Thời gian qua, các tổ chức hội, đoàn thể trên địa bàn quận Thốt Nốt (TP. Cần Thơ) quan tâm xây dựng, duy trì các mô hình tổ hợp tác (THT) sản xuất, kinh doanh dịch vụ, thu hút nhiều hội viên tham gia. Trong đó, nổi bật là mô hình THT nuôi dê tại các phường, giúp các thành viên có việc làm, tăng thu nhập.
- Hiệu quả mô hình nuôi dê bằng thức ăn ủ chua
- Bến Tre khuyến khích nông dân tham gia các tổ hợp tác chăn nuôi dê
- Nuôi dê bằng thuốc nam
Thành viên THT Nuôi dê ở phường Thuận Hưng đang cho dê ăn.
Ông Lâm Văn Bọn, Tổ trưởng THT Nuôi dê, khu vực Quy Thạnh 1, phường Trung Kiên, đang nuôi 80 con dê. Ngay phía sau khuôn viên nhà, ông Bọn xây dựng 2 dãy chuồng nuôi dê cao ráo, có bố trí hệ thống xử lý nước, phân, đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ. Từ đầu năm đến nay, ông Bọn bán 3 đợt dê thịt, thu nhập khoảng 120 triệu đồng. Dự kiến, đến Tết Nguyên đán 2023, ông Bọn bán đợt dê thịt trên 40 triệu đồng.
Thời trẻ, ông Bọn làm chủ tiệm may khá nổi tiếng khu vực cầu Cần Thơ Bé (Thốt Nốt), sau đó làm thủ kho công ty xây dựng. Năm 2020, ông Bọn “bắt chước” một số hộ lân cận, nuôi 25 con dê giống, học hỏi kinh nghiệm chăm sóc, vỗ béo đàn dê khỏe mạnh. Dê nuôi khoảng 5 tháng, đẻ từ 1-2 dê con. Sau mỗi đợt dê đẻ, ông Bọn chọn dưỡng những con dê giống bóng bẩy, khỏe mạnh, giá từ 5 triệu đồng/con, số còn lại nuôi dê thịt. Nhờ vận dụng các hướng dẫn kỹ thuật trên mạng xã hội về chăm sóc, phòng, trị bệnh; giảm chi phí thức ăn, ông Bọn nuôi dê đạt hiệu quả kinh tế. Mở rộng mô hình, ông Bọn đầu tư gần 120 triệu đồng xây dựng, nâng cấp 2 dãy chuồng, trang bị các loại máy ép thức ăn và xay cỏ để tự chế biến thức ăn nuôi dê. Anh Lâm Quang Thái, con trai ông Bọn, nói: “Từ khi sử dụng 2 máy này, tôi tận dụng thực phẩm, cây trái thiên nhiên, bổ sung dưỡng chất cần thiết trong thức ăn cho dê, nên hiệu quả chăn nuôi gia tăng rõ rệt”. Ngoài ông Bọn, hầu hết thành viên THT đều phát triển đàn dê. Nổi bật, ông Lâm Văn Biển đang nuôi 150 con dê; ông Lâm Văn Do nuôi 100 con dê… Các thành viên tận dụng phân dê, bán cho người canh tác bón vườn, rẫy, thêm thu nhập hằng năm.
Ông Nguyễn Hữu Trí, Chủ tịch Hội Nông dân phường Trung Kiên, nói: “Thành lập đầu năm 2022, THT Nuôi dê hiện có 12 thành viên. Các thành viên nuôi trên 620 con dê các loại, đạt hiệu quả kinh tế, đời sống ổn định và ngày càng khởi sắc. Các thành viên mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng quy mô chuồng trại, trao đổi kinh nghiệm chăn nuôi và liên kết để đảm bảo giá cả đầu ra”. Hội Nông dân phường phối hợp ngành, đơn vị chức năng quận Thốt Nốt hỗ trợ thành viên vay vốn ưu đãi giải quyết việc làm từ 30-50 triệu đồng/người, cũng như trang bị kiến thức, kỹ thuật nuôi dê, góp phần tăng thu nhập.
Ông Nguyễn Văn Gò, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Thuận Hưng, giới thiệu mô hình THT Nuôi dê, ở khu vực Tân An, với 4 thành viên tham gia. Ông Gò nói: “Thành lập năm 2017, THT Nuôi dê duy trì hoạt động hiệu quả. Với ưu điểm ít tốn công chăm sóc, ít rủi ro, chi phí phù hợp, đảm bảo đầu ra, các thành viên có cuộc sống ổn định. Cùng với việc được hỗ trợ vay vốn ưu đãi (40-50 triệu đồng/người), tham gia tập huấn kỹ thuật, các thành viên thường xuyên kết nối, trao đổi kinh nghiệm nuôi dê để cùng phát triển”. Năm 2015, ông Phạm Văn Chữ, thành viên THT Nuôi dê, khởi sự nuôi 2 con dê giống. Sau 5 tháng, dê giống đẻ, ông Chữ nuôi dê thịt. Ông Chữ cho biết: “Hiện tôi nuôi 10 con dê, thức ăn chủ yếu là cỏ, các loại rau và xác đậu nành để tăng dinh dưỡng cho dê và giảm chi phí thức ăn. Năm tới, tôi tập trung nuôi dê con, hy vọng tăng thu nhập, kinh tế thoải mái hơn”.
Theo ông Gò, trên địa bàn phường Thuận Hưng có trên 10 hộ nuôi dê. Thời gian tới, Hội Cựu chiến binh phường sẽ tiếp tục rà soát, vận động các hộ nuôi dê tham gia THT để cùng sinh hoạt, chia sẻ kỹ thuật, kinh nghiệm chăm sóc, vỗ béo dê; tập trung ổn định đầu ra, với giá thu mua phù hợp, đảm bảo quyền lợi, đời sống các thành viên.
Bài, ảnh: ANH PHƯƠNG
Nguồn: Báo Cần Thơ
- chăn nuôi dê li>
- Hợp tác nuôi dê li> ul>
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
Tin mới nhất
T6,22/11/2024
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Tham vấn kỹ thuật phân tích chuỗi giá trị và đánh giá rủi ro trong chăn nuôi heo
- Từ 16/12, thuế suất hàng khô dầu đậu tương dùng làm thức ăn chăn nuôi được giảm xuống còn 1%
- Nghiên cứu axit amin chỉ ra tiềm năng cho chế độ ăn ít protein hơn
- Chuyển hướng nuôi bò nhốt chuồng vì hiệu quả cao
- Thị trường nhập khẩu ngô 10 tháng đầu năm 2024
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất