[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Trải qua quãng thời gian khủng hoảng về giá lợn, tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi, HTX Hoàng Long vẫn trụ vững và không ngừng phát triển, điều đó càng khẳng định tính đúng đắn khi xây dựng chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm của đơn vị.
Trang trại chăn nuôi lợn nhà tầng của HTX Hoàng Long
HTX Hoàng Long được thành lập năm 2007 với 10 Thành viên, hoạt động chính của HTX trong những năm đầu thành lập là Chăn nuôi lợn công nghiệp với quy mô chăn nuôi 300 ợn nái và 2000 lợn thịt, trên diện tích 2,18 ha, sản phẩm sản xuất ra ở thời điềm này tiêu thụ chủ yếu qua thương lái, một phần bán lẻ cho các hộ sản xuất giò chả tại địa phương.
Từ năm 2012, thị trường thịt lợn gặp nhiều khó khăn, sức mua giảm, thương lái thường xuyên ép giá, hiệu quả chăn nuôi thấp do các thông tin về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi lợn (Chất tạo nạc/Salbutamol). HTX đứng trước nguy cơ phải giải tán do thua lỗ liên miên.
Được sự tư vấn, hướng dẫn của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội (nay là Trung tâm
Phát triển nông nghiệp Hà Nội) trong việc tìm ra hướng phát triển bền vững là xây dựng chuỗi giá trị khép kín và phát triển thương hiệu thịt lợn sinh học gắn với áp dụng các ứng dụng công nghệ cao nhằm đảm bảo an toàn dịch bệnh, nâng cao năng suất, giảm giá thành
sản xuất.
Trong thời gian từ 2013 đến 2015, quy mô sản xuất của Hoàng Long đã không ngừng tăng lên, từ việc mở rộng diện tích trang trại từ 2,18 lên 5 ha, nâng công suất chăn nuôi từ 300 nái lên 500 nái và 2000 lợn thịt lên thành 5.000 lợn thịt thường xuyên có mặt tại trại. Hệ thống xử lý chất thải được hoàn thiện đảm bảo xử lý tối ưu chất thải chăn nuôi. Đặc biệt là được tham gia Chương trình hỗ trợ cải tạo đàn lợn nái bố mẹ thông qua việc hỗ trợ đầu tư giống lợn Gen + nhập từ Cộng hòa Pháp đã giúp cải tạo đàn nái bố mẹ của HTX một cách đáng kể, nâng số lượng lợn con/nái/năm từ 21 lên thành 24 con/nái /năm.
Cũng trong giai đoạn này, HTX đã mạnh dạn sử dụng rộng rãi các sản phẩm men vi sinh trong khẩu phần thức ăn chăn nuôi nhằm tạo ra những sản phẩm sạch, an toàn cho người sử dụng, và bắt đầu đầu tư xây dựng hệ thống giết mổ, chế biến, phân phối sản phẩm. Từ đây, chuỗi sản xuất và cung cấp thực phẩm A-Z của HTX Hoàng Long chính thức ra đời nhằm hoàn thiện mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị khép kín từ trang trại đến bàn ăn.
Năm 2016, vinh dự cho HTX Hoàng Long là một trong số ít các đơn vị được UBND Thành phố lựa chọn là đối tượng chính tham gia Dự án “Chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020” với mục tiêu là hoàn thiện mô hình chuỗi thực phẩm A-Z.
Từ đây, hoạt động xây dựng chuỗi của HTX Hoàng Long đã thực sự có bước phát triển mạnh. Trải qua quãng thời gian khủng hoảng về giá lợn từ cuối năm 2016 đến cuối năm 2018, tình hình bệnh Dịch tả lợn Châu Phi hành hoàn, HTX Hoàng Long vẫn trụ vững và không ngừng phát triển, điều đó càng khẳng định tính đúng đắn khi xây dựng chuỗi khép kín từ chăn nuôi đến tiêu thụ sản phẩm của đơn vị.
Chuỗi sản xuất và tiêu thụ thực phẩm A-Z vận hành hiệu quả, giúp tạo việc làm ổn định cho hơn 40 lao động với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/người/ tháng cũng như đóng góp đáng kể cho thị trường các sản phẩm thịt lợn và sản phẩm chế biến từ thịt lợn có chất lượng cao.
Các hoạt động được tiếp nhận từ dự án chuỗi
Nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng với tiêu chuẩn cụ thể, Dự án đã hỗ trợ thuê chuyên gia Viện chăn nuôi chuẩn hóa quy trình chăn nuôi, thiết lập quy chế quản lý chuỗi và chất lượng sản phẩm trên cơ sở tổng hợp các kinh nghiệm chăn nuôi thực tế và các nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chăn nuôi lợn. Đây cũng là tiền đề quan trọng để HTX Hoàng Long xây dựng thương hiệu sản phẩm.
Công tác đào tạo, tập huấn, hội thảo về các giải pháp xây dựng chuỗi của Dự án đã giúp lãnh đạo HTX Hoàng Long thay đổi nhận thức đáng kể từ có có được nền tảng lý luận nhất định về công tác phát triển chuỗi; Kết nối nguồn hỗ trợ từ Dự án LIFSAP thành phố Hà Nội để giúp HTX đầu tư cơ sở giết mổ đảm bảo an toàn thực phẩm với công suất giết mổ 50 con/ ngày (thời điểm 2016), đây là điều kiện quan trọng để HTX tự tin ký kết các hợp đồng cung cấp sản phẩm với sản lượng lớn, cũng như tạo tiền để để HTX đầu tư nâng cấp cơ sở giết mổ hiện đại theo tiêu chuẩn Châu Âu, đáp ứng tốt các yêu cầu khắt khe về ATTP (thời điểm 2019); Kết nối nguồn hỗ trợ từ Dự án VIP do Cục Chăn nuôi triển khai để HTX nhận được sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia hàng đầu về an toàn thực phẩm của Hà Lan trực tiếp tư vấn HTX các phải pháp đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ, chế biến sản phẩm thịt lợn.
Hàng năm, tổ chức 2 lần hỗ trợ phân tích mẫu thức ăn, nước uống sử dụng trong chăn nuôi, mẫu nước của cơ sở giết mổ nhằm kiểm chứng các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chăn nuôi để có các tư vấn, hướng dẫn phù hợp với các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi.
Chăn nuôi lợn tại HTX Hoàng Long
Thiết kế và in 400.000 nhãn nhận diện các sản phẩm A-Z nhằm giúp người tiêu dung nắm rõ thông tin về sản phẩm. Công tác xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm: Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội, các cơ quan thông tấn báo chí của Trung ương và Hà Nội xây dựng các Chuyên đề tuyên truyền về chuỗi cũng như quảng bá thương hiệu “Thực phẩm A-Z”.
Thiết kế và in 5.000 tờ rơi giới thiệu quảng bá sản phẩm của chuỗi đến người tiêu dùng và các đối tác thương mại. Tham gia khoảng 20 cuộc trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các Hội chợ do Sở Nông nghiệp, Sở Công thương, Liên minh HTX, Hội Nông dân tổ chức. Tổ chức trên 20 đoàn tham quan cho khoảng 1.000 lượt người tiêu dùng là Hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố và một số đối tác thương mại tham quan trực tiếp thực tế sản xuất tại Hợp tác xã, qua đó đã giúp người tiêu dùng hiểu rõ hơn về các hoạt động xây dựng chuỗi của Hợp tác xã.
Trong 05 năm, Dự án đã hỗ trợ HTX đầu tư các trang thiết bị thiết yếu phục vụ bảo quản và trưng bày sản phẩm của chuỗi tại 03 điểm bán và giới thiệu sản phẩm.Hỗ trợ xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc bằng mã QR code nhằm giúp người tiêu dùng yên tâm khi lựa chọn sản phẩm của chuỗi.
Bố trí cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, đốn đốc các hộ chăn nuôi tham gia chuỗi tuân thủ tốt các quy trình sản xuất, đồng thời ghi nhận kịp thời các khó khăn vướng mắc để đề xuất phương án giải quyết.
Một số thành quả chính của chuỗi
Tại khâu chăn nuôi
Hợp tác xã đang áp dụng quy trình chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAP và áp dụng triệt để các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học theo QCVN 01 – 14: 2010/BNNPTNT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi an toàn sinh học được ban hành theo Thông tư số 04/2010/TT-BNNPTNT ngày 15/01/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; HTX đã được cấp chứng nhận VietGap và chứng nhận Cơ sở an toàn dịch bệnh (đối với bệnh Lở mồm long móng và Dịch tả lợn cổ điển); Đã tự chủ được 90% thức ăn chăn nuôi từ quá trình tự sản xuất thức ăn sinh học tại trang trại, giúp quản lý tối đa chất lượng sản phẩm thông qua thức ăn chăn nuôi, giảm sự lệ thuộc vào các Công ty sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh;
Giống lợn HTX đang sử dụng phần lớn là giống lợn Gen + có năng suất sinh sản cao, tỷ lệ thịt xẻ lớn (đến nay, đây vẫn là một trong những giống lợn cao sản chất lượng và thịnh hành nhất thế giới).
Trang trại chăn nuôi của HTX Hoàng Long còn được các chuyên gia Canada đánh giá là trại kiểu mẫu với thiết kế tối ưu và đồng bộ từ khu vực chăn nuôi đến khu vực xử lý chất thải không hề thua kém với chuồng trại tại các nước có ngành chăn nuôi phát triển, đặc biệt là trong việc xử lý mùi hôi từ chuồng trại.
Từ lâu, Hoàng Long được coi như trại chăn nuôi điển hình của Thành phố Hà Nội, hàng năm tiếp đón hàng trăm lượt hộ chăn nuôi trong và ngoài Thành phố Hà Nội đến tham quan học tập.
Tại khâu giết mổ, sơ chế, chế biến, đóng gói và bảo quản sản phẩm
HTX đã đầu tư được Nhà máy giết mổ, sơ chế, chế biến, đóng gói theo công nghệ của Đan Mạch với công suất giết mổ 50 con/ giờ; với đầy đủ điều kiện sản xuất thịt mát, thịt cấp đông theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12429:2018 về thịt mát. Sản phẩm của chuỗi đa đạng về chủng loại từ thịt lợn mát chưa qua chế biến đến các sản phẩm chế biến sâu từ thịt lợn. Hiện nay HTX đang sản xuất thường xuyên 13 sản phẩm chế biến mang nhãn hiệu “A-Z” như giò chả, xúc xích, thịt hun khói, nem chua… với đầy đủ các giấy chứng nhận về sản phẩm, cũng như tem nhãn nhận diện và truy xuất được nguồn gốc.
Tại khâu tiêu thụ sản phẩm
Hiện nay, mô hình chuỗi của HTX đã xây dựng được hệ thống phân phối qua 5 cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm tại các quận nội thành Hà Nội, 30 bếp ăn Nhà trẻ, Mẫu giáo tại huyện Thanh Oai và một số chuỗi siêu thị trên địa bàn Hà Nội. Hàng ngày, HTX đang cung cấp ra thị trường khoảng trên dưới 02 tấn thịt lợn mát và trên dưới 0,5 tấn sản phẩm chế biến từ thịt lợn.
Định hướng hoạt động của HTX Hoàng Long trong thời gian tới
– Kiên định với chiến lược xây dựng Chuỗi sản xuất và cung cấp khép kín đảm bảo an toàn thực phẩm.
– Phát triển thêm chuỗi sản xuất và cung cấp sản phẩm thịt bò và các sản phẩm trồng trọt theo mô hình chuỗi thịt lợn đang có.
– Không ngừng cải tiến, nâng cấp công nghệ trong chăn nuôi và chế biến sản phẩm chăn nuôi.
– Đầu tư hoàn thiện hệ thống xử lý chất thải hiện nay thành nhà máy chế biến phân hữu cơ để phục vụ cho các vùng sản xuất rau an toàn của thành phố và giảm tối đa tác động bất lợi đến môi trường.
Nguyễn Trọng Long
Giám đốc HTX Hoàng Long
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, Nguyễn Huy Đăng cho biết, từ kết quả của HTX Hoàng Long, Sở NN&PTNT sẽ tiếp tục chỉ đạo Trung tâm phát triển nông nghiệp cũng như các đơn vị quản lý nông nghiệp và sự nghiệp trực thuộc tăng cường công tác hướng dẫn, tư vấn, kết nối chính sách để nhân rộng mô hình chuỗi khép kín từ mô hình chuỗi thực phẩm A-Z. Trong thời gian tới, Sở NN&PTNT sẽ chỉ đạo đẩy mạnh công tác, hỗ trợ tư vấn các tổ chức cá nhân lập dự án, kế hoạch liên kết theo Nghị định 98/2018/NĐ-CP về hỗ
trợ liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời xây dựng chuỗi chăn nuôi với chương trình mỗi xã một sản phẩm và chương trình nông thôn mới để tạo việc làm và thu nhập cao đối với doanh nghiệp, HTX, hộ chăn nuôi. Từng bước xây dựng được thương hiệu sản phẩm, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm chăn nuôi của Thủ đô.
- HTX Hoàng Long li>
- Canada li> ul>
- 529 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn đối với bệnh Dịch tả heo Châu Phi
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
Tin mới nhất
T7,23/11/2024
- Ký kết hợp tác giữa Hội Chăn nuôi Việt Nam và Hiệp hội Thương nhân thịt Singapore
- Ảnh hưởng của chất béo đến năng suất, chất lượng và thành phần axit béo của trứng
- Nhập khẩu lúa mì 10 tháng đầu năm 2024 tăng cả lượng và kim ngạch
- Quảng Ninh: Móng Cái chủ động phòng dịch cho đàn vật nuôi
- Nhập khẩu thịt heo có thể tăng trở lại vào quý IV
- Có hiện tượng một số doanh nghiệp chăn nuôi lớn tiêu thụ gia súc nhiễm dịch bệnh
- Hiệu quả từ các hầm biogas trong chăn nuôi trong hành trình giảm 30% phát thải khí mê – tan
- Sản lượng thịt lợn của Trung Quốc giảm trong bối cảnh nhu cầu yếu
- Nhập khẩu đậu tương 10 tháng đầu năm 2024 trị giá gần 935,84 triệu USD
- Tập đoàn Mavin: 02 trang trại heo đạt tiêu chuẩn toàn cầu Global GAP (phiên bản S.L.P)
- Hiệu quả từ nuôi vịt xiêm trên sàn lưới
- 147 nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi hàng đầu thế giới năm 2023: New Hope chiếm giữ vị trí số 1
- Một số ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi
- Nghiên cứu mới giúp gà thả vườn tăng cân, giảm nhiễm bệnh
- Hiệu quả liên kết chăn nuôi gia cầm theo hình thức gia công
- Quy trình nuôi dưỡng và chăm sóc heo thịt
- Các quy trình ngoại khoa trên heo con và những vấn đề cần lưu ý
- Bệnh Dịch tả heo châu Phi: Làm tốt An toàn sinh học đến đâu, rủi ro bệnh càng thấp tới đó!
- Quy trình xử lí chuồng trại sau khi bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
- Bệnh gạo lợn: Những điều cần biết
Bình luận mới nhất