[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Vừa qua, ngày 26/9/2020, Khoa Thú y – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội thảo “Phân tích năng lực nghề nghiệp đối với người tốt nghiệp ngành Thú y”. Thông qua hội thảo, chân dung của một bác sĩ thú y giỏi nghề sau 5 năm ra trường và những yêu cầu đối với sinh viên Thú y tốt nghiệp đã được các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lí và nhà giáo dục “phác họa” một cách rõ nét.
Toàn cảnh hội thảo Phân tích năng lực nghề nghiệp đối với người tốt nghiệp ngành Thú y
Tham dự hội thảo có đại diện: Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; lãnh đạo và giảng viên Khoa Thú y; Trung tâm Kiểm tra vệ sinh trung ương; Trung tâm Giống gia súc Trung ương, Viện Chăn nuôi, Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì; các doanh nghiệp (Công ty Đông Á, Công ty C.P Việt Nam, Công ty Cargill Việt Nam, Công ty Dinh dưỡng Việt Nhật, Công ty Dinh dưỡng Hải Thịnh, Công ty Biovet, Công ty Đông Phương, Công ty Mavin, Công ty Boehringer, Công ty Apharma, Công ty Viphavet, Công ty TNHH Đầu tư Gia Công, Công ty Hóa chất thiết bị Kim Ngưu, Công ty Nông sản thực phẩm Việt Hưng, Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu, Phòng khám HiVet, Công ty đầu tư và phát triển chăn nuôi gia công….); các bác sĩ thú y giàu kinh nghiệm và các chuyên gia trong việc phân tích năng lực nghề nghiệp đối với người tốt nghiệp ngành Thú y.
Chia sẻ với PV Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam PGS.TS Bùi Trần Anh Đào- Phó Trưởng Khoa phụ trách khoa Thú y, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, hội thảo là cơ hội để lãnh đạo Khoa và các thầy cô giảng viên nắm bắt, lắng nghe được nhu cầu của doanh nghiệp, nhà quản lý đối với sinh viên Thú y ra trường, đây là cơ sở để phát triển chương trình đào tạo thú y ngày càng đáp ứng với nhu cầu của các nhà tuyển dụng hiện nay.
PGS.TS Bùi Trần Anh Đào – Phó Trưởng Khoa phụ trách khoa Thú y
Cũng theo PGS.TS Bùi Trần Anh Đào, hội thảo còn là tư liệu quý báu với các doanh nghiệp, cơ quan để xây dựng tiêu chí tuyển dụng, đánh giá, xây dựngvà phát triển nguồn nhân sự của mình thực sự toàn diện và chất lượng.Còn đối với các em sinh viên, khi nhìn vào những tiêu chí được tổng hợp từ nhà trường, doanh nghiệp, chuyên gia, sẽ biết cần phải học tập, rèn luyện như thế nào để đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp và trở thành bác sĩ thú y giỏi trong tương lai.
Trong thời gian hai tiếng của hội thảo, các đại biểu đã làm việc tích cực, nhiệt tình dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung tâm Đào tạo quản lý tiên tiến (TCAM) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Các chuyên gia đã chỉ ra rằng: năng lực nghề nghiệp, năng lực cá nhân (tư duy, chuyển giao khoa học, năng lực đạo đức), năng lực đạo đức (giữ gìn đạo đức nghề nghiệp là những phẩm chất, nhân cách cần có giúp con người lĩnh hội và hoàn thành một hoạt động nhất định với kết quả cao.
Các đại biểu tham dự hội thảo đã cũng cho rằng, bộ năng lực cốt lõi của sinh viên tốt nghiệp ngành Thú y tức là ra trường phải biết LÀM các công việc ở một vị trí nhất định. Sinh viên cần được trang bị: 1. Kiến thức: Chuyên môn và tổng quát. 2. Kỹ năng: Chuyên môn và Tổng quát; 3. Thái độ: Đạo đức nghề nghiệp và trách nhiệm xã hội.
Sinh viên tốt nghiệp cần cập nhật những kỹ năng nghề nghiệp đó là: 1. Thái độ và định hướng phát triển nghề nghiệp. 2. Sử dụng tin học văn phòng thành thạo.3. Tiếng Anh cơ bản; 4. Kỹ năng chuyên môn về Thú y; 5. Kỹ năng giao tiếp; 6. Kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm; 7. Kỹ năng cập nhật kiến thức mới; 8. Kỹ năng quản trị; 9. Kiến thức Chuyên sâu nghề sức khỏe động vật.
Trong phần thực tập tại doanh nghiệp, theo các đại biểu, chương trình đào tạo nên được cải tiến theo hướng: Tăng thời lượng thực hành thực tập tại các trang trại và doanh nghiệp; Các đề tài gắn với sản xuất của doanh nghiệp; Cần có các chương trình định hướng nghề nghiệp cho sinh viên từ năm thứ 1; Tăng cường cho sinh viên tiếp cận với các cơ sở sản xuất.
Cùng với đó, các giảng viên, các doanh nghiệp và chuyên gia đã cùng nhau xây dựng bộ“chân dung” của một bác sĩ thú y giỏi được phác họa qua những năng lực chuyên môn sau: 1. Năng lực chẩn đoán; 2. Năng lực điều trị; 3. Năng lực phòng bệnh vật nuôi; 4. Năng lực xử lí dịch bệnh. 5. Năng lực Kiểm dịch động vật; 6. Năng lực kiểm soát giết mổ, kiểm nghiệm thú sản; 6. Năng lực tư vấn kỹ thuật chăm sóc, điều trị vật nuôi 7. Năng lực kinh doanh.
Trần Ngân
- khoa thú y li>
- năng lực nghề nghiệp li> ul>
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
Tin mới nhất
T2,23/12/2024
- “Chạy đua” xử lý các cơ sở chăn nuôi nằm ngoài vùng quy hoạch
- Ảnh hưởng của các mức selenomethionine đến chất lượng thịt và sự tích luỹ selen trong mô
- Bình Phước: Chuẩn bị heo thịt cho thị trường tết
- Đề xuất kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030
- Áp dụng tự động hóa và trí tuệ nhân tạo là tương lai của ngành chăn nuôi
- Vemedim tổ chức khóa học chẩn đoán và điều trị chuyên sâu về hô hấp phức hợp trên chó mèo
- Đón đọc Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam số tháng 12 năm 2024
- Hòa Bình: Giá trị sản xuất chăn nuôi chiếm 31% tỷ trọng ngành nông nghiệp
- Khả năng tiêu hoá tinh bột ở động vật và lợi ích của amylase
- Bình Định: Công ty Vĩnh Quang đầu tư trang trại chăn nuôi heo tại huyện Vĩnh Thạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
Bình luận mới nhất