiếu sản phẩm đầu vào
Cuối tháng 9 vừa qua, nhà máy giết mổ, chế biến thịt gà công suất 24.000 con/ngày của Công ty 3F Việt chính thức đi vào vận hành. Đây được xem là khâu cuối cùng để doanh nghiệp này kết nối cơ sở hạ tầng chuỗi chăn nuôi.
Cùng với 2 nhà máy ấp, 29 trại gia công và thương phẩm, đến nay 3F Việt mới dám tự tin ý định xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi vốn ấp ủ từ năm 2015.
Việc xây dựng nguồn nguyên liệu đủ điều kiện tham gia cuộc chơi lâu bền đã xây dựng xong. Vấn đề còn lại của 3F chỉ là tìm kiếm đối tác ở nước ngoài, giống như cách mà Koyo&Unitek đã đi trước. Quan trọng hơn nữa, là sản phẩm phải đáp ứng được nhu cầu hương vị, khẩu vị của thị trường nước ngoài, khác hẳn sản phẩm đông lạnh.
“Đối tác chính là điều quan trọng để cùng phối hợp tạo ra sản phẩm phù hợp thị trường. Đang tích cực tham gia các chương trình xúc tiến thương mại quốc gia để tìm kiếm đối tác.”, ông Nguyễn Quốc Trung, Giám đốc Điều hành 3F Việt nói.
Ông Nguyễn Văn Ngọc – Phó Chủ Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam Bộ cho rằng, lộ trình và đơn vị tham gia xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi đã có sẵn nhưng có một việc đáng lo lắng là khâu “bước đệm”.
“Trại của tôi và công ty Koyu & Unitek đã xây dựng rất kỳ công, thị trường xuất khẩu cũng có rồi nhưng liệu mình có đủ nguyên liệu để xuất khẩu hay không, vì việc xây dựng được các trại đủ tiêu chuẩn rất khó khăn”, ông Ngọc băn khoăn.
Ông Mune Yuki Tadaka, Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Koyu & Unitek cũng thông tin, cuối tháng 9 vừa qua, doanh nghiệp này xuất khẩu container thịt gà đầu tiên sang Nhật. Dự kiến sản lượng xuất khẩu đến cuối năm là 100 tấn và sau 1 năm sẽ tăng lên 200 tấn.
Đến nay, đã có nhiều khách hàng tham quan nhà máy và đặt hàng. Càng về sau sẽ tăng lượng xuất khẩu ngày càng nhiều hơn. Do đó, kế hoạch mở rộng đầu tư nhà máy chế biến thịt gà xuất khẩu thứ 2 và 3 đã có trong kế hoạch.
“Công ty mẹ của Koyu & Unitek chiếm 10% thị phần tại thị trường Nhật nên chắc chắn chúng tôi phải mở rộng nhà máy để tăng lượng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi tăng sản lượng lên thì hiện lượng gà đạt tiêu chuẩn lại không đủ, đầu vào phải đáp ứng được yêu cầu nhưng trang trại của công ty còn ít”, ông Tadaka chia sẻ.
Do đó, ông Tadaka mong muốn được Bộ NN&PTNT và Cục Chăn nuôi hỗ trợ xây dựng thêm các vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu, cung cấp cho chế biến xuất khẩu.
“Chúng tôi đi tham quan nhiều nơi nhưng chỉ kiếm được 10% số trại đạt yêu cầu để xuất khẩu. Hiện, Koyu&Unitek đã mua đất xây nhà máy mới rồi nên rất lo sẽ thiếu nguồn đầu vào cho chế biến xuất khẩu”, ông Tadaka nói thêm.
Khánh Chương
Thứ trưởng Vũ Văn Tám thông tin, Việt Nam đang xây dựng Luật Chăn nuôi để đến 10/2018, Quốc hội sẽ thông qua. Lần đầu tiên có Luật Chăn nuôi, các vấn đề liên quan từ đầu vào đến đầu ra… sẽ từng bước được luật hóa, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp cụ thể hơn trong việc phát triển ngành chăn nuôi.
- xuất khẩu trứng li> ul>
2 Comments
Để lại comment của bạn
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng và những tác động có thể ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi Việt Nam
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
E cũng ham chăn nuôi lắm có thể tư vấn cho e chăn nuôi như thế nào, điều quan trọng ổn định đầu ra.
Em xin chân thành cảm ơn!
E đang phát triển đàn gà sao theo hướng chăn nuôi sạch và tìm đầu ra ổn định lâu dài. Mong quý cty hợp tác. E cảm ơn