Hiện nay, tại tỉnh Hưng Yên, dịch bệnh tả lợn châu Phi có chiều hướng chững lại. Đến thời điểm này toàn tỉnh có 130/151 xã, phường, thị trấn công bố hết bệnh dịch.
Nhân viên thú y phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu chăn nuôi tại Đinh Văn Trang ở thôn Bó Khê, xã Tân Tiến, huyện Văn Giang. Ảnh: Vũ Sinh – TTXVN
Tại 10 huyện, thị xã thành phố, số lượng lợn mắc bệnh ốm, chết phải tiêu hủy ngày càng giảm dần. Có 130 xã phường thị trấn trong hơn 30 ngày qua không phát sinh lợn mắc bệnh.
Riêng thị xã Mỹ Hào và thành phố Hưng Yên đã có 100% xã, phường, thị trấn công bố hết dịch.
Toàn tỉnh chỉ còn 21 xã, thị trấn ở 8 huyện chưa công bố hết dịch; trong đó các huyện Ân Thi, Phù Cừ, Văn Giang mỗi nơi chỉ còn 1 xã. Cũng trong 2 tuần trở lại đây, tại các huyện Yên Mỹ, Văn Giang, Văn Lâm, Phù Cừ không còn hiện tượng lợn mắc bệnh phải tiêu hủy.
Tại các huyện Tiên Lữ, Khoái Châu, Ân Thi và Kim Động số lợn ốm chết đã giảm hẳn, lợn phải tiêu hủy không đáng kể; chỉ có khoảng hơn 200 con của 6 hộ ở 4 xã phải tiêu huỷ.
Trong nhiều tháng qua, các địa phương ở Hưng Yên đã triển khai hàng loạt các biện pháp pháp ngăn chặn, dập dịch như: tiêu độc khử trùng khu chuồng trại và khu vực xung quanh; hạn chế tối đa người ra vào khu chăn nuôi; tiêu hủy kịp thời lợn mắc bệnh, khoanh vùng dịch bệnh không để lây lan ra các khu vực lân cận; khuyến cáo người dân chăn nuôi lợn theo phương pháp an toàn sinh học…
Ngành nông nghiệp đã cử cán bộ trạm thú y phụ trách địa bàn phối hợp với các địa phương hàng ngày kiểm tra, nắm bắt diễn biến tình hình dịch bệnh trên đàn lợn để kịp thời tổ chức thực hiện chống dịch.
Theo ông Lê Quang Tuấn, Chi Cục trưởng Chi cục thú y tỉnh Hưng Yên, từ đầu tháng 2/2019 khi phát hiện dịch đến nay, các địa phương ở Hưng Yên đã tổ chức tiêu hủy hơn 190 nghìn con lợn, với tổng trọng lượng hơn 11 nghìn tấn tại hơn 150 xã, phường, thị trấn của 10 huyện, thị xã, thành phố…
Ông Đỗ Minh Tuân, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hưng Yên cho biết, hiện nay, trên địa bàn dù đã có hơn 80% số xã, phường, thị trấn công bố hết dịch nhưng tỉnh chưa cho phép tái đàn. Theo đó, nếu bà con tự phát tái đàn thì các địa phương phải giám sát rất chặt chẽ, yêu cầu người chăn nuôi thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn sinh học.
Tại nhiều cơ sở trang trại chăn nuôi ở các huyện Yên Mỹ, Tiên Lữ, Khoái Châu, Kim Động, Ân Thi do làm tốt việc phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi theo phương pháp an toàn sinh học, nên đến nay vẫn cơ bản giữ được an toàn cho đàn lợn, không bị ảnh hưởng bởi bệnh dịch tả lợn châu Phi./.
Mai Ngoan
Nguồn: TTXVN
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
Tin mới nhất
T2,31/03/2025
- Triển khai mô hình sản xuất gà giống chất lượng cao
- Bắc Giang: Gắn chăn nuôi với thị trường tiêu thụ
- Brazil sẽ đầu tư 100 triệu USD cho nhà máy chế biến thịt bò ở Việt Nam
- Người dân sử dụng đất chăn nuôi tập trung theo Luật Đất đai 2024 cần lưu ý điều gì?
- EW Nutrition mở rộng danh mục sản phẩm chăm sóc sức khỏe đường ruột với thương vụ mua lại mới
- Dabaco khánh thành Nhà máy vắc xin DACOVET và chính thức thương mại hóa vắc xin ASF tại Việt Nam
- New Hope Bình Phước: Gặp gỡ liên minh Đổi mới sáng tạo ngành heo Trung Quốc – ASEAN
- Tỷ lệ canxi : Phốt pho trong dinh dưỡng động vật quan trọng thế nào? Các yếu tố ảnh hưởng.
- Cho chim câu ấp trứng giả, tăng thu nhập thật
- Nông nghiệp thông minh ứng dụng IoT
- Chẩn đoán sức khỏe đường ruột nhanh chóng với công nghệ tiên tiến từ Orffa & Florates
- VIV ASIA 2025: Giao thoa công nghệ và cơ hội đưa ngành chăn nuôi Việt Nam vươn tầm quốc tế
- Tannin thủy phân: Giải pháp hoàn hảo cho hệ tiêu hóa khỏe mạnh
- Biogénesis Bagó: Tăng tốc tại thị trường châu Á thông qua việc thiết lập văn phòng khu vực tại Việt Nam
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
Bình luận mới nhất